kế tạo dáng CN
Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào việc bố trí chung các cơ cấu hệ thống của sản phẩm, tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa là không thay đổi được bố trí chung khi cần thiết.
Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp phải bám sát kết cấu, không tạo dáng bằng những kết cấu trang trí không có công dụng, luôn tận dụng “vẻ đẹp công nghiệp” vốn có của kết cấu.
Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp không làm ảnh hưởng đến công dụng, chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp cần phải đảm bảo mối quan hệ giữa “Người – Sản phẩm”.
2.4.2 Nguyên tắc thiết kế giao diện người dùng
Thiết kế giao diện người dùng phải dựa trên bốn nguyên tắc sau: - Thiết kế rõ ràng, đơn giản, thống nhất
- Tránh mọi thành tố gây mơ hồ
- Tránh những tương tác không được kỳ vọng, gây nhiễu - Thiết kế hành trình người dùng ngắn gọn, thuận tiện nhất
Ở nguyên tắc Thiết kế rõ ràng, đơn giản, thống nhất, thiết kế phải có bố cục rõ ràng, logic, nội dung phù hợp với mục đích sản phẩm; Những nội dung, thành tố thống nhất về thiết kế, người dùng dễ điều hướng, hiểu cách sử dụng; Đơn giản hóa các thành tố điều hướng (chỉ thể hiện những thành tố điều hướng chính, tránh những nội dung và thành tố không quá cần thiết trên giao diện); Nhóm các nội dung lại với nhau để các thông tin liên quan đến chủ đề trên một giao diện, tránh tách thành nhiều trang; Hạn chế dùng ảnh làm background cho chữ.
Với nguyên tắc thứ hai Tránh mọi thành tố gây mơ hồ, thiết kế nên sử dụng văn bản mô tả ngắn gọn, rõ ràng cùng với icon hoặc CTA (call to action: nút kêu gọi hành động), nếu thêm văn bản gây rườm rà, để tính năng khi chuột vào icon sẽ hiện phần mô tả; Tránh mọi từ ngữ hoặc hình ảnh có thể mang ý nghĩa ẩn dụ.
Nguyên tắc thứ ba Tránh những tương tác không được kỳ vọng, gây nhiễu, thiết kế tránh những nội dung pop-up (banner quảng cáo, video…) không liên quan đến hành trình của người dùng; Mặc định tắt âm thanh trong các autoplay video: tránh âm thanh lớn đột xuất, làm phiền người dùng.
Nguyên tắc thứ tư Thiết kế hành trình người dùng ngắn gọn, thuận tiện
nhất, thiết kế phải đảm bảo người dùng có thể phản hồi nếu gặp khó khăn khi
dùng sản phẩm (nút feedback nên thiết kế để dễ nhìn thấy); Thông báo rõ ràng nếu người dùng mắc lỗi và hướng dẫn cách khắc phục.
2.5 Ứng dụng hiệu ứng thị giác trong thiết kế sản phẩm công nghiệp
2.5.1 Các khái niệm
Khái niệm về thị giác
Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất là sự tồn tại của không gian ba chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác. Trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất. Nhưng để cảm nhận được không gian thì thị giác cần có những điều kiện nhất định như ánh sáng, màu sắc. Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể đó ánh sáng phản xạ đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể. Vậy ta có thể đưa ra khái niệm về thị giác như sau: thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn.
Khái niệm về hiệu ứng
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hiệu ứng là sự biến đổi, chuyển hóa của một trạng thái khi có sự tác động của tác nhân nào đó.
Trong vật lý, một hiệu ứng là một hiện tượng được tạo ra bởi một nguyên nhân cụ thể và kèm theo đó là những biểu hiện cụ thể có thể được thiết lập một cách định tính và định lượng
Như vậy trong nội dung học phần này, ta có thể hiểu khái niệm Hiệu ứng thị giác trong thiết kế tạo dáng, thẩm mỹ như sau: hiệu ứng thị giác là sự thay đổi của thị lực khi có sự tác động của các yếu tố tạo hình (màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục, chất liệu….) và kèm theo đó là những hiệu quả thị giác mang tính thẩm mỹ và nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau.
