Bánh răng khởi động tách ra khỏi vành răng bánh đà chậm sau kh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.0 (Trang 45)

động và có tiếng ồn không bình thường khi khởi động.

Nguyên nhân là do kẹt lõi sắt của rơle ly hợp một chiều hỏng hoặc kẹp trên trục roto, nặng gạt yếu.

Khe hở ăn khớp của bánh răng khởi động và vành răng bánh đà quá lớn Kiểm tra ly hợp máy khởi động.

Hình 3.8: Bánh răng chủ động.

Quay bánh răng chủ động theo chiều kim đồng hồ và kiểm tra quay tự do của chúng. Thử quay theo chiều ngược lại và kiểm tra nó xem có bị khóa không.

Nếu cần ta có thể thay ly hợp máy khởi động . 3.3.4. Tìm Pan trên từng chi tiết.

Các triệu chứng hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục:

a, Máy khởi động không quay (không có tiếng kêu của công tắc từ).

-Căn nguyên:

+ Công tắc có thể bị pan. + Động cơ có thể bị pan. * Kiểm tra công tắc từ: + Chế độ hút

+ Chế độ giữ

- Nguyên nhân: Hở mạch công tắc từ hoặc piston bị kẹt. -Cách khắc phục: Thay thế công tăc từ.

-Nguyên nhân:

+ Bề mặt cổ góp bị rỗ. + Chổi than quá mòn. + Hở mạch trong phần ứng.

+ Hở mạch trong cuộn dây kích (piston không được hút vì không có dòng qua cuộn hút).

- Cách khắc phục: Sửa chữa hoặc thay thế phần bị hư.

b,Máy khởi động không quay (có tiếng kêu của công tắc từ ).

-Căn nguyên :Do còn nghe tiếng công tắc từ hoạt động nên cuộn hút và cuộn giữ còn tốt

- Phương pháp kiểm tra:

+ Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của tiếp điểm chính khi đóng, kiểm tra xem điện áp tới cọc M và C có như nhau khi bắt đầu cấp điện cho máy khởi động kể cả đầu 50.

+ Kiểm tra cách điện của các chi tiết bên trong động cơ điện (tháo và kiểm tra).

-Nguyên nhân: + Hư công tắc từ.

+ Cuộn kích bị chạm ra vỏ + Phần ứng bị chậm ra vỏ

+ Hư lớp cách điện giữa chổi than và giá giữ. -Cách khắc phục: Thay thế.

c, Máy khởi động quay chậm.

-Căn nguyên: Nguyên nhân Pan ở phần cơ và phần điện. -Phương pháp kiểm tra:

+ Máy khởi động đang khoá kiểm tra ly hợp một chiều có bị trượt hay

+ Rà máy khởi động và kiểm tra các phần bên trong Phần cơ của motor điện: Ổ lăn tiếp xúc giữa phần ứng và cực từ.

-Cách khắc phục: Thay thế.

d,Động cơ không nổ mặc dù máy khởi động quay

-Căn nguyên: Do đề còn tốt nên mạch điện của nó không bị hỏng, khả năng Pan ở phần truyền động cơ khí.

-Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra sự trượt của ly hợp một chiều trong thử nghiệm chế độ hãm chặt.

-Nguyên nhân: + Ly hợp bị trượt.

+ Bánh răng bendix không vào khớp với vòng răng bánh đà. -Cách khắc phục:

+ Thay thế ly hợp một chiều. + Thay đòn dẫn động.

e, Tiếng kêu lạ.

- Căn nguyên: Chắc chắn có Pan về cơ.

- Phương pháp kiểm tra: Rà máy khởi động và kiểm tra từng chi tiết. - Nguyên nhân:

+ Vòng bi bị xước hoặc rỗ. + Ống lót bị mòn.

+ Trục rotor bị đảo.

 Thay vòng bi và ống lót

+ Đỉnh răng của bánh răng bendix bị mòn.

 Thay bánh răng bendix.

