Kinh nghim và nh=ng gii pháp phát huy sf tham gia

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 60 - 62)

V HUY NG NG[I DÂN

3. Kinh nghim và nh=ng gii pháp phát huy sf tham gia

pháp phát huy sf tham gia c*a ng@i dân trong phát trin du lch

Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch cần phải có những bước cải tiến quan trọng và chắc chắn để có đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế, trong đó ngoài vai trò quản lý định hướng của nhà nước thì phần đóng góp, triển khai thực hiện của nhân dân và các nhà đầu tư là vô cùng quan trọng.

Thực hiện chủ trương của tỉnh Lâm Đồng, thành phố tập trung vào một số giải pháp để phát triển du lịch trên địa bàn, trong

đó đặc biệt chú trọng đến việc huy động, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cho nhân dân đóng góp xây dựng, phát triển du lịch thành phố trên các lĩnh vực cơ bản sau:

- Về quy hoạch, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đà Lạt đến năm 2020, thành phố tổ chức lập quy hoạch chi tiết phát triển du lịch- dịch vụ thành phố Đà lạt theo hướng bền vững đến 2020 để mở rộng không gian đô thị, tạo điều kiện cho phát triển bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, các khu, tuyến, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch để thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú và thu hút đầu tư vào xây dựng hạ tầng cho du lịch.

- Về nâng cao chất lượng du lịch - dịch vụ, thành phố phối hợp với Hiệp hội du lịch Lâm Đồng để đào tạo và tái đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, tiếp thị và nhân viên phục vụ theo hướng chuyên nghiệp, đặc biệt là đối với đội ngũ đang hoạt động trong các cơ sơ tư nhân. Tổ chức vận động các doanh nghiệp, nhân dân đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có đạt tiêu chuẩn có sao theo qui định của Tổng cục Du lịch; đồng thời từng bước hạn chế các cơ sở lưu trú có chất lượng thấp. Đối với các dự án đầu tư du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trên địa bàn cần định hướng xây dựng đạt chuẩn từ 3 sao trở lên để có thể thu hút các tour lữ hành khách quốc tế đến Đà Lạt. Tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư, tổ chức có hiệu quả các dịch vụ văn hóa ẩm thực, các điểm vui chơi giải trí, các khu sinh hoạt ban đêm để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Rau hoa chất lượng cao, các sản phẩm nộng nghiệp đặc sản của Đà Lạt cũng là mốt đóng góp quan trọng cho ngành du lịch của thành phố. Vì vậy, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh rau, hoa, atisô, chè theo hướng công nghệ cao kết hợp với phát triển ngành nghề truyền thống mang tính đa dạng chủng loại và mẫu mã sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài, kích thích nhu cầu mua sắm của du khách. - Đầu tư cho hạ tầng du lịch có ý nghĩa quyết định cho phát triển du lịch. Thành phố cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ các dự án khai thác du lịch dịch vụ trên địa bàn; Tạo điều kiện về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư sớm triển khai dự án đưa vào khai thác; Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái , kinh doanh lưu trú đạt chất lượng cao. - Tăng cường công tác quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt, phối hợp thực hiện kế hoạch phát triển du lịch Đà Lạt gắn với giới thiệu tiềm năng và các sản phẩm du lịch mới của Đà Lạt đến các thị trường, du khách trong và ngoài nước bằng nhiều hình thực phù hợp như thiết kế trang Web, phát hành sách, tập gấp, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho nhân dân, các nhà đầu tư nắm được định hướng, thị trường, thị hiếu để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở các tiềm năng của thành phố.

- Chủ động xây dựng nội dung, chương trình để huy động xã hội hoá trong việc tổ chức các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Festival Hoa Đà Lạt định kỳ 2 năm 1 lần.

- Triển khai đề án xây dựng môi trường du lịch phát triển bền vững trên cơ sở xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, môi trường an ninh trật tự tốt để Đà Lạt thật sự trở thành điểm đến an toàn và thân thiện. Do đó thành phố tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương xây dựng văn minh đô thị; phát huy phong cách người Đà Lạt “Thanh lịch - hiền hòa - mến khách” nhằm nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển du lịch – dịch vụ nói riêng của thành phố.

- Tiếp tục thực hiện đề án khôi phục và nâng cấp môi trường cảnh quan làm cho Đà Lạt ngày càng xanh sạch đẹp có sức thu hút du khách nhiều hơn, trên cơ sở làm tốt công tác xã hội hóa, qui hoạch phát triển cây xanh trong đô thị, đặc biệt là cây có hoa dài ngày, triển khai vận động trồng hoa, cây cảnh tạo thêm nhiều vườn hoa, công viên đẹp trong cơ quan, trong hộ nhân dân, qui hoạch trồng hoa trên các tuyến đường phố, các công viên, thảm cỏ ta luy… đưa Đà Lạt sớm trở thành thành phố xanh đầu tiên của cả nước. Triển khai thực hiện quy hoạch bến bãi đậu, đỗ xe trên địa bàn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong đó chú trọng tại các khu, tuyến, điểm tham quan du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, thực hiện tốt đề án xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển du lịch, lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh du lịch - dịch vụ tạo hành lang pháp lý và điều kiện công bằng trong cạnh tranh và kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế giúp nhân dân an tâm đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 60 - 62)