Tham lun ca UBND thành ph Lng n

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 65 - 68)

V IS THAM GIA CA CNG ZNG

Tham lun ca UBND thành ph Lng n

Thành phè Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Tỉnh Lạng Sơn, có diện tích tự nhiên 79,18 km2, dân số gần 10 vạn người. Là một Thành phố trẻ phát triển năng động, cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Chính trị - Văn hoá - Xã hội của Việt Nam với Trung Quốc và các nước Đông Âu. Thiên nhiên ưu đãi cho Thành phố Lạng Sơn nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km về phía tây nam, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 17 km, cách Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh và chợ đường biên 30 km về phía bắc. Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông thuận lợi, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Nhất - Nhị - Tam Thanh, Núi Nàng Tô Thị, chợ Kỳ Lừa... Từ Thành phố Lạng Sơn có các tour du lịch sang Trung Quốc và các điểm du lịch nổi tiếng trong nước như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc… rất thuận tiện, dễ dàng.

Xác định được tiềm năng thế mạnh về du lịch, những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm đầu tư phát triển ngành

du lịch, mà trọng tâm là địa bàn thành phố. Hoạt động du lịch được sơ khai từ những năm 1990 mới có 01 doanh nghiệp nhà nước, đến năm 1995 có 22 đơn vị và hiện nay có 45 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh du lịch - dịch vụ đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố. Thực hiện chính sách mở cửa, nhất là từ khi tuyến đường 1A mới đưa vào sử dụng, lượng khách nội địa đến Lạng Sơn không ngừng gia tăng với nhiều mục đích: tham quan du lịch, mua sắm, khảo sát thị trường... Năm 2002 đón 420.000 lượt khách tăng 5 lần so với năm 1998. Khách du lịch đến Thành phố Lạng Sơn tập trung đông nhất vào dịp đầu năm và cuối năm, vào thời gian này công suất sử dụng cơ sở lưu trú đạt 80 % - 90 %. Ngoài lượng khách du lịch trên, do cách Hà Nội chỉ 02 giờ đồng hồ đi ô tô, vì vậy còn có một lượng khách không nhỏ là khách du lịch trong ngày có xu hướng ngày càng gia tăng.

Trong những năm vừa qua, phát huy lợi thế về thương mại, du lịch, Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các ngành

của Tỉnh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, tốc độ tăng trường ngành Du lịch - Dịch vụ giai đoạn 2006 - 2007 đạt mức khá cao. Lượng khách du lịch năm 2006 tăng 10,7%; năm 2007 tăng 13,7%. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ hiện có 75 cơ sở lưu trú, 1.250 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn và 24 nhà hàng, ngày càng được quan tâm, đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Tổng mức doanh thu khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch trên địa bàn năm 2007 ước đạt 56.874 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2006. Thành phố đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe... phục vụ phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Nhiều công trình hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tiếp tục được quan tâm, đầu tư, xây dựng và hoàn thiện, từng bước hình thành nên các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí Liên doanh quốc tế với các hạng mục: Sân gôn, Khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại… đã và đang triển khai thực hiện, trong tương lai sẽ tạo ra một khu du lịch, vui chơi giải trí hiện đại mang tầm cỡ quốc tế để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

Hệ thống cửa hàng đã được các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và sửa chữa để phục vụ kinh doanh. Hệ thống chợ được quan tâm đầu tư, xây dựng và phát triển với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hệ thống cơ sở lưu trú cũng tăng lên nhanh chóng,

năm 1998 có 21 cơ sở lưu trú với 292 phòng, đến nay đã có 82 cơ sở ( 07 khách sạn 02 sao, 04 khách sạn 01 sao, 71 khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu với hơn 1200 phòng với chất lượng trang thiết bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao trình độ ngiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ dần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Để tập trung khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về du lịch, ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, trong những năm qua Thành phố Lạng Sơn rất quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị, trước hết nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch đến địa bàn.

Nhằm nâng cao vai trò, vị trí của cộng đồng dân cư tham gia phát triển hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, năm 2006, dự án phát triển du lịch Thành phố Lạng Sơn thông qua huy động cộng đồng thuộc Chương trình hợp tác đô thị giữa 3 thành phố Ubon Ratchathani - Thái Lan, Thành phố Fredericton - Canada, Thành phố Lạng Sơn - Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN) và Liên đoàn đô thị Canada (FCM). ACVN và FCM đã đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển ngành du lịch Thành phố Lạng Sơn và để thúc đẩy ngày càng nhanh tốc độ phát triển du lịch Thành phố Lạng Sơn góp phần thực hiện mục tiêu

đề ra của Thành phố cũng như của Tỉnh là phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thành phố Lạng Sơn đã thực hiện chương trình hợp tác về phát triển du lịch thông qua huy động cộng đồng.