+ Ly hợp một chiều bị kẹt. + Khớp xoắn ốc khó trượt.

 Thay ly hợp.

f, Tiếng kêu lạch cạch.

-Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra công tắc từ, tháo cọc C và kiểm tra thông mạch giữa cọc 50 và vỏ.

- Nguyên nhân: Hở mạch cuộn giữ piston được cuộn hút kéo vào nhưng sau đó bị trả lại vì dòng điện không qua cuộn hút nữa khi tiếp điểm đóng gây ra tiếng kêu lạch cạch liên tục.

- Cách khắc phục: Thay công tắc từ.

3.4. Quy trình thóa lắp máy khởi động

Quy trình sửa chữa máy khởi động gồm 6 bước: tháo – tháo rời – kiểm tra – lắp ráp – thử – lắp.

a, Tháo.

- Tháo cực âm của bình ắc-quy.

- Tháo đế máy gồm: tháo nắp bảo vệ và ngăn mạch, tháo đai ốc bắt cáp đến máy, tháo giắc nối của đế máu và tháo đế máy.

Hình 3.9: Tháo cực âm của ắc quy

b,Tháo rời.

- Tháo cụm công tắc từ gồm: tháo công tắc từ và cần dẫn động. - Tháo cụm stato gồm: tháo stato, lắp sau và vỏ nắp máy.

- Tháo lò xo chổi than. - Tháo cụm roto.

Hình 3.10: Tháo rời máy khởi động

c, Kiểm tra.

- Kiểm tra cụm roto máy đề: quan sát bằng mắt xem cuộn dây roto và cổ góp xem có bị bẩn hay không. Nếu bẩn và cháy sẽ khiến máy đề hoạt động không đúng. Nếu bẩn, hãy vệ sinh cụm roto bằng chổi và khăn.

- Kiểm tra thông mạch và cách điện của roto: dùng đồng hồ điện để kiểm tra cách điện giữa cổ góp, lõi roto và thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ góp.

- Kiểm tra độ đảo của hướng kính, đường kính ngoài và độ sâu của rãnh cổ góp.

- Kiểm tra cuộn cảm: dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra thông mạch giữa các dây dẫn chổi than và dây dẫn, cách điện giữa chổi than và phần cảm.

- Kiểm tra chổi than: vệ sinh sạch và kiểm tra bằng thước kẹp.

- Kiểm tra cụm ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra khớp nối một chiều có ở trạng thái hãm hay không.

- Kiểm tra cụm công tắc từ.

- Kiểm tra thông mạch của công tắc từ: dùng đồng hồ đo

d,Lắp ráp.

- Lắp cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm. - Lắp cụm rô to máy đề.

- Lắp lò xo chổi than máy đề.

- Lắp cụm stato máy đề gồm vỏ máy đề, nắp sau và stato máy đề. - Lắp cụm công tắc từ máy đề gồm công tắc từ và cần dẫn động.

Hình 3.11: Lắp ráp lại máy khởi động

e, Thử.

-Cấp điện trực tiếp từ ắc quy vào để kiểm tra các chức năng: chức năng kéo và giữ. Kiểm tra khe hở bánh răng chủ động, chức năng đàn hồi bánh răng chủ động và thử không tải.

f, Lắp.

-Lắp máy đề

-Nối cáp âm của ắc quy

3.5. Bảo dưỡng hệ thống.

3.5.1. Máy khởi động.

STT Chi tiết Hư hỏng, sửa chữa

1 Rôto

- Cuộn dây rôto bị đứt thìphải hàn lại - Cuộn dây chạm mát với trục thì phải thay

- Cuộn dây chạm thì phải thay rôto hoặc sửa chữa , lót lại chỗi bị chập.

2 Cổ góp

- Bị cháy rám, nếu bị cháy rám nhẹ thì dùng giấy nhám mịn đánh lại

- Bị tróc rỗ nhiều thì tiện lại trên máy tiện

- Cổ góp mòn ít thì dùng giấy nhám đánh lại. Nếu mòn nhiều hoặc mòn không đều thì đưa lên máy tiện tiện lại hay thay thế cổ góp mới.