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng thị giác 2.5.2.1 Đường nét
Như đã trình bày ở nội dung chương 1, trong tạo hình đường nét là yếu tố ổn định nhất, nó là yếu tố cơ bản để tạo ra hình thể. Đường và nét được nghệ sĩ sử
dụng trong một tổ hợp. Sự sắp đặt đó nhằm đạt được mục đích tác động vào cảm giác của người xem và gây một hiệu quả nào đó về thẩm mĩ. Người ta có thể dùng đường nét để mô tả hình dạng cấu trúc, trạng thái của con người, sự vật, thiên nhiên, từ đó truyền cảm trực tiếp đến tình cảm của con người qua thị giác.
Nét có 4 loại sau:
- Nét có nghĩa: là loại nét mà khi thiếu nó sẽ không có ý nghĩa như mong muốn, tín hiệu cần thông tin sẽ mất.
- Nét cấu tạo: là loại nét mà khi thiếu đi một phần của nét ta vẫn nhận ra hình thông qua liên tưởng.
- Nét đa nghĩa: là loại nét mang hai ý nghĩa trở lên
Biểu tượng triển lãm tuần kỳ “Biennal Sydnei” có hai yếu tố cấu thành: 2 chữ B và S và hình ảnh con thiên nga.
- Nét liên tưởng: là loại nét nếu thiếu thì không ảnh hưởng gì nhưng sẽ gây ra cảm giác thiếu, không rõ ràng.
Khả năng biểu hiện của nét được trích từ Landscape Architecture như sau:
Ngoài ra nét còn có thể liên kết các hình với nhau; nét có khả năng xác định hình, khối, không gian.
Đường nét được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, từ thiết kế logo, thiết kế thời trang đến thiết kế giao diện và thiết kế tạo dáng, thẩm mỹ các sản phẩm CN.
Trong thiết kế tạo dáng, thẩm mỹ công nghiệp, đường nét là một trong những yếu tố để xác định hình dạng, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho các sản phẩm.
Đường nét cong cầu kỳ của những chiếc xe oto, cổ điển (Hình a) và những đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn của những chiếc oto thời đại tốc độ cao (Hình b, c)
Trong thiết kế giao diện người dùng, đường nét được dùng để:
• Nhấn mạnh và xác định hình dạng
• Phân biệt header (phần đầu trang) với nội dung, nội dung với footer (phần chân trang)
• Chia trang web thành các cột và dòng thông tin
• Phân định ranh giới hoặc hướng ánh nhìn theo một hướng cụ thể
2.5.2.2 Màu sắc
Màu sắc được ví như con đẻ của ánh sáng. Màu sắc chúng ta có thể nhìn thấy được là do sự cộng hưởng của màu sắc ánh sáng + màu của vật thể + màu của môi trường xung quanh vật thể + màu sắc khí quyển.
Hệ thống màu
Thực tế con người đã tìm ra nhiều hệ màu khác nhau để phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên các hệ màu này không giống nhau nhau. Chủ yếu là do phụ thuộc vào không gian màu của mỗi hệ màu. Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc của tài liệu được thể hiện trên các thiết bị khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiềunguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy ảnh số…); các phần mềm đồ họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác nhau và do thiết bị được chế tạo từ các nhà sản xuất khác nhau; tuổi thọ thiết bị khác nhau…
Một số hệ thống màu cơ bản :
Mô hình màu cộng (hệ màu RGB): Màu cộng là nền tảng của mọi màu sắc,
vì bắt nguồn từ nguyên lý cảm nhận màu của mắt. Võng mạc trong đáy mắt người có những tế bào hình nón nhạy cảm với các màu đỏ (red), lục (green) và lam (blue). Các tế bào này truyền tín hiệu riêng lẻ đến não bộ, ở đó hình ảnh được tổng hợp thành tất cả màu sắc. Ngoài ra còn có tế bào hình que nhạy cảm với các sắc độ sáng tối của màu sắc.