Mục tiêu của dự án là giúp Lạng Sơn phát triển và nâng cao khả năng trong việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển trong các lĩnh vực nhất định hơn là việc triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể. Kết quả dài hạn là nhằm nâng cao năng lực của chính quyền địa phương để xây dựng một chiến lược phát triển du lịch và tiếp thị có tính thực tiễn và khả thi, tiếp theo là việc nâng cao năng lực cần thiết để triển khai thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch và cải thiện các lĩnh vực dịch vụ nhất định của Thành phố Lạng Sơn. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2010 với sự tham gia của cộng đồng, nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Thành phố để phát triển du lịch và dịch vụ.

Thực hiện kế hoạch của dự án, thành phố đã biên soạn và phát hành tờ rơi và sách hướng dẫn du lịch nhằm phục vụ mục đích xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương. Thành lập các Trung tâm Thông tin du lịch, xây dựng bản đồ du lịch, làm biển chỉ dẫn du lịch để cung cấp thông tin cho khách du lịch đến địa phương. Thực hiện chương trình " Thành phố sạch" với mục tiêu huy động sự tham gia của các ngành, các cấp và của cả cộng động dân cư làm cho Thành phố trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Thực hiện chương trình "Nhà hàng sạch" với mục tiêu xây dựng hệ

thống nhà hàng có khả năng cung cấp dịch vụ ẩm thực đảm bảo chất lượng, phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế.

Tháng 2/2008, kết thúc dự án, các chuyên gia quốc tế đã ghi nhận những thành công bước đầu của dự án, thể hiện ở sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các ngành chức năng của Thành phố trong việc triển khai thực hiện dự án, do vậy đã hoàn thành tốt các nội dung công việc theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt việc thực hiện chương trình "Thành phố sạch" và "Nhà hàng sạch" đã huy động được sự tham gia của một bộ phận dân cư trong cộng đồng. Chương trình " Thành phố sạch" đã xác định và có biện pháp giảm thiểu một số khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn, qua đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch các điểm tập kết, xử lý rác thải và các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra ngoài địa bàn Thành phố. Thực hiện thành công dự án là cơ hội tốt cho Thành phố Lạng sơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành phố với sự tham gia của cộng đồng, nâng cao khả năng của chính quyền địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thành phố để phát triển ngành du lịch và công nghệ thông tin, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố, phát triển Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, trở thành Thành phố du lịch xứng đáng với tầm vóc là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và là cửa ngõ giao lưu kinh tế quốc tế của cả vùng biên giới phía bắc tổ quốc.

Trước hết tôi xin được phép thay mặt cho chính quyền và nhân dân thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh gởi đến ban tổ chức Hội thảo và quí vị đại biểu lời chúc tốt đẹp nhất, xin chân thành cảm ơn Hiệp hội các đô thị Việt Nam, với sự tài trợ của Viện KAS - Cộng hòa liên bang Đức - đã tổ chức Hội thảo để có dịp chúng tôi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đô thị trên cả nước, xoay quanh vấn đề “Sự tham gia người dân trong lĩnh vực du lịch”. Do đặc thù tỉnh Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer (chiếm trên 30% so với dân số của Tỉnh) của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy đến với hội thảo hôm nay, tôi xin trao đổi với Ban Tổ chức Hội thảo và quí vị đại biểu xung quanh chủ đề “Cộng đồng dân tộc Khmer trong phát triển du lịch thị xã Trà Vinh”.

Thị xã Trà Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng đất Trà Vinh, được hình thành dưới thời Vua Thiệu Trị - Nhà Nguyễn. Hơn 1,5 thế kỷ qua thị xã Trà Vinh luôn có sự phát triển về mọi mặt, được nhà nước công nhận là đô thị loại III vào năm 2007, sự phát triển của thị xã Trà Vinh ngày càng xứng đáng hơn, với vai trò là trung

tâm tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nét đặc trưng cũng là niềm tự hào của chính quyền và nhân dân thị xã Trà Vinh là cả thị xã như nép mình dưới bóng râm của hàng ngàn cây cổ thụ, mà nhiều nhất là chủng loại thực vật của đất giồng cát như: cây sao, cây dầu, cây me,... có độ tuổi trên thế kỷ. Cây xanh đã đi vào thơ ca và âm nhạc, để thị xã Trà Vinh được công chúng cả nước và khách du lịch gần xa biết đến như một “thị xã công viên”.Thị xã Trà Vinh còn được biết đến bởi Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tọa lạc tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, là “công trình trái tim” nói theo cách nói của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng - là một di tích lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân thị xã Trà Vinh; thị xã Trà Vinh có Ao Bà Om một trong những danh thắng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tọa lạc tại khóm 3, phường 8, cách trung tâm thị xã khoảng 5km về phía Tây, có hệ thống Chùa chiền cổ kính của cộng đồng các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Nhưng thật thiếu sót khi nói đến thị xã Trà Vinh mà không nói đến nghệ thuật, cách sinh hoạt, cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer, đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)