- Cách điện giữa các phiến góp nhô cao ta dùng lưỡi cưa cắt lại rồi làm sạch.

3 Stato

- Cuộn dây kích từ bị đứt cho phép hàn lại bằng thép nhưng phải kẹp chặt.

- Cuộn dây chạm mát thì lót cách điện chỗ làm mát và tẩm sơn cách điện lại hoặc thay thế khung từ.

- Cuộn dây chạm mát do lớp Êmay vá với sợi bọc cách điện hỏng thì thay thế hoặc quấn lại lớp cách điện và tẩm sơn lại.

4 Chổi

than

- Chổi than bị mòn nứt vỡ do ma sát. Nếu độ dài chổi than ngắn hơn độ dài tiêu chuẩn thì phải thay mới.

5 chổi than Lò xo

- Lực ép lò xo chổi than phải đúng quy định, nhỏ hơn thì phải thay mới.

6 Giá đỡ

chổi than

- Giá đỡ chổi than bị cháy xám thì phải thay cách điện mới.

7 Rơle kéo

- Cọc tiếp điểm, đồng xu bị cháy dùng giấy nhám đánh sạch.

- Cuộn hút và cuộn giữ bị đứt, chạm mát thì phải thay rơle mới hoặc quấn lại.

8 Vòng bi - Vòng bi bị mòn kẹt tì thay mới.

9 Khớp 1

chiều -Khớp một chiều mòn hỏng thì thay mới.

10

Bánh răng khởi động

-Bị mòn nhiều thi thay mới.

Bảng 2: Bảo dưỡng sửa chữa các chi tiết của máy khởi động

3.5.2. Ắc quy ST ST

T Hư hỏng Bảo dưỡng, sửa chữa

1 Nứt, vỡ vỏ, nắp các cực ra và đầu nối các tấm bản cực dương bị ăn mòn, tấm cực bị sunfat hóa, tự phóng điện.

Làm sạch sơ bộ. Nếu vỏ có khe hở nứt ở các gân và ở các góc không quá 3 mm và tiết diện không quá 2cm2, thì ta chát đầy bằng chất dẻo các ngăn phải được rửa sạch bằng sunfat sau đó phơi khô.

Bảng 3: Bảo dưỡng sửa chữa ắc quy.

3.5.3. Rơle khởi động. ST ST

T Hư hỏng Bảo dưỡng, sửa chữa

1

Tiếp điểm của rơle khởi động bị cháy rỗ không tiếp xúc với nhau

Mở nắp rơle khởi động ra dùng dấy nhám đánh 2 bề mặt của tiếp điểm. Yêu cầu phẳng nhẵn hai bề mặt tiếp xúc điện tốt.

2

Cuộn dây của rơ le khởi động bị cháy hoặc đứt.

Quấn lại cuộn dây hoặc thay mới.

3 Rơ le không làm việc

do ắc quy hết điện

Kiểm tra dung dịch axit và nạp lại điện cho ắc quy bằng máy nạp chuyên dùng.

3.6. Kiểm tra tổng thể khi sửa chữa.

3.6.1. Khảo nghiệm máy khởi động .

Sau khi sửa chữa lắp ghép và điều chỉnh cần khảo nghiệm máy khởi động để biết tình trạng kĩ thuật của nó.

- Yêu cầu máy khởi động quay đều dặn không có tiếng kêu va đập cơ khí. - Dòng điện lớn, mômen xoắn hoặc số vòng quay nhỏ, điện áp acquy thấp thì rôto quá chặt hoặc ngắn mạch giữa rôto và cuộn kích từ.

- Dòng điện, mômen xoắn, hoặc số vòng quay nhỏ, điện áp acquy . - Dòng điện, mômen xoắn, điện áp acquy đều thấp do acquy hỏng. - Khi thử nghiệm lực xoắn mà rôto vẫn quay thì khớp nối bị trượt.

