Bầu trợ lực phanh (trợ lực chân không)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thi công hệ thống điều khiển mô hình phanh ABS đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 27 - 28)

Bầu trợ lực phanh khuếch đại lực tác dụng khi đạp chân phanh, và làm giảm lực cơ học để vận hành chúng. Hầu hết các hệ thống phanh ô tô các bầu trợ lực luôn kết hợp với xy- lanh chính.

Tính năng của trợ lực phanh thay đổi phụ thuộc vào kích thước diện tích tác dụng của chân không và áp suất khí quyển. Diện tích này lớn hơn sẽ có lực lớn hơn. Bình thường trợ lực phanh sẽ khuếch đại lực phanh lên từ 2 – 4 lần.

Hình 3.5. Cấu tạo của bầu trợ lực chân không.

1,2. Van một chiều: 3 Vỏ bầu trợ lực: 4 Cổng chân không nối với cổ góp nạp: 5 Màng cao su: 6 Đĩa kim loại

Nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực chân không

Khi không đạp phanh. Đường chân không (4) của bầu trợ lực được nối thông với cổ góp nạp của động cơ xăng hay bơm chân không của động cơ diesel trên ô tô, khi động cơ nổ máy lực chân không sẽ được tạo ra và hút màng cao su (5) và đĩa kim loại (6) luôn có xu hướng về phía trước (vì vậy khi nổ máy ta đạp bàn đạp phanh sẽ thấy nhẹ hơn khi không nổ máy).

Ở trạng thái bình thường khi không đạp phanh thì van (1) đóng và van (2) mở, áp suất buồng (a) và (b) cân bằng nhau và bằng áp lực chân không tạo ra ở cổ góp nạp.

Khi đạp phanh. Lúc này van (1) được mở ra buồng (a) có áp suất bằng áp suất khí quyển bên ngoài còn van (2) đóng lại làm cho áp suất buồng (a) và (b) có sự chênh lệch

21 (áp suất buồng (b) là áp suất chân không còn áp suất buồng (a) là áp suất khí quyển) lực chân không có xu hướng kéo màng (5),(6) về phía trước (phía có ống chân không) do vậy khi phanh có cảm giác nhẹ hơn.

Khi nhả phanh. Dưới tác dụng của lò xo hồi vị sẽ làm cho màng (5), (6) trở về vị trí ban đầu, van (1) đóng, van (2) mở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thi công hệ thống điều khiển mô hình phanh ABS đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)