Sf tham gia c*a cng !+ng vào hot !ng phát trin du

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 50 - 52)

II. Vai trò c*a !ô th du lch trong h th(ng !ô th Vit Nam

2. Sf tham gia c*a cng !+ng vào hot !ng phát trin du

vào hot !ng phát trin du lch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao vì vậy hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và các thành viên trong xã hội. Đây được xem là một trong những “điểm mạnh” so sánh

của du lịch so với các ngành kinh tế khác. Thực tế hoạt động du lịch ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy những hình thức chủ yếu mà cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch bao gồm :

(i) Tham gia vào hoạt động cung ứng thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nguyên vật liệu cần thiết cho các hoạt động dịch vụ du lịch;

(ii) Tham gia vào hoạt động tác nghiệp tại các cơ sở dịch vụ du lịch;

(iii) Trực tiếp cung cấp các dịch vụ đến du khách.

Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng trong phát triển du lịch, nhiều mô hình phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng đã được khuyến khích phát triển ở các địa phương, đặc biệt tại các trọng điểm du lịch, nơi hoạt động du lịch diễn ra sôi động với nhiều cơ hội cho cộng đồng.

Hình thức tham gia hoạt động du lịch phổ biến và chủ yếu nhất hiện nay của cộng đồng là cung cấp các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, các đặc sản địa phương cho khách du lịch. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy tại hầu hết các khu, điểm tham quan du lịch từ Sa Pa, Hạ Long, Đồ Sơn, Hương Sơn, Cửa Lò... đến Huế, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu, v.v. Sự tham gia của cộng đồng ngày càng được mở rộng, thu hút được ngày một đông sự tham gia của cộng đồng, góp phần tăng cường sinh kế và cải thiện cuộc sống của người dân nơi diễn ra hoạt động du lịch.

Ví dụ, tại Cửa Lò, nếu như năm 1990 mới chỉ có 412 người tham gia, năm 2000 là 1.380 người thì đến năm 2007 số người tham gia dịch vụ du lịch ở đây đã lên đến trên 3.500 người. (Nguồn : Sở Du lịch Nghệ An).

Tại Hội An, trước khi được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới (năm 1994), chỉ có khoảng 10 hộ làm các dịch vụ và bán hàng lưu niệm phục vụ khách thăm quan, đến năm 2000, số hộ tham gia các dịch vụ du lịch lên đến trên 60 và năm 2006 có tới trên 1.400 hộ (Nguồn : UBND Thị xã Hội An). Vận chuyển khách du lịch, đặc biệt bằng thuyền, ở nhiều điểm tham quan như Hạ Long, Tam Cốc – Bích Động, Hương Sơn, Bến Tre, v.v. cũng là một trong những hình thức phổ biến và ngày càng phát triển hiện nay về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

Loại hình du lịch lưu trú tại nhà dân (home-stay) đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương như Sa Pa, Ba Bể, Vĩnh Long, v.v. Tại Ba Bể, nếu như năm 1996 chỉ có 3 hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ home-stay thì đến năm 2007 con số này đã lên đến trên 20 hộ. Nhiều hộ gia đình khác, do chưa có điều kiện để làm dịch vụ home- stay, song cuộc sống của họ cũng được cải thiện nhờ tham gia vào hoạt động du lịch như như chèo thuyền, sản xuất và bán hàng lưu niệm, v.v. Điều này là nhân tố tích cực góp phần giảm bớt tác động của cộng động đến các giá trị sinh thái và môi trường vườn quốc gia Ba Bể.

Trong định hướng phát triển du lịch của mình, nhiều địa phương như Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, v.v. đã có quy hoạch phát triển loại hình du lịch đầy triển vọng này không chỉ với mục đích có thêm một sản phẩm du lịch mới mà còn tạo cơ hội để cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển du lịch.

Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức

phi chính phủ, điển hình là Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa, đồng thời qua đó cũng góp phần vào nỗ lực xoá đói giảm nghèo. Ví dụ điển hình đối với những mô hình này có thể thấy ở Sa Pa (Lao Cai), Hòn Mun (Khánh Hòa), ... (Thừa Thiên - Huế), v.v...

Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch ở nhiều điểm du lịch nhìn chung là có sự hướng dẫn của của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương hoặc có sự tư vấn, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên sự hướng dẫn, giúp đỡ này thường chỉ ở giai đoạn đầu còn sau đó hoạt động này bị buông lỏng, thiếu sự giám sát và tư vấn. Kết quả là tình trạng “lộn xộn” trong hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng hiện được xem là khá phổ biến ở các khu điểm du lịch trong cả nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của khu, điểm du lịch, đặc biệt vào mùa du lịch.

Những nguyên nhân chủ yếu và cũng là những vấn đề đang đặt ra của hiện trạng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch bao gồm :

- Nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ về lợi ích cũng như nghĩa vụ khi tham gia hoạt động du lịch;

- Quyền được biết của cộng đồng về quy hoạch, về các quy định quản lý tại các khu, điểm du lịch còn chưa được thực hiện nghiêm túc;

- Hệ thống chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng chuyển đổi nghề, tham

gia vào các hoạt động du lịch để ổn định cuộc sống còn có những bất cập;

- Cộng đồng chưa có được sự hỗ trợ đầy đủ (về vốn, về kỹ năng, về thông tin, v.v.) để phát triển những dịch vụ phù hợp một cách lâu dài;

- Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch tại các khu, điểm du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như một yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, một số giải pháp chủ yếu cần được xem xét bao gồm :

Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo cho quy hoạch đi vào cuộc sống trên cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng đối với mảnh đất mà họ gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để có được cuộc sống tốt hơn; và để cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch;

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Trước hết nhận thức này cần được nâng lên ở những người “già làng, trưởng bản”, những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng;

Tăng cường phổ biến, giải thích các quy

định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch;

Xây dựng cơ chế/chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng;

Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, v.v.;

Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch để cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống và qua đó hạn chế các tác động của cộng đồng đến tài nguyên, môi trường, góp phần cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 50 - 52)