Các motor trợ động

Một phần của tài liệu Thiết kế, lắp đặt mô hình điều hòa không khí và ứng dụng phần mềm matlab vào mô phỏng đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 48)

Motor trợ động trộn khí.

Cấu tạo:

Motor trộn gió gồm có mô tơ, bộ hạn chế, chiết áp, tiếp điểm động…như trên hình và nó sẽ được điều khiển bởi tín hiệu ECU.

Hình 2. 52: Vị trí và cấu tạo motor trợ động trộn khí. • Nguyên lí hoạt động:

Hình 2. 53: Nguyên lí hoạt động motor trợ động khí.

Khi cánh điều khiển được chuyển tới vị trí HOT, thì chân AMH sẽ được cấp điện và chân AMC cấp mass để quay motor điều khiển cánh trộn gió. Khi chân AMC cấp điện và chân AMH cấp mát thì motor sẽ quay theo chiều ngược lại để xoay cánh điều khiển về vị trí COOL.

Khi tiếp điểm động của chiết áp dịch chuyển đồng bộ với sự quay của motor, tạo ra các giá trị điện theo vị trí và đưa thông tin vị trí này tới ECU. Khi cánh điều khiển trộn khí tới vị trí mong muốn, motor trộn gió sẽ được ngắt dòng điện cấp tới.

Motor trộn gió được trang bị bộ hạn chế để ngắt dòng điện tới motor khi đi hết hành trình. Khi tiếp điểm động dịch chuyển đồng bộ với motor trộn gió tiếp xúc với các vị trí hết hành trình, thì mạch điện bị ngắt nên motor dừng lại.

Motor trợ động dẫn khí vào. Cấu tạo:

Motor trợ động dẫn khí vào gồm có một mô tơ, bánh răng, đĩa động… như hình bên dưới.

Hình 2. 54: Vị trí và cấu tạo motor trợ động dẫn khí vào. • Nguyên lí hoạt động:

Hình 2. 55: Nguyên lí hoạt động motor trợ động dẫn khí vào.

Khi nhấn công tắc lựa chọn gió sẽ làm đóng mạch điện của motor trợ động làm cho dòng điện đi qua motor và làm dịch chuyển cánh điều khiển dẫn khí vào.

Khi cánh điều khiển khí vào chuyển tới vị trí FRESH hoặc RECIRC, thì tiếp điểm của đĩa động nối với motor được tách ra và mạch nối với motor bị ngắt và làm motor dừng lại.

Motor trợ động thổi khí. Cấu tạo.

Hình 2. 56: Vị trí và cấu tạo motor trợ động thổi khí.

Motor trợ động thổi khí gồm có mô tơ, tiếp điểm động, mạch dẫn động mô tơ,… được điều khiển bởi tín hiệu ECU.

Nguyên lí hoạt động.

Hình 2. 57: Sơ đồ mạch nguyên lí hoạt động motor trợ động thổi khí.

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô có năm chế độ gió: FACE, B/L, FOOT, F/D, DEF. Khi hệ thống điều hòa hoạt động một trong năm chế độ chia gió sẽ được kích hoạt. ECU A/C điều khiển mô tơ chia gió điều chỉnh đóng mở các van chia gió theo tín hiệu chọn chế độ từ bảng điều khiển.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BÀI THỰC HÀNH NỐI DÂY. 3.1. Tổng quan.

Để hiểu rõ về sơ đồ mạch điện và bổ sung về các kiến thức về phần điện trong hệ thông. Chúng em đã xây dựng cho mô hình thêm phần đọc hiểu sơ đồ mạch điện và nối dây cho hệ thống để nó có thể hoạt động. Mục đích tạo cho bài giảng sinh động và chúng ta có thể nắm bắt được kiến thực một cách tốt hơn.

3.2. Đặc điểm.

Sử dụng các role để điều khiển đóng ngắt mạch điện do đó chúng ta cần phải hiểu được các thông số và xác định cụ thể các chân hoạt động của các bộ phận trên mô hình để nối dây được chính xác.

3.3. Cấu tạo.

3.3.1. Relay 5 chân.

Rơ-le là một công tắc. Nhưng khác với công tắc ở một chỗ cơ bản, rơ-le được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ đó, rơ-le được dùng làm công tắc điện tử! Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2 trạng thái: đóngvà mở. “Khi nào nó đóng? Khi nào nó mở? vì vậy chúng em đã sử dụng nó cho 2 trường hợp của nó để áp dụng vào mô hình.

Hình 3.1: Relay 5 chân

Hình ảnh về bề mặt taplo để cho các sinh viên dễ thực hiện đo kiểm các chân được vẽ lại bằng phần mềm AI.

Hình 3.2: Bề mặt taplo trên mô hình.

Chúng em đã chia các chân của từng loại motor vào từng ô riêng biệt, để khi tiến hành đo các cặp chân thì nếu như để 15 chân của 3 motor lại thì số lần đo rất nhiêu, mặt khác các cặp chân trong từng motor thì có giá trị giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Để tránh trường hợp đó thì chúng em mới quyết định chia ra 3 ô chứa 3 motor khác nhau. Còn về phía chân của hộp điều khỉ thì chúng em ghi sẵn tên của các chân lên mô hình luôn, bởi vì các giá trị của nó chúng ta không thể sử dụng các thiết bị thông thường để đo được. Vì chúng được cấu thành từ rất nhiều linh kiện điện tử ở trong nên các kí hiệu từng chân trên bảng điều khiển sẽ được nhà sản xuất cung cấp sẵn.

3.3.2. Motor Trợ động thổi khí.

Hình 3.3: Chân giắc mô tơ trợ động thổi khí - Có 5 chân được đưa ra ngoài.

- Các kí hiệu chân bên phần hộp điều khiển được biết trước nhờ dữ liệu của nhà sản suất cung cấp.

- Các chân còn lại của Relay được đưa lên Taplo để ứng dụng cho phần nối dây

Hình 3.4: Sơ đồ thiết kế lúc thi công Motor Trợ động thổi khí trên mô hình

3.3.2.1. Nguyên lí hoạt động.

Nguyên lý hoạt động: khi công tắc IG bật lên nguồn điện sẽ được cấp cho công tắc đo kiểm. khi công tắc đo kiểm OFF thì relay chuyển qua bên phải khi đó các chân của công tắc điều khiển đươc nối với các chân của các motor trợ động. khi đó toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động bình thường, mặt khác các chân của các motor trợ động được nối lên taplo cũng có thể sử dụng đồng hồ VOM để đo điện áp. Các cặp chân của motor khi này có áp nhuưng ta lại chưa hề biết cụ thể tên các chân này. Vì thế ta cần phải đo từng cặp chân với nhau rồi đối chiếu với bảng số liệu để xác định đúng các chân đó. Khi công tắc đo kiểm chuyển qua chế độ ON thì các chân của relay dịch qua bên trái hệ thống không còn hoạt động và các chân trên taplo khi này cũng không còn xuất hiện điện áp. Để hệ thống hoạt động được ta cần lấy các dây có đầu nối được chuẩn bị sẵn để nối giữa motor trợ động, với công tắc đo kiểm. nếu chúng ta đã xác định đúng chân thì hệ thống sé hoạt động được bình thường còn ngược lại thì không.

3.3.4. Mô Tơ trợ động dẫn khí vào.

Hình 3.5: Chân giắc của Mô tơ trợ động dẫn khí vào. - Có 5 chân được đưa ra ngoài.

- Các chân bên phần hộp điều khiển được biết trước nhờ dữ liệu của nhà sản suất cung cấp.

- Các chân còn lại của Relay được đưa lên Taplo để ứng dụng cho phần nối dây

Hình 3.5: Sơ đồ thiết kế lúc thi công Motor dẫn khí vào trên mô hình

3.3.4.1. Nguyên lí hoạt động.

Nguyên lý hoạt động: khi công tắc IG bật lên nguồn điện sẽ được cấp cho công tắc đo kiểm. khi công tắc đo kiểm OFF thì relay chuyển qua bên phải khi đó các chân của công tắc điều khiển đươc nối với các chân của các motor trợ động. khi đó toàn bộ hệ thống sẽ

hoạt động bình thường, mặt khác các chân của các motor trợ động được nối lên taplo cũng có thể sử dụng đồng hồ VOM để đo điện áp. Các cặp chân của motor khi này có áp nhuưng ta lại chưa hề biết cụ thể tên các chân này. Vì thế ta cần phải đo từng cặp chân với nhau rồi đối chiếu với bảng số liệu để xác định đúng các chân đó. Khi công tắc đo kiểm chuyển qua chế độ ON thì các chân của relay dịch qua bên trái hệ thống không còn hoạt động và các chân trên taplo khi này cũng không còn xuất hiện điện áp. Để hệ thống hoạt động được ta cần lấy các dây có đầu nối được chuẩn bị sẵn để nối giữa motor trợ động, với công tắc đo kiểm. nếu chúng ta đã xác định đúng chân thì hệ thống sé hoạt động được bình thường còn ngược lại thì không.

3.3.5. Mô Tơ trợ động thổi khí.

Hình 3.6: Chân giắc của motor trộn khí. - Có 5 chân được đưa ra ngoài.

- Các chân bên phần hộp điều khiển được biết trước nhờ dữ liệu của nhà sản suất cung cấp.

Hình 3.7: Sơ đồ thiết kế lúc thi công Motor Trợ động trộn khí trên mô hình

3.3.5.2. Nguyên lí hoạt động.

Nguyên lý hoạt động: khi công tắc IG bật lên nguồn điện sẽ được cấp cho công tắc đo kiểm. khi công tắc đo kiểm OFF thì relay chuyển qua bên phải khi đó các chân của công tắc điều khiển đươc nối với các chân của các motor trợ động. khi đó toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động bình thường, mặt khác các chân của các motor trợ động được nối lên taplo cũng có thể sử dụng đồng hồ VOM để đo điện áp. Các cặp chân của motor khi này có áp nhưng ta lại chưa hề biết cụ thể tên các chân này. Vì thế ta cần phải đo từng cặp chân với nhau rồi đối chiếu với bảng số liệu để xác định đúng các chân đó. Khi công tắc đo kiểm chuyển qua chế độ ON thì các chân của relay dịch qua bên trái hệ thống không còn hoạt động và các chân trên taplo khi này cũng không còn xuất hiện điện áp. Để hệ thống hoạt động được ta cần lấy các dây có đầu nối được chuẩn bị sẵn để nối giữa motor trợ động, với công tắc đo kiểm. nếu chúng ta đã xác định đúng chân thì hệ thống sé hoạt động được bình thường còn ngược lại thì không.

3.3.6. Hộp điều khiển hệ thống.

Hình 3.8: Chân giắc của hộp điều khiển. Bảng 3. 1: Ý nghĩa chân giắc A40(B)

Chân số Kí hiệu Ý nghĩa 1 GND Chân Mass 2 SPD Chân cảm biến vận tốc 3

4 LOCK Chân tín hiệu cảm biến lock

5 SG-LOCK Chân mass cảm biến lock

6 IGN Chân tín hiệu đánh lửa

7 PSW Chân tín hiệu công tắc áp suất

8 TW Chân tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát

9 IG Nguồn cung cấp cho hộp

10 B Nguồn thường trực

11 TAMG Chân tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường

12 BLW Chân tín hiệu điều khiển tốc độ quạt lồng sóc

13 AC1

14 RDFG

15 HR Chân điều khiển Relay quạt lồng sóc

16 MGCR Chân điều khiển tín hiệu đóng lock máy nén

17 SW1 Chân bật tín hiệu đèn cảnh báo Hazard

19 LP Chân giao tiếp Multiplex

20

Bảng 3. 2: Ý nghĩa chân giắc A39(A).

Chân số Kí hiệu Ý nghĩa

1 SG-TPM Chân mass motor điều khiển hướng gió

2 SG-TP Chân mass của motor trộn

3 SG-TPI Chân mass của motor điều khiển lấy gió vào

4 TR Chân tín hiệu nhiệt độ trong xe

5 TE Chân tín hiệu nhiệt độ giàn lạnh

6

7 TPM Chân tín hiệu motor điều khiển hướng gió

8 TP Chân tín hiệu của motor trộn

9 TPI Chân tín hiệu của motor điều khiển lấy gió vào

10 S5-TPM Chân dương motor điều khiển hướng gió

11 S5-TP Chân dương của motor trộn

12 S5-TPI Chân dương của motor điều khiển lấy gió vào

13 AIR Chân điều khiển motor gió trong

14 AIF Chân điều khiển motor gió ngoài

15 AOD Chân điều khiển motor cửa gió (sấy kính trước)

16 AOF Chân điều khiển motor cửa gió (hướng vào mặt)

17 AMC Chân điều khiển motor trộn gió (lạnh)

18 AMH Chân điều khiển motor trộn gió (sưởi)

19 SG-TR Chân mass tín hiệu cảm biến nhiệt độ trong xe

20 SG-TE Chân mass tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

21

22

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH

4.1. Bài thực hành nạp gas cho hệ thống điều hòa sử dụng gas lạnh R314a. 4.1.1. Mục đích. 4.1.1. Mục đích.

-Kiểm tra được sự rò rỉ của gas. -Thực hiện được quy trình nạp gas.

4.1.2. Chuẩn bị.

-Accu 12 - 14V, nguồn điện 3 pha 380V. -Đồng hồ đo áp suất gas.

4.1.3. Chú ý an toàn.

-Chú ý gắn đúng cực accu.

-Cẩn thận trong việc kết nối motor với nguồn điện 3 pha 380V.

4.1.4 Tiến hành thực hiện. 4.1.4.1. Hút chân không.

Công dụng: Giúp đẩy không khí, độ ẩm và ga cũ hết ra ngoài. Nếu không hút hết ga cũ ra, việc nạp ga ô tô sẽ khiến trộn lẫn ga cũ và ga mới gây giảm tuổi thọ cho cả hệ thống điều hòa.

Quy trình thực hiện:

B1: Lắp ráp bơm chân không, bộ đồng hồ vào hệ thống như hình vẽ:

Hình 4. 2: Mô hình thực tế.

B2: Bật bơm chân không sau đó mở cả hai van cao áp và thấp áp (vặn ra).

Hình 4. 3: Mô phỏng quá trình hút chân không.

B3: Quan sát đồng hồ phía thấp áp độ chân không phải đạt 750 mmHg, duy trì độ chân không 750 mmHg và hút tiếp khoảng 10 phút.

Hình 4. 4: Giá trị đồng hồ đo sau khi hút chân không.

B4: Đóng cả hai van cao áp và thấp áp (vặn vào), tắt bơm, giữ nguyên trạng thái trong 5 phút để kiểm tra rò rỉ.

B5: Xác định hệ thống không rò rỉ (kim đồng hồ không nhảy), sau đó tháo máy hút chân không ra.

4.1.4.2. Nạp gas vào hệ thống. Lắp van vào bình nạp gas.

Lắp bộ đồng hồ và bình nạp gas vào hệ thống như hình vẽ: - Đóng cả 2 van tay (vặn chặt vào).

- Đục lỗ nắp bình gas (phải vặn mở van nắp bình ga ra hết cỡ để bình ga không bị thủng).

- Nới lỏng đai ốc nối ống giữa của bộ đồng hồ đo đến khi nghe tiếng gió xì. Cho không khí thoát ra ngoài một vài giây và sau đó siết chặt đai ốc lại.

Hình 4. 5: Vặn đai ốc để xả không khí trong ống ra ngoài.

Nạp gas từ phía cao áp.

Hình 4. 7: Giá trị đồng hồ đo sau khi nạp gas đường áp cao. * Động cơ không hoạt động.

- Lắp ráp bình gas, đồng hồ vào hệ thống. - Mở van cao áp hết cỡ.

- Nạp một bình ga đủ lượng vào hệ thống sau đó đóng van cao áp.

Chú ý:

- Có thể nạp nhanh bằng cách lộn ngược bình ga và nạp gas lỏng vào hệ thống. Phương pháp này cho phép nạp nhanh hơn tuy nhiên không được nổ máy và van thấp áp phải đóng hoàn toàn.

- Trong quá trình nạp ga vào, ta chú ý quan sát mắt gas trên bình lọc đến khi không còn thấy khí sôi thì có thể dừng nạp gas.

Nạp gas từ phía thấp áp

Hình 4. 8: Mô phỏng trạng thái nạp gas từ phía thấp áp. -Công tắc gió ở vị trí HI.

-Bộ chọn nhiệt ở MAX COOL. -Mở toàn bộ cửa.

-Nổ máy động cơ, đạp gas lên khoảng 1500 rpm (bật motor).

Hình 4. 9: Bật điều hòa MAX COOL, công tác gió HI.

Lưu ý: Những công đoạn trên nhằm giả lập trạng thái hoạt động thực với công suất sử dụng hệ thống điều hòa cao nhất khi người dùng sử dụng.

- Đóng van cao áp, mở từ từ van thấp áp.

- Khi nào phía áp suất thấp đạt 1,5 – 2,5kgf/cm2 và phía áp suất cao đạt 14 – 16 kgf/cm2 là được.

- Đóng van thấp áp.

- Tháo dây từ đồng hồ ra khỏi hệ thống.

Hình 4. 10: Giá trị đồng hồ sau khi nạp gas ở đường áp thấp.

4.2. Bài thực hành phát hiện hư hỏng hệ thống điều hòa bằng đồng hồ đo áp suất gas.

Một phần của tài liệu Thiết kế, lắp đặt mô hình điều hòa không khí và ứng dụng phần mềm matlab vào mô phỏng đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)