Nguyên lý này được ứng dụng trong công nghệ chế tạo màn hình tivi, màn hình máy vi tính, kỹ thuật video, chiếu sáng… Tất cả các màu nằm trong quang khổ
khả kiến đều có thể được tạo ra bằng cách thay đổi cường độ của 3 ánh sáng: red, green, blue.
Mô hình màu trừ (hệ màu CMYK): Nếu mô hình màu cộng bắt đầu từ màu
đen (một màn hình tivi trống và cộng màu R, G, B để có được màu trắng). Thì ngược lại mô hình màu trừ bắt đầu với màu trắng (một tờ giấy trắng được chiếu bằng ánh sáng trắng và trừ đi màu R,G, B của ánh sáng trắng để có được màu đen). Mô hình này chủ yếu phục vụ trong in ấn. Việc loại bỏ ánh sáng R, G, B được thực hiện bằng việc in chồng các màu mực lam - lục (cyan), đỏ cánh sen (magenta) và vàng (yellow).
Mô hình màu hữu cơ (màu trong hội họa): Mô hình màu này chủ yếu dùng
trong hội họa, lấy ba màu là vàng, đỏ, lam làm màu gốc. Từ ba màu gốc có thể tạo ra các màu khác nhau dựa vào tỷ lệ của các màu. Nếu pha tất cả các màu với nhau sẽ tạo ra màu xám. Đối với hệ màu này có sự khác biệt với hai hệ trên ở chỗ trong khi pha có màu đen và màu trắng để tạo ra nhiều sắc độ màu khác.
Cách sử dụng màu sắc trong tạo dáng và thẩm mỹ trong các sản phẩm công nghiệp
Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% các khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế màu sắc được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Theo một chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment: “Màu sắc chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”.
Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của màu sắc thương hiệu không đơn giản như vậy. Tại sao thương hiệu Coke mang màu đỏ? Thương hiệu UPS lại có màu nâu? Còn IBM là màu xanh da trời? Những ông chủ của những thương hiệu lớn này, hơn ai hết, là những người hiểu rõ nhất việc chọn lựa màu sắc thương hiệu không phải là một quyết định ngẫu hứng.
Ngoài ý nghĩa là yếu tố tác động lên mặt xúc cảm và trong đó thị giác là quan trọng nhất, màu sắc còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc khơi gợi
trí nhớ của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Nó kích thích tất cả những cơ quan cảm xúc và truyền đạ một cách nhanh nhanh nhất thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, đồng thời giúp việc gợi lại tính chất và hình ảnh của sản phẩm được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, khi đi sâu vào khía cạnh tâm lý của màu sắc, thì đây lại là một vấn đề khá phức tạp. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các ngành công nghiệp khác nhau mà màu sắc có những giá trị biểu đạt khác nhau. Trong khi người Anh thích màu xanh non của rau cải thì người Pháp cho đó là màu của sự giả tạo. Một chiếc máy hút bụi tím sẽ dễ dàng được chấp nhận tại Anh, nhưng tại Ý, đó là màu của tang tóc. Vì thế, để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường nước ngoài, nhà sản xuất đôi khi phải thay đổi màu sắc thương hiệu trên cùng một loại sản phẩm.
Không mang tính tuyệt đối, song trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ gần đây, các chuyên gia về phối màu đã đưa ra những gợi ý về ý nghĩa phổ biến nhất của màu sắc trong kinh doanh như sau:
Màu đỏ: đây là màu sắc tác động trực tiếp lên tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim và là nguyên nhân khiến thở nhanh hơn. Nó còn được gọi là màu của chiến tranh và quyền lực. Chính vì vậy mà nó thường được ưu tiên dành cho các nhãn hiệu hàng hóa cao cấp và xe hơi thể thao. Trong thiết kế, màu đỏ giúp thu hút sự chú ý của người dùng, tuy nhiên cũng nên sử dụng ít màu đỏ để tránh các phản ứng tiêu cực. Màu đỏ cũng thường được sử dụng trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống vì màu đỏ giúp kích thích dạ dày, tăng khả năng thèm ăn.
Màu cam: là sự kết hợp giữa màu đỏ pha trộn với sự trẻ trung và sức sống
của màu vàng, màu cam được xem như màu của tính tập thể và rất hợp với thế giới trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của gam màu cam nhẹ hơn sẽ có tác dụng lôi cuốn và mở rộng quy mô thị trường Trong thiết kế, mang đến cảm giác sáng tạo và phiêu lưu, kích thích hành động. Đây cũng là một gam màu nóng, cần cân nhắc để không quá áp đảo.
Màu vàng: trong tự nhiên, màu vàng thường được liên tưởng đến ánh nắng
chói chang của mặt trời. Vì vậy, thông điệp mà nó đưa ra là chủ nghĩa lạc quan, tích cực, là ánh sáng và sự ấm áp. Mọi sắc thái khác nhau của màu vàng đều là động lực kích thích óc sáng tạo và mở ra. Trong thiết kế, màu dễ nhìn thấy nhất, cảm thấy hứng thú, tự tin. Tuy nhiên, quá nhiều màu vàng có thể mang lại phản ứng tiêu cực (lo lắng, sợ hãi).
Màu xanh da trời: có thể được xem như màu của niềm tin, sự tin cậy và an
toàn, được đảm bảo về tài chính. Đây là màu của bầu trời và biển cả nên rất được nhiều người ưa chuộng vì sự trong sáng và mát mẻ. Màu xanh da trời thường được lựa chọn làm màu chủ đạo khi thể hiện logo, biểu tượng hay thương hiệu sản phẩm của các cơ quan tài chính và là đại diện cho một số hình ảnh của nhiều công ty vì thông điệp mà nó mang đến cho khách hàng là sự ổn định và tin tưởng. Nhưng đây cũng là gam màu lạnh, gợi khoảng cách, nỗi buồn, cần giữ ở trạng thái cân bằng. Trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng, màu xanh ít được sử dụng vì sử dụng màu này sẽ gây mất hoặc giảm sự thèm ăn, đói bụng.
Màu tím: màu sắc mang ý nghĩa về sự giàu có, sang trọng, những bộ trang
phục của các vị vua thường có những chi tiết màu tím. Trong thiết kế, màu tím thích hợp trình bày các sản phẩm mang tính sang trọng. Đây cũng là một gam màu cân bằng, ổn định. Tuy nhiên hàm lượng lớn màu tím có thể làm phân tâm người dùng.
Màu hồng: thông điệp mà màu hồng đưa ra phụ thuộc vào độ đậm nhạt của
màu sắc. Màu hồng đậm thể hiện năng lượng, sự trẻ trung, hóm hỉnh và kích động. Nó được xem như rất thích hợp với những sản phẩm không đắt tiền và thuộc về thế giới thời trang của giới trẻ. Trong khi đó sự xuất hiện của màu hồng nhạt khiến người ta liên tưởng tới sự ủy mị, đa cảm. Còn màu hồng phớt lại là biểu tưởng của sự lãng mạn. Vì vậy, trong thiết kế, màu sắc này thích hợp để miêu tả sự nữ tính, trẻ trung. hiệu quả với đối tượng khách hàng là trẻ em gái và phụ nữ trẻ.
Màu nâu: không ngẫu nhiên mà màu nâu được coi là màu của thành công.
tính đơn giản, lâu bền và sự ổn định. Trong thiết kế, màu nâu thích hợp làm màu nền với nhiều sắc thái, từ rất nhạt đến đậm. Sử dụng để thể hiện tính kinh nghiệm và sự đảm bảo.
Màu đen: đây là gam màu sắc cổ điển, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thể
hiện quyền lực. Ngoài ra nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Ngày nay, màu đen hay được sử dụng trong những sản phẩm xa xỉ, đắt tiền và có giá trị. Màu đen còn giúp bộc lộ ra cảm giác trang trọng nên cũng hay được dùng trong các dòng sản