Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 (Trang 123)

công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định

Theo dự báo của Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), trong những năm tới, mặc dù hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cục diện thế giới, khu vực sẽ có nhiều chuyển biến nhanh và khó lường. Điều này sẽ mở ra những cơ hội phát triển nhanh nhưng nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức lớn. Toàn cầu hóa và quốc tế hóa sẽ tiếp tục tiến triển nhưng cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm sẽ ngày càng rõ nét và sẽ có những điều chỉnh theo các tâm trục và lĩnh vực khác nhau, chủ nghĩa khu vực sẽ tăng lên. Các nước lớn vừa hợp tác, vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt hơn. Cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn khiến các nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn giữa các nước xuất khẩụ

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thể hiện trong Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 của Chính phủ; trong đó một trong những giải pháp chủ yếu là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm vừa phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, vừa hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽđem lạị

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết gia nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Việc thực hiện cam kết quy trình xây dựng và thực thi chính sách công nói chung trong đó có chính sách kinh tế phải được xây dựng theo hướng đảm bảo công bằng, minh bạch, tuân thủ quy luật thị trường, không phân biệt đối xử, tôn trọng luật pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, Việt Nam cần tuân thủ cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu và tuân thủ các quy định liên

thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề, thuế thu nhập khi chuyển nhượng mẫu mã sáng tác cho đơn vị, cá nhân sản xuất;

- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo chương trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến công được UBND tỉnh phê duyệt;

- Được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;

- Được tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; Được hỗ trợ 50% kinh phí ăn nghỉ, thuê phương tiện đi lại khi tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

(2) Quyền lợi đối với thợ giỏi cấp tỉnh

- Được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận danh hiệu “Thợ giỏi tỉnh Nam Định” kèm theo tiền thưởng là 02 triệu đồng và biểu trưng;

- Được xem xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh (nếu đủđiều kiện); - Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật; được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề;

- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ theo chương trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến công được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Được hỗ trợ tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính thợ giỏi làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Được hỗ trợ 50% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

- Hỗ trợ kinh phí phối hợp với các trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp mở các lớp đào tạo cho các học viên là nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu sản phẩm TCMN, giúp đỡ họ nâng cao trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cùng với kinh nghiệm trong nghềđể thiết kế ra những mẫu mã sản phẩm đẹp và có tính mỹ thuật caọ

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi, tặng giải thưởng sáng tạo mẫu mã kiểu dáng sản phẩm TCMN xuất khẩu, để khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát triển các mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

3.3.6.2 Hỗ trợ đào tạo lao động nghề thủ công mỹ nghệ

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công và kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nghề TCMN cho lao động nông thôn, lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa qua đào tạọ Nhưng để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cần nghiên cứu đào tạo theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành TCMN.

- Hiện nay, theo quy định đào tạo lao động nghề ngắn hạn từ nguồn kinh phí khuyến công và kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều phải qua các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức, ngay cả các doanh nghiệp có nghệ nhân, thợ giỏi đủ khả năng tự đào tạo cho lao động hoặc chỉ thuê giảng viên trong một số nội dung đào tạo lại không được hưởng hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Đây là điều bất cập, do vậy đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng, đầu tư mới có sử dụng lao động phải đào tạo thì UBND tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo cho số lao động mới và kinh phí này hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, mức hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/khóa học, tùy theo tính chất ngành nghề.

- Hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề tại chỗ trong các làng nghề TCMN:

Phần lớn thợ thủ công trong các làng nghề TCMN truyền thống thường không học trong các trường lớp mà chủ yếu được các nghệ nhân, thợ giỏi truyền

dạy nghề theo phương pháp "cầm tay chỉ việc", "vừa làm vừa học". Trong đó những thủ pháp kỹ thuật, nghệ thuật, bí quyết nhà nghề thường được các nghệ nhân, thợ cả chỉ truyền dạy cho con cháu mình, không dễ lộ ra ngoài, họ giữ gìn các bí quyết đó với ý thức cẩn trọng. Vì vậy để phù hợp với việc dạy nghề trên, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đào tạo thợ thủ công trong ngành TCMN như sau:

+ Hỗ trợ mở xưởng kỹ thuật thực hành ở một số nơi có nhu cầu theo phương thức vừa học vừa lao động tại các làng nghề. Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí và cơ sở có lao động vừa học vừa làm đóng góp một phần. Kinh phí nhà nước hỗ trợ chủ yếu sử dụng để trang trải các chi phí về giảng dạy như mời giảng viên và nghệ nhân giảng bài và hướng dẫn thực hành, các chi phí thực nghiệm.

+ Thực tế những thợ cả, nghệ nhân đã truyền nghề cho những lao động đạt kết quả tốt. Trong khi thời gian vừa qua, một số dự án khuyến công thiếu thầy dạy, thời gian thực hành ngắn, dạy nghề không phù hợp với thực tế địa phương về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, học nghề xong không có việc làm, dẫn đến khai giảng, bế giảng khá đủ nhưng người học thành nghề rất ít. Do vậy tỉnh cần cho phép và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tổ chức dạy, truyền nghề và thu phí từ học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thoả thuận và hoạt động này được miễn thuế; đồng thời đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân được bồi dưỡng kiến thức sư phạm miễm phí, biên soạn tài liệu, dạy nghề, truyền nghềđược hỗ trợ theo chếđộ của giảng viên.

3.3.7 Hoàn thin chính sách h tr ng dng và đổi mi công ngh

Không giống với các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác, sản xuất hàng TCMN xuất khẩu có những đặc thù riêng trong việc ứng dụng và đổi mới công nghệ, đó là việc nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ sản xuất phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến hiện đại và thủ công truyền thống; đảm bảo nâng cao năng suất lao động bằng máy móc thiết bị nhưng vẫn phải giữ được nét thủ công truyền thống đặc trưng trong sản phẩm, phát huy kỹ năng của người thợ và các công đoạn thủ công tạo nên sản phẩm.

Nguyên tắc trên có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đổi mới công nghệ sản xuất hàng TCMN xuất khẩụ Nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản và đặc thù của

sản xuất hàng TCMN là kết hợp chặt chẽ giữa tính truyền thống và tính hiện đạị Thế mạnh của công nghệ truyền thống là thể hiện tính độc đáo về kỹ thuật, kỹ xảo, tạo nên phong cách riêng của các sản phẩm TCMN . Còn thế mạnh của công nghệ hiện đại là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, năng suất lao động cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm TCMN xuất khẩu trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống trong SX các sản phẩm TCMN xuất khẩu là cần thiết. Chính sách KHCN cần có sự hỗ trợ phù hợp cho các cơ sở sản xuất hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất.

- Về nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong sản xuất của làng nghề để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống; UBND tỉnh cần xem xét, nâng mức hỗ trợ cho nội dung này:

+ Nâng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm TCMN mới từ mức hỗ trợ tối đa từ 250 triệu đồng/mô hình theo Quyết định số 466/QĐ-UBND [60] lên 500 triệu để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ mới, sản phẩm mớị

+ Nâng mức hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất TCMN đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức cá nhân khác học tập từ mức hỗ trợ tối