- Nếu không có điều kiện thử nghiệm thìcho máy khởi động chạy không tải rồi so sánh với máy khởi động còn tốt.

3.7.2. Kiểm tra ắc quy.

*Kiểm tra độ sụt áp acquy.

Hình 3.13: Dùng đồng hồ vạn năng đo độ sụt áp của ắc quy

Để kiểm tra độ sụt áp dòng điện khởi động ta dùng đồng hồ V/M. Đấu V kế song song với máy khởi động. Bình thường nếu bình điện tốt, điện áp đảm bảo thì khi khởi động động cơ dòng điện tụt xuống còn khoảng 10-11(V).

-Nếu điện áp đo được dưới 9V thì hư hỏng do cá cuộn dây máy khởi động, rơle đóng mạch khởi động bị chập với vòng dây.

- Nếu điện áp đo được không thay đổi hay thay đổi rất nhỏ và đồng thời máy khởi động không quay thì cổ góp, chổi than bị hỏng, tiếp điểm đóng mạch bị cháy .

* Bình thường khi khởi động bánh răng khởi động chạy vào ăn khớp với bánh đà làm cho động cơ quay với số vòng quay 150- 350 v/p.

Cho động cơ chạy ở chế độ không tải nếu không có điều kiện thử nghiệm Acquy phải đủ điện áp. Máy khởi động tốt thìthông số phải đạt I<90A ở điện áp 11, (V).

3.7.3. Kiểm tra rơle khởi động.

Hình 3.14: Kiểm tra thông mạch rơle.

Rơle khởi động là một rơle 4 chân dùng để đóng mạch khởi động đẫn điện vào cục 50 của máy khởi động.

-Kiểm tra rơle khởi động.

+ Kiểm tra sư thông mạch giữa cực E vàcực ST.

+ Kiểm tra sự không thông mạch giữa cực B va cực MG. -Kiểm tra sự hoạt động của rơle.

+ Cắm acquy vào chân S và chân E.

+ Kiểm tra sự thông mạch giữa chân B vàchân MG. Nếu thông mach thì rơle vẫn còn tốt vẫn sử dụng được. Còn nếu chân B và chân MG không thông mạch thì rơle đã bị hỏng.

- Sửa chữa rơle: - Rơle hỏng thay mới.

KẾT LUẬN

Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô.

Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu Đề tài về Hệ thống Khởi động trên xe Toyota Camry 2.0, nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống trên xe TOYOTA. Kiến thức trong Đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan hệ thống nạp và khởi động; Cấu tạo và nguyên lý làm việc; Hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục và kiểm tra hệ thống. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.

Trong quá trình thực hiện Đề tài này tôi đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết về sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe TOYOTA.

Mặc dù thời gian thực hiện Đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong Khoa Công nghệ ô tô cùng bạn bè. Đến hôm nay tôi đã hoàn thành Đề tài tốt nghiệp của mình. Trong Đề tài này tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để Đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022 Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Hoàng Đình Long - Giáo trình Kỹ thuật sữa chữa ô tô - Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

[2] Kỹ thuật sữa chửa Điện Ô tô hiện đại.

[3] Châu Ngọc Thạch, Nguyễn Thành Chí- Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện

trên xe ô tô- Nhà xuất bản Trẻ.

[4] Nguyễn Oanh- ô tô thế hệ mới Điện ô tô - Nhà xuất bản Giao Thông Vận

Tải.

[5] Phần mềm tra cứu mạch điện xe ô tô- Mitchell Ondemand5

[6] Phần mềm chương trình đào tạo kỳ thuật viên Toyota.

[7] Phần mềm chương trình điện - Trường ĐHSPKT TPHCM.

[8] https://toyotabenthanh-samco.com/n/313-lich-su-hinh-thanh-va-phat- trien-cua-toyota-co-the-ban-chua-biet.html

[9] https://tailieuoto.vn/do-an-khai-thac-he-thong-khoi-dong-tren-dong-co-o- to-toyota/

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.0 (Trang 45)