Ch tch UBNDTP Hu'

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 53 - 57)

II. Vai trò c*a !ô th du lch trong h th(ng !ô th Vit Nam

Ch tch UBNDTP Hu'

những năm 2005 và 2007. Qua các kỳ tổ chức Festival, hình ảnh về đất nước, con người xứ Huế và văn hóa Việt Nam dã được tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của dư luận và bạn bè quốc tế, góp phần khẳng định vai trò, vị trí của thành phố Huế là hạt nhân và là một trong những trung tâm phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung. Thành công của các lần tổ chức Festival cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch khác đã tạo ra tiền đề và cơ sở quan trọng để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết Định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival với mục tiêu: ”Xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố festival”.

Các kỳ Festival đã được tổ chức đạt kết quả chất lượng ngày càng tốt hơn bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo tập trung, kịp thời của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành TW, sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của các đối tác nước ngoài, còn phải kể đến sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân, của các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp. Cộng đồng dân cư xứ Huế thanh lịch và mến khách không chỉ là những công chúng biết thưởng thức các giá trị văn hóa đích thực mà còn nghiêm túc tự nguyện tham gia một cách tích cực, chủ động trong các lễ hội văn hóa cộng đồng (chương trình OFF). Nhiều hoạt động hưởng ứng Festival mang tính cộng đồng cao, huy động được năng lực đa dạng của văn nghệ sĩ và của các tầng lớp nhân dân. Tại hai kỳ Festiaval chuyên đề nghề truyền thống Huế, tính xã hội hóa và hiệu quả xã hội đã có chuyển biến rõ rệt. Festival nghề đã huy động được sự tham gia, đồng tình cao của người dân, của các nghệ nhân,

người thợ, các nhà khoa học, các nghệ sĩ...Nhiều người đã nhiệt tình cho ban tổ chức sử dụng các ngôi nhà rường hoặc cho mượn trung bày các sưu tập cổ vật quý hiếm.

Qua việc gắn kết hoạt động văn hóa với hoạt động kinh tế, Festival Huế không chỉ tạo đà phát triển đồng bộ giữa kinh tế và văn hóa mà còn cổ vũ sự sáng tao, năng động của các thành phần kinh tế, giúp cho người dân cơ hội để mở rộng các loại hình kinh doanh du lịch dịch vụ, nắm bắt nhu cầu thị trường. Người dân đã chủ động nhanh nhạy và linh hoạt hơn trong tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch thương mại, đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của thành phố. Trong lĩnh vực lưu trú, trên địa bàn thành phố có khoảng 400 cơ sở lưu trú trong dân tham gia đón khách với khoảng 800 phòng. Điều đáng nói ở đây là bằng nguồn kinh phí đầu tư bình quân khoảng 20 tỷ đồng, chất lượng dịch vụ lưu trú đã được nâng cao với các điều kiện đảm bảo về diện tích buồng phòng,trang thiết bị, năng lực phục vụ, an toàn, vệ sinh... Trong thời gian diễn ra Festival Huế 2008 từ 1- 11/6 ngành du lịch đã đón và phục vụ 180.000 lượt khách, tăng 15,21 % so với Festval Huế 2006, trong đó riêng các cơ sở lưu trú trong dân đã đón 34.000 lượt khách, tăng 3 lần so với Festval Huế 2004.

Thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, tại các kỳ Festival Huế, nhiều tour, tuyến du lịch đã được hình thành và đưa vào phục vụ làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và hấp dẫn khá đông du khách. Đó là tuyến du lịch sinh thái nhà vườn Phú Mộng-Kim Long có 11 hộ gia đình tham gia đi vào hoạt động từ Festival Huế 2002. Đây là tuyến du lịch đặc trưng cho loại hình nhà vườn, nhà cổ ở Huế luôn được người dân cùng với chính quyền đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng, bảo vệ cảnh quan môi trường. Tuyến du lịch làng nghề đúc đồng ở Phường Đúc đưa vào phục vụ nhân Festival nghề 2007 có 20 hộ gia dình sinh sống tại khu vực xóm Kinh Nhơn-Bổn Bộ tham gia trình diễn đúc đồng và giới thiệu sản phẩm làng nghề. Tuyến du lịch này còn có Trung tâm giới thiệu làng nghề đúc đồng Huế gồm nhà truyền thống và 12 ki ốt giới thiệu và bán sản phẩm. Ngoài các tuyến du lịch thường xuyên được duy trì nói trên còn phải kể đến các loại hình du lịch cộng đồng khác như tuyến du lịch “Ấn tượng Huế xanh”kết hợp tham quan làng thêu Thuận Lộc và làng nón Đốc Sơ do đội Tình nguyện xanh Hội Liên hiệp thanh niên Huế tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường sinh thái. Tuyến du lịch này hoạt động từ Festival Huế 2000 với sự giúp đỡ của Vùng Nord Pas de Calais được du khách đánh giá cao và người dân địa phương đồng tình, ủng hộ. Gần đây còn có thêm các tuyến du lịch đồng quê, tây Thủy An, làng cổ Phước Tích v.v...đã mở ra hướng khai thác tiềm năng du lịch của địa phương. Hoạt động thương mại dịch vụ đã bắt nhịp với không khí sôi động của Festival, phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch và kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách tham dự Fes- tival. Các siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu được đầu tư nâng cấp, lượng hàng hóa trên thị trường phong phú và đa dạng hơn, từng bước hình thành các trung tâm thương maị, phố đêm, phố ẩm thực, phố đi bộ, nhiều hội chợ triển lãm được tổ chức với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều nghệ nhân, nhiều cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, đúc đồng, chạm khắc, thêu, sơn mài, nón, gốm sứ, kim hoàn, mây tre đan...đã quan tâm đầu tư xây dựng các khu trưng bày và trình diến nghề, sản

xuất nhiều mẫu mã hàng hóa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới phục vụ du khách, tham gia dự thi hoặc tham dự hội chợ, trưng bày. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đổi mới đầu tư các loại hình dịch vụ văn hóa du lịch mới như làng hành hương, ẩm thực nhà vườn, nhà hàng vườn sinh vật cảnh...Sự tham gia của người dân trong các hoạt động dịch vụ du lịch còn phải kể đến thuyền du lịch và xe xích lô du lịch. Các thuyền du lịch đã và đang được củng cố, sắp xếp lại nhằm nâng cao chất lượng vận chuyển khách tham quan và tổ chức tốt hơn các chương trình ca Huế trên sông Hương. Tại Festival chuyên đề năm 2007, lần đầu tiên, giới xích lô ba miền Bắc-Trung-Nam đã cùng tụ hội về Huế trong một chương trình rực rỡ sắc màu “Lễ hội xích lô” với trên 300 chiếc tham gia. Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế thành lập năm 2004 và hiện nay có 232 chiếc tham gia dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Thời gian qua với sự giúp đỡ của ngành du lịch và Liên đoàn Lao động thành phố, Nghiêp đoàn đã tập hợp đội ngũ và mở nhiều khóa tập huấn đưa đón khách. Để xây dựng năng lực hoạt động cho đội ngũ xích lô du lịch, đề án “Tổ chức xích lô du lịch theo mô hình du lịch cộng đồng” đang được ngành chức năng chuẩn bị triển khai nhằm nâng xích lô Huế thành một sản phẩm du lịch độc đáo, một phương tiện giao thông thân thiện. Một nội dung khác cũng cần nêu thêm ở đây, đó là sự tham gia của đông đảo người dân từ nội thị ra đến ngoại thành vùng ven làm vệ sinh sạch đẹp môi trường, trang trí cổ động, chỉnh trang bộ mặt cảnh quan đô thị để chào mừng đón khách dự Festival và các chương trình, tour tuyến du lịch. Lực lượng tình nguyện viên, liên lạc viên đã góp phần đắc lực trong công tác hướng dẫn, lễ tân, đối ngoại để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách.

và sự tham gia tích cực của người dân Huế trong lĩnh vực du lịch là nhân tố chủ yếu thúc đầy ngành du lịch Huế tăng trưởng nhanh, nhiều năm liền đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Doanh thu du lịch bình quân hàng năm tăng 35 %. Năm 2007 lượng khách du lịch đến Huế đạt 1.347.300 lượt, tăng 25 % so với cùng kỳ (khách quốc tế khoảng 575.100 lượt). 6 tháng đầu năm đã có 591.650 du khách đến Huế tăng 37% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 313.808 lượt, tăng 41,3%. Doanh thu du lịch ước đạt 517 tỷ đồng, tăng 37,1% so cùng kỳ và đạt 51,4% kế hoạch. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 85%.

Bên cạnh những kết quả tích cực nói trên, sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch ở Huế cũng còn không ít hạn chế, chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, chưa khai thác hết thế mạnh về văn hóa trong kinh doanh du lịch và dịch vụ. Nhiều tổ chức, cá nhân còn bị động, lúng túng, thiếu năng động và sáng tạo tổ chức các loại hình kinh doanh dịch vụ. Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ, chưa kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh trong các kỳ lễ hội nên chưa chủ động đầu tư sinh lợi từ Festival. Các doanh nghiệp còn thiếu nhạy bén, chưa coi Festival là cơ hội để giới thiệu sản phẩm, trao đổi mua bán hàng hóa nên chậm nhập cuộc với các hoạt động Festival, chưa có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, gọn nhẹ với giá cả phù hợp để du khách mua sắm khi tham quan. Công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa được triển khai quyết liệt. Tình trạng cò mồi, đeo bám, níu kéo du khách ở các điểm tham quan du lịch vẫn còn xảy ra.

Trong mục đích phát triển du lịch bền vững, các cấp chính quyền thành phố Huế luôn tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần kinh

tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư tham gia phát triển du lịch dịch vụ. Chương trình phát triển du lịch dịch vụ và chương trình xây dựng Huế thành phố Festival là hai chương trình kinh tế xã hội trọng điểm của năm 2008 được HĐND thành phố thông qua với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. UBND thành phố Huế đã sớm ban hành nhiều chủ trương, chính sách thông thoáng, ưu đãi cũng như môi trường thuận lợi để kêu gọi đầu tư, tăng cường nguồn lực cho phát triển du lịch. Chính quyền thành phố còn quan tâm làm tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn như giữ gìn cảnh quan, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cho người dân, đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Trong bối cảnh của thành phố Festival, sự tham gia của người dân Huế trong phát triển du lịch đã đạt được một số thành tựu nhất định song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trên cơ cở thực hiện nghiêm túc Quyết Định 143 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai hai chương trình trọng điểm phát triển du lịch dịch vụ và xây dựng thành phố Huế thành phố Festival, người dân cố đô sẽ tiếp tục khẳng định vai trò chủ thể hàng đầu của mình để tham gia có hiệu quả hơn trong các hoạt động du lịch và dịch vụ. Mặt khác, về phần mình, UBND thành phố Huế sẽ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa - du lịch mà Festival là một lĩnh vực trọng điểm nhằm huy động sự đóng góp tích cực và chủ động hơn của mọi tầng lớp dân cư và thành phần kinh tế. Thành phố Huế quyết tâm xây dựng thành công thành phố festi- val, thành phố du lịch có tính bền vững với sự tham gia tích cực của người dân theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 53 - 57)