Thiết kế tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương (Trang 74 - 75)

Phần lớn các trường hợp thiết kế, hình dáng vật thể đã phản ánh phần nào những kết cấu chủ yếu của nó, chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm được đánh giá trước hết bằng hình dáng, sau đó là màu sắc. “Dáng” của một sản phẩm công nghiệp được xác định qua những yếu tố chủ yếu:

- Hình khối hình học của sản phẩm

- Tỷ lệ giữa các phần tạo nên hình khối của sản phẩm - Quy luật phân bố kết cấu, các phần của sản phẩm - Sắc thái của sản phẩm

Hình khối của các sản phẩm công nghiệp thường là khối trụ, khối cầu, khối lăng trụ đa diện hoặc là một hình khối tạo thành bởi nhiều hình khối khác nhau. Nguyên tắc của việc kiến tạo hình khối cho sản phẩm là căn cứ vào công dụng, chức năng, tính năng kỹ thuật của nó để tạo dáng cho phù hợp.

Đối với các loại máy công cụ gia công cơ khí (tiện, phay, bào…) việc căn bản là phải tạo cho hình dáng máy có tư thế ổn định, vững chắc.

Thiết kế tạo dáng cho các phương tiện giao thông: chủ yếu là tạo dáng khí động học trong mặt phẳng chuyển động cho chúng, ngoài ra còn phải thỏa mãn yêu cầu về độ cân bằng, độ ổn định. Thiết kế tạo dáng cho các phương tiện giao thông có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong việc tạo cảm giác an tâm, tin tưởng cho người sử dụng. Hình dạng khí động học của oto, máy bay, tàu hỏa và các phương tiện giao thông tốc độ cao khác được khảo sát trong các phòng thí nghiệm khí động học, người ta có thể tìm ra được hệ số cản không khí cho các hình dạng đặc trưng. Nhưng khi thiết kế, người thiết kế phải lựa chọn, điều hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật, đối với xe du lịch thì yêu cầu mỹ thuật được coi trọng hơn…

Thiết kế tạo dáng cho các sản phẩm điện – điện tử: nếu không phải tạo dáng cho các linh kiện chuyên dùng đặc biệt thì việc tạo sáng cho các sản phẩm

điện – điện tử chủ yếu là tìm ra được các hình khối đẹp, kết cấu hợp lý, dễ sử dụng. Cái khó trong thiết kế các sản phẩm điện tử là bố trí, thiết kế bề mặt máy hợp lý trong kết cấu, dễ quan sát, điều khiển nhưng lại phải đẹp. Nói chung việc thiết kế bề mặt máy của các thiết bị điện – điện tử thường đi theo khuynh hướng sau:

- Bố trí các thiết bị đo, kiểm, tín hiệu, công tắc, núm xoay theo kiểu đối xứng để bảo đảm sự cân đối, hài hòa, dễ theo dõi sử dụng

- Các thiết bị, công tắc bố trí theo một trật tự logic và đều đặn

- Sử dụng màu sắc nền của mặt máy và màu sắc của thiết bị, công tắc, núm xoay tạo thành một tập hợp màu có sắc thái đẹp, dễ quan sát

Thiết kế giao diện cho các website, ứng dụng: cũng giống như các sản phẩm thiết kế tạo dáng công nghiệp, các sản phẩm thiết kế giao diện website hay ứng dụng (app) cũng hướng đến mục tiêu mang đến hình thức thiết kế đẹp, hấp dẫn, hướng đến sự thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng cho người dùng khi sử dụng và để làm được điều này, cần phải nắm vững các nguyên tắc thiết kế giao diện (UI) và trải nghiệm người dùng (UX).

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương (Trang 74 - 75)