XU HƯỚNG TRONG THIẾT KẾ TẠO DÁNG VÀ THẨM MỸ CHO

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương (Trang 69 - 70)

Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho các sản phẩm công nghiệp là làm cho chúng có một vẻ đẹp thích hợp nhất.

Vậy trước khi nói về tạo dáng và thẩm mỹ công nghiệp, chúng ta hãy xem xét về “vẻ đẹp của một vật thể”. Vật thể ở đây là một phạm trù rộng có thể là: ngọn núi, cái cây, cái xe đạp, cái oto… Thế giới tồn tại hằng hà sa số vật thể, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo. Thế giới cũng tồn tại nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều quan điểm triết học – chính trị, nhiều tầng lớp xã hội, nhiều lứa tuổi. Thế giới còn tồn tại cả giới tính. Nhưng thế giới rất thống nhất với nhau trong việc đánh giá vẻ đẹp của một vật thể, do đó loài người đã chọn ra trong

hằng hà sa số vật thể đó được những ngọn núi đẹp, những pho tượng đẹp, những công trình kiến trúc đẹp, những chiếc oto đẹp… Người ta có thể thống nhất với nhau trong việc xác định vẻ đẹp của vật thể vì trong bản thân mỗi vật thể tồn tại một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến giá trị thẩm mỹ - vẻ đẹp của nó, đó là “dáng”.

Trong mỹ học, văn học cả trong đời sống thường nhật của xã hội người ta hay dùng các từ ngữ: cân đối, hài hòa, hùng vĩ, sừng sững, mảnh mai… để tả vẻ đẹp của một vật thể nào đó. Tất cả những từ ngữ đó đều cho thấy rằng: cảm nhận trước hết của con người đối với mọi vật thể là “dáng” của chúng. Trong nhiều lĩnh vực mỹ học người ta dùng nguyên tắc: Nhất dáng, nhì da (màu sắc), ba đường nét để đánh giá, so sánh vẻ đẹp các vật thể. Vẻ đẹp của các sản phẩm công nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật trên. Hình dáng sản phẩm là nhân tố quyết định chất lượng thẩm mỹ của nó.

Tuy thế giới có thể thống nhất với nhau về chuẩn mực đánh giá vẻ đẹp của một vật thể, nhưng thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp lại có những xu hướng khác nhau. Cho đến nay trong công nghiệp tồn tại hai xu hướng chính.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w