MNG LI QU PHÁT TRIN CNG ZNG

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 90 - 95)

III .K HOCH HOT NG CA HP PH}N KT NI Ô

MNG LI QU PHÁT TRIN CNG ZNG

Đạo hoạt động theo nhiệm vụ quy định trong quy chế này để thực hiện các mục đích trên theo đúng các quy định của Hiệp hội.

Điều 5: Thành viên của Quỹ Phát triển Cộng đồng quốc gia

Thành viên của Quỹ Phát triển cộng đồng quốc gia là các thành phố, thị xã thành viên của Hiệp hội các đô thị Việt Nam tham gia trên tinh thần tự nguyện.

Điều 6: Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

6.1. Ban chỉ đạo Mạng lưới Quỹ Phát triểncộng đồng quốc gia: cộng đồng quốc gia:

Bao gồm:

- 01 Trưởng Ban: Tổng thư ký Hiệp hội Đô thị Việt Nam

- 01 Phó ban kiêm điều phối viên: Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Đô Thị Việt Nam - Các uỷ viên: Trước mắt là 8 thành viên sáng lập. Khi số thành viên của Mạng lưới Quỹ cộng đồng các đô thị tăng lên, số lượng ủy viên của Ban sẽ được lựa chọn bổ sung thêm trên cơ sở hiệp thương, thống nhất của các thành viên nhưng không quá 15 thành viên.

Ban chỉ đạo Mạng lưới Quỹ Phát triển cộng đồng Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo sự phối hợp thống nhất đồng bộ chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban. Trưởng ban chỉ đạo do Chủ tịch BCH Hiệp Hội Đô thị Việt Nam bổ nhiệm/phân công.

Chức năng, nhiệm vụ:

- Quyết định đường lối/định hướng hoạt động của Mạng lưới.

- Quảng bá hoạt động của Mạng lưới đến các đơn vị thành viên của Hiệp hội Đô thị Việt Nam thông qua 1) ấn phẩm đô thị Việt nam của Hiệp hội; 2) trang Website của hiệp hội các đô thị Việt Nam và của ACHR; 3) các cuộc họp thường niên của Hiệp hội. - Hỗ trợ và xúc tác quá trình chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt động hội thảo, xây dựng dữ liệu và phân phát tài liệu về hoạt đông của Mạng lưới Quỹ Phát triển cộng đồng quốc gia đến các thành phố trong và ngoài Hiệp hội.

- Hỗ trợ quá trình thể chế hoá Quỹ Phát triển cộng đồng quốc gia và xác định phương pháp phát triển dựa vào cộng đồng như là phương tiện hữu hiệu trong công tác giảm nghèo đô thị và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình qui hoạch và phát triển đô thị.

- Chỉ đạo/theo dõi các hoạt động của Mạng lưới và phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm của Mạng lưới do Văn phòng Điều phối quốc gia đệ trình.

- Thành lập các Ban có liên quan ở các cấp để hỗ trợ chương trình.

- Xem xét, quyết định cho các đơn vị thành viên vay vốn trên cơ sở đề xuất của các thành viên.

- Tổ chức các hoạt động để chia sẻ kinh nghiệm giữa các quỹ phát triển cộng đồng của các đô thị.

6.2. Văn phòng Điều phối:

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban chỉ đạo Quỹ PTCĐ Quốc gia, Văn phòng điều phối bao gồm:

lưới Quỹ cộng đồng quốc gia.

- Thư ký kiêm thủ quỹ: Cán bộ văn phòng ACVN

- Kế toán: Cán bộ Văn phòng ACVN

Nhân sự của Văn phòng Điều phối quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Trưởng Ban chỉ đạo Mạng lưới Quỹ Phát triển Cộng đồng bổ nhiệm và phân công.

Chức năng, nhiệm vụ:

Điều phối viên :

- Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo về định hướng hoạt động của Mạng lưới và dự kiến phân bổ nguồn kinh phí do Ban chỉ đạo vận động được đến các đơn vị thành viên - Hỗ trợ, xúc tiến và triển khai các hoạt động dự án đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.

- Tìm kiếm/vận động nguồn tài trợ cho hoạt động của Mạng lưới và các đơn vị thành viên.

- Soạn thảo báo cáo kết quả dự án trình các cơ quan liên quan.

Thư ký

- Liên lạc với các đơn vị thành viên để thu thập thông tin về hoạt động của Quỹ Phát triển cộng đồng tại địa phương.

- Phân loại các thông tin thu thập được để chuyển cho các bộ phận chức năng xử lý. - Biên soạn các thông tin phù hợp của Quỹ Phát triển cộng đồng để đăng tải trên ấn phẩm nội bộ của Hiệp hội Đô thị Việt Nam.

- Tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường

sự liên kết giữa các thành viên trong Mạng lưới như giao lưu, hội thảo...

- Liên hệ với Ban cố vấn để tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị thành viên.

- Thủ quỹ của Quỹ.

Kế toán:

Theo dõi các khoản thu chi từ tài khoản của Mạng lưới Quỹ Phát triển cộng đồng quốc gia, thanh quyết toán với các nhà tài trợ và lập báo cáo tài chánh hằng tháng/quý/năm theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chánh.

6.3. Ban quản lý Quỹ cộng đồng cấp TP:

Số lượng thành viện của Ban quản lý Quỹ Phát triển cộng đồng cấp thành phố, thị xã sẽ từ 3 -7 người tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương nhưng tối thiểu phải có ít nhất 3 thành viên sau đây:

- 01 Trưởng ban. - 01 Phó ban/Thư ký. - 01 Kế toán.

Nhân sự của Ban Quản lý Quỹ cộng đồng cấp TP làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Ban chỉ đạo Mạng lưới Quỹ Phát triển cộng đồng Quốc gia uỷ nhiệm cho chủ tịch UBND các TP thành viên bổ nhiệm.

Riêng đối với các đô thị loại 1, nếu có các Ban quản lý Quỹ Phát triển cộng đồng cấp quận, huyện, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ban tương tự như cấp thành phố thị xã và do Chủ tịch UBND cấp quận huyên bổ nhiệm.

Chức năng, nhiệm vụ:

Quảng bá hoạt động của Quỹ tại địa phương:

- Thông qua các buổi họp giao ban với lãnh đạo UBND các phường hằng tháng để giới thiệu về mục tiêu, quy chế hoạt động của Quỹ để mời gọi các phường tham gia thông qua việc vân động thành lập các nhóm tiết kiệm tự giúp tại các cộng đồng dân cư nghèo

- Thông qua các đợt hội thảo, tập huấn, giao lưu/chia sẻ kinh nghiệm để phổ biến kinh nghiệm Phát triển dựa vào cộng đồng đã được thực hiện trên địa bàn Thành phố. - Đúc kết các bài học kinh nghiệm trong quá trình vận hành của Quỹ để chia sẻ với các đơn vị thành viên trong Mạng lưới Tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chánh và kỹ thuật để mở rộng hoạt động của Quỹ, bao gồm: - Liên hệ với Ban chỉ đạo Mạng lưới Quỹ Cộng đồng Quốc gia để tìm kiếm sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chánh.

- Liên kết/ hợp tác với các chương trình hỗ trợ người nghèo khác tại địa phương. - Vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm… để tăng nguồn vốn cho Quỹ.

Phân bổ nguồn vốn và giám sát hoạt động của Ban quản lý cấp phường xã.

- Ban quản lý cấp thành phố chịu trách nhiệm phân bổ nguồn vốn và quyết toán vốn cho các phường/xã có nhu cầu.

- Hằng Quý, Ban quản lý cấp Thành phố sẽ tham dự họp giao ban với Ban Quản lý Quỹ cấp phường để theo dõi tình hình quản lý tài chánh và cho vay của các cộng đồng, tư vấn cho Ban quản lý Quỹ cấp phường và báo cáo kết quả cho Ban quản lý Quỹ cấp Thành phố.

6.4. Ban quản lý Quỹ cộng đồng cấp cơ sở(phường/xã) (phường/xã)

Số lượng thành viện của Ban quản lý Quỹ phát triển cộng đồng cấp cơ sở sẽ từ 3 -5 người tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương nhưng tối thiểu phải có ít nhất 3 thành viên sau đây:

- 01 Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND phường xã làm trưởng ban - 01 Phó ban/Thư ký là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường xã

- 01 Kế toán.

Nhân sự của Ban Quản lý Quỹ cộng đồng cấp cơ sở làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Ban Quản lý Mạng lưới Quỹ Phát triển cộng đồng Thành phố uỷ nhiệm cho chủ tịch UBND cấp phường bổ nhiệm.

Trong trường hợp có ban Quản lý Quỹ phát triển cộng đồng Khu dân cư, cơ cấu tổ chức sẽ bao gồm:

- 01 Trưởng ban là Trưởng khu - 01 Phó ban/Thư ký

- 01 Kế toán.

Nhân sự của Ban này do UBND Phuờng, xã chỉ định và bổ nhiệm

Chức năng, nhiệm vụ:

Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nguồn vốn được thành phố phân bổ và đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu của Quỹ, bao gồm: - Hỗ trợ các thủ tục hành chánh cho các nhóm, cộng đồng trong các hoạt động cải thiện hạ tầng (làm việc với công ty điện lực, cấp nước…)

- Cử thành viên tham dự sinh hoạt định kỳ hằng tháng của các nhóm Tiết kiệm - Tín dụng trong khu vực, hỗ trợ Ban quản lý

nhóm giải quyết các vấn đề phát sinh. - Xét và giải quyết đơn xin vay vốn và giải ngân cho các nhóm thông qua tài khoản chuyên chi của Quỹ.

- Cử cán bộ mở sổ theo dõi hoạt động của Quỹ, kết sổ và công khai tài chính mỗi cuối tháng.

- Ban quản lý cấp phường họp giao ban định kỳ hằng tháng để rà soát lại tình hình hoạt động trong tháng, xét đơn xin vay của các nhóm và bàn bạc, giải quyết những vấn đề phát sinh.

Tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để mở rộng hoạt động của Quỹ, bao gồm - Liên hệ với Ban quản lý Quỹ cấp thành phố để tìm kiếm sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.

- Liên kết/ hợp tác với các chương trình hỗ trợ người nghèo khác tại địa phương. - Vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cộng đồng để tăng nguồn vốn cho Quỹ.

6.5. Ban quản lý quỹ PTCĐ các nhóm dâncư (nhóm tiết kiệm cộng đồng) cư (nhóm tiết kiệm cộng đồng)

Tuỳ theo điều kiện cụ thể để quyết định nhưng số lượng của ban quản lý tiết kiệm cộng đồng tối thiểu phải là 3 người bao gồm:

- 01 Trưởng nhóm - 01 Thủ Quỹ - 01 Kế toán

Các thành viên của ban do nhóm tự bầu chọn, làm việc theo nguyên tắc tình nguyện và được Ban Quản lý Quỹ phát triển cộng đồng cấp cơ sở công nhận.

Chức năng nhiệm vụ

- Quản lý tiền gửi tiết kiệm của các thành viên.

- Đề xuất nhu cầu, nguyện vọng của các thành viên lên Ban quản lý phường.

- Xét đơn xin vay vốn của thành viên, mở sổ theo dõi tình hình tài chính của nhóm (cho vay, tiết kiệm, thu hồi vốn, lãi…). - Phát vay và thu hồi vốn theo thỏa thuận với thành viên để nộp vào tài khoản của Quỹ theo định kỳ hàng tháng.

- Tổ chức họp định kỳ hàng tháng để công khai tài chính trong nhóm và gửi báo cáo về tình hình hoạt động của nhóm về Ban quản lý khu vực/phường.

Các thành viên tham gia nhóm tiết kiệm cộng đồng có nghĩa vụ thực hiện đúng các qui định do các nhóm đưa ra và thống nhất.

6.6. Ban cố vấn

Thành phần

Ban cố vấn được mời tham gia trên cơ sở hợp tác tình nguyện. Trong giai đoạn đầu, Ban cố vấn gồm các tổ chức ACHR và enda Vietnam.

Chức năng, nhiệm vụ:

- Tư vấn về việc quản lý Quỹ Phát triển Cộng đồng cho Văn phòng điều phối quốc gia và các đơn vị thành viên của Mạng lưới (khi có yêu cầu).

- Hỗ trợ và xúc tiến việc quảng bá kết quả hoạt động của Mạng lưới đến các tổ chức có quan tâm.

- Hỗ trợ việc tìm nguồn tài chính bổ sung cho quỹ

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 90 - 95)