Giá trị của hình thức các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương (Trang 66 - 67)

Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin, Nội dung tức phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật (phần bên trong của các sản phẩm công nghiệp: động cơ, chi tiết máy…) và Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó (vẻ bên ngoài của các sản phẩm công nghiệp: kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã…). Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ:

 Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển

 Nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Trong việc thiết kế tạo ra các sản phẩm công nghiệp, hình thức của các sản phẩm cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Nếu hình thức (vẻ bên ngoài của các sản phẩm công nghiệp: kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã…) phù hợp với nội dung (phần bên trong của các sản phẩm công nghiệp: động cơ, chi tiết máy…) cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho nội dung phát triển và ngược lại nếu không phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Theo tổng hợp nghiên cứu của các công ty chuyên nghiên cứu thị trường có đến 88,67% khách hàng cho rằng kiểu dáng của sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của họ. Một sản phẩm có công năng tốt rất quan trọng. Nhưng sản phẩm sẽ khó có thể thương mại nếu kiểu dáng của sản phẩm không đủ hấp dẫn thị giác của khách hàng. Kiểu dáng bên ngoài luôn là yếu tố quyết định tạo nên ấn tượng ban đầu, ấn tượng đó có thể là tốt hoặc xấu. Tâm lý người tiêu dùng sẽ cho rằng một sản phẩm cẩu thả và thiếu đầu tư cho kiểu dáng, hình thức thì không thể đồng nghĩa với một sản phẩm tốt. Tuy nhiên, ngược lại, sản phẩm đó có mẫu mã bắt mắt, thiết kế đẹp, gọn, màu sắc trang nhã thì sẽ thu hút người mua, tạo ấn tượng tốt, tiếp theo sẽ khơi gợi nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, công suất, động cơ, chức năng, tính năng… sau đó sẽ tác động đến việc họ sẽ mua sản phẩm và quyết định quay lại mua sản phẩm. Như vậy, hình thức làm tăng giá trị trong suốt quá trình phát triển sản phẩm bằng cách đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu khó diễn tả của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w