Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có ngành TCMN ở hai nước Châu Á và ở Thái Bình, Hà Nội; có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định, đó là:

- Phát triển ngành TCMN cần gắn với quá trình công nghiệp hóa nông thôn:

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thương mại hóa đã có lúc làm cho yếu tốđộc đáo, tinh xảo của sản phẩm TCMN truyền thống bị phai nhạt, lu mờ. Do vậy cần chú trọng và coi phát triển các ngành nghề truyền thống là bộ phận của quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Trong phát triển ngành TCMN, cần kết hợp kỹ thuật thủ công với công nghệ tiên tiến, trang bị máy móc, thiết bị cơ khí kết hợp với kỹ thuật của các nghệ nhân, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp. Do đó nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ cho ngành TCMN và phát triển các cụm công nghiệp để từng bước chuyển sản xuất hàng TCMN từ phân tán, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Chính sách sản phẩm - Phong trào “mỗi làng một sản phẩm”:

Hình thành và phát triển đầu tiên ở Nhật Bản, đến nay phong trào OVOP đã lan rộng ra trên 30 quốc gia, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho hàng triệu lao động thông qua việc quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm độc đáo của các làng nghề, giữ gìn các giá trị truyền thống được kết tinh trong mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm. Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng “ “mỗi làng một sản phẩm” ở Hà Nội và một số địa phương, bước đầu đã đạt được kết quảđáng khích lệ. Tỉnh

Nam Định cần nghiên cứu phát triển phong trào này tại địa phương, nhất là đối với những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của làng nghề Nam Định.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực: Việc đào tạo nghề, chuyên môn, kỹ thuật, quản lý cho nhân lực TCMN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành TCMN. Vì thế cần chú trọng đầu tư đào tạo tay nghề cho người lao động. Thợ cả, những nghệ nhân được coi như vốn quý của quốc gia, được Nhà nước chú ý quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Chính sách hỗ trợđầu tư, tín dụng, thuế:

Sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng của nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

Chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng, thuế cần tập trung vào việc cung cấp tín dụng cho hộ nông thôn nghèo vay để phát triển sản xuất; bảo lãnh tín dụng để giúp đỡ các cơ sởở làng nghề vay vốn không cần tài sản thế chấp, cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất thấp để đầu tư máy móc, thiết bị cho sản xuất; miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, thuếđất, thuế thu nhập, thuế nguyên liệu,... cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập.

- Chính sách xúc tiến thương mại:

Kinh nghiệm từ các nước Châu Á và một số địa phương trong nước cho thấy, để phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ các cơ sở làng nghề TCMN tham gia các hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước, cung cấp thông tin thị trường, xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề về hàng TCMN. Nhà nước hỗ trợ kinh phí mời chuyên gia nước ngoài để tư vấn cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu; hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tổ chức hội thảo, tư vấn thị trường hàng TCMN nước ngoàị

Đồng thời chú trọng hỗ trợ cơ sở, làng nghề ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Bởi ứng dụng thương mại điện tử có thể coi là biện pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả nhất hiện nay, lợi ích mang lại lớn hơn nhiều chí phí bỏ rạ Tuy nhiên, thương mại điện tử cần đầu tư ban đầu lớn về hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực để vận hành, giao dịch.

- Phát triển làng nghề TCMN truyền thống cần gắn với du lịch làng nghề: Thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến với làng nghề không chỉ làm tăng xuất khẩu tại chỗ mà còn là một trong những kênh quảng bá cho sản phẩm làng nghề. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy mỗi làng nghề TCMN truyền thống vừa là nơi sản xuất vừa là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

- Về công tác chỉ đạo, triển khai chính sách phát triển ngành nghề thủ công:

Ở Thái Lan đã thành lập Ủy ban quốc gia OTOP để thống nhất chỉ đạo phong trào từ trung ương địa phương và có phân công, phân nhiệm cụ thể cho các tiểu ban chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ trong từng lĩnh vực liên quan đến phát triển phong trào OVOP. Các Bộ, ngành liên quan phối hợp trong từng lĩnh vực cụ thể nhưng chủ trì vẫn là Ủy ban quốc gia OTOP. Điều này tránh được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, có nhiều cơ quan tham gia triển khai cùng lĩnh vực nhưng sự phối hợp triển khai không hiệu quả.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh gồm những nội dung gì? Sử dụng phương pháp nào, các chỉ tiêu nào để đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh?

Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đặc điểm của hàng TCMN xuất khẩu, đồng thời chỉ ra những nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, tác giả đã xác định, đưa ra các chính sách có tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh. Và tác giả đã đề xuất phương pháp đánh giá với những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tác động của chính sách đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu sau một khoảng thời gian thực thị

Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm hàng TCMN xuất khẩu ở một số nước châu Á có những điểm tương đồng với Việt Nam và một số địa phương trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm để có thể nghiên cứu vận dụng để hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)