Dãy “L” số 1, phanh bằng động cơ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thi công mô hình hộp số tự động toyota a343f đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 59 - 60)

Khi xe đang chạy ở số 1 với cần chon số ở vị trí “L”, ngoài các cơ cấu hoạt động khi xe đang chạy ở số 1 với cần chọn số ở vị trí “D” hay “2”(có nghĩa là ly hợp số tiến (C1), khớp một chiều (F2) cùng hoạt động) thì phanh số lùi (B3) cũng hoạt động. Điều đó tạo nên quá trình phanh bằng động cơ.

Dòng truyền công suất khi hộp số đang dẫn động các bánh xe với cần số ở vị trí “L” giống như khi cần số ở vị trí “D”. Chuyển động quay của bánh răng chủ động trung gian được truyền từ trục trung gian đến bánh răng bao bộ truyền hành tinh sau làm cho cần dẫn của bộ truyền hành tinh sau có xu hướng quay theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời trước và sau. Vì cần dẫn của bộ truyền hành tinh sau bị khóa bởi khớp một chiều F2, phanh (B3) làm các bánh răng hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ kéo theo các bánh răng mặt trời trước và sau quay theo chiều ngược kim đồng hồ. Kết quả là các bánh răng hành tinh trước quay theo chiều kim đồng hồ quanh bánh răng mặt trời trước và sau, đồng thời cũng quay quanh trục của nó theo chiều kim đồng hồ, do vậy truyền chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ đến bánh răng bao trước và trục sơ cấp. Cùng lúc này chuyển động quay của bánh răng chủ động trung gian làm cho cần dẫn trước, bánh

47 răng bao trước và trục sơ cấp quay theo chiều kim đồng hồ trong khi bánh răng hành tinh trước cũng quay theo chiều kim đồng hồ.

Nhưng khi xe đang giảm tốc ở số 1 với cần chọn số ở vị trí “D” hay “L”, khớp một chiều (F2) không ngăn cần dẫn sau quay theo chiều kim đồng hồ, do vậy cần dẫn sau quay trơn và không xảy ra phanh bằng động cơ.

Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng hành tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục của nó. Do tốc độ quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0) (quay cùng một khối với bánh răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay vành ngoài của khớp (F0) đang quay cùng với cần dẫn của số truyền tăng khi (F0) bị khóa. Mặt khác, cần dẫn và bánh răng mặt trời số truyền tăng được nối bằng ly hợp số truyền tăng (C0). Do vậy, cần dẫn số truyền tăng và bánh răng mặt trời sẽ quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng với bánh răng bao. Kết quả là bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối cứng.

Hình 3. 30: Mô hình hoạt động ở dãy “L” số 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thi công mô hình hộp số tự động toyota a343f đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)