Hoạt động hệ thống điều khiển chùm tia sáng cao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÈN PHA THÔNG MINH TRÊN XE MAZDA HIỆN ĐẠI (Trang 55 - 62)

Hình 2.29 Sơ đồ mạch điện của camera cảm biến

FSC được cấp nguồn B+ tại chân I và giao tiếp với các hộp thông qua hệ thộng mạng HS-CAN ở chân E và C, nó được cấp mát vào chân A.

2.2.2.1 Hoạt động thay đổi chùm tia sáng thấp:

Điều kiện hoạt động:

Hình 2.30 Sơ đồ khối của hệ thống HBC

+ Với công tắc đèn ở vị trí AUTO và HI và khi bật đèn pha, đèn pha được chuyển sang các chùm sáng thấp khi bất kỳ điều kiện nào sau đây được đáp ứng:

+ Xe sắp tới, xe ở phía trước, điều kiện đường thành phố sáng ánh sáng ít

+ Tốc độ xe là 20 km/h hoặc ít hơn.

Khi camera cảm biến phía trước (FSC) nhận ra vật thể phát sáng (phương tiện sắp tới, hoặc phát hiện tốc độ xe từ 20 km/h trở xuống, nó sẽ chiếu đèn pha thấp tín hiệu yêu cầu chuyển đổi chùm tia tới mô-đun điều khiển thân trước (BCM).

Khi mô-đun điều khiển thân trước (BCM) nhận được tín hiệu yêu cầu chuyển đổi chùm sáng thấp từ camera cảm biến phía trước (FSC), nó sẽ tắt rơle đèn pha HI.

Khi rơle đèn pha HI tắt, năng lượng cho điện từ chùm cao bị cắt và thanh chắn bóng hoạt dựng lên. Khi đó, ánh sáng chùm cao bị chặn và chỉ có ánh sáng chùm thấp được chiếu sáng.

2.2.2.2 Hoạt động thay đổi sang chùm tia sáng cao

Điều kiện hoạt động của chùm sáng cao:

+ Nếu tốc độ xe là 30 km/h trở lên và các phương tiện sắp tới, xe phía trước hoặc đèn đường không được nhận dạng.

Khi xe sắp tới:

- Nếu một chiếc xe sắp tới được nhận ra khi di chuyển ra khỏi phạm vi camera, camera cảm biến phía trước (FSC) sẽ gửi tín hiệu yêu cầu chuyển đổi chùm đèn pha cao tới mô-đun điều khiển thân trước (BCM).

- Khi mô-đun điều khiển thân trước (BCM) nhận được tín hiệu yêu cầu chuyển đổi chùm đèn pha cao từ camera cảm biến phía trước (FSC), nó sẽ bật rơle đèn pha HI.

- Khi rơle đèn pha HI bật, điện từ chùm cao được cung cấp năng lượng và thanh chắn bóng đổi chiều.

Do đó ánh sáng chùm cao bị chặn được chiếu sáng về phía trước và đèn pha chuyển sang chùm sáng cao.

• Nguyên lý hoạt động:

Ở chế độ Auto, tín hiệu vị trí công tắc được bộ START STOP UNIT gửi từ chân 1X vào chân 2W màu xanh lá của hộp BCM, BCM nhận tín hiệu từ FSC và thực hiện chiếu sáng ở các chế độ phù hợp:

+ Chế độ HI: Dòng điện đi từ (+) ắc quy vào hộp Relay and fuse box đi vào HEAD LIGHT LO RELAY kết hợp với hộp FBCM xuất (-) làm đóng công tắc > bộ DISCHARGE HEADLIGHT CONTROL MUDULE hoạt động cấp năng lượng cho chùm tia sáng cao đồng thời (+) ắc quy đi vào cầu chì (H/L HI 20A) do FBCM cấp (-) qua chân 2x và E lên soleniod hoạt động chùm tia sáng cao và thấp đều hoạt động

+ Chế độ LOW: Dòng điện đi từ (+) ắc quy vào hộp Relay and fuse box đi vào HEAD LIGHT LO RELAY kết hợp với hộp FBCM xuất (-) làm đóng công tắc > bộ DISCHARGE HEADLIGHT CONTROL MUDULE hoạt động ngừng cấp

năng lượng cho chùm tia sáng cao đồng thời (+) ắc quy đi vào cầu chì (H/L HI 20A) và FBCM không cấp mát nền soleniod không hoạt động chùm tia sáng cao bị ngăn và chùm tia sáng thấp hoạt động

Ở chế độ LOW và HI hoạt động khá giống nhưng do sự điều chỉnh của người lái không dựa vào tín hiệu cảm biến

Kết luận chương II: trong chương số 2 em đã nêu nguyên lý, cấu tọa và

hoạt động của hệ thống đèn thông minh trên dòng xe hiện đại. Cấu tọa hệ thống gồm có sự kết hợp của các công nghệ Adaptive Front Lighting System, High beam control, Headlight auto leveling system. Ngoài ra em còn đưa ra các sơ đồ mạch điện trên các xe Mazda 6.

CHƯƠNG III - MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG THÔNG MINH BẰNG ADUINO UNO R3

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÈN PHA THÔNG MINH TRÊN XE MAZDA HIỆN ĐẠI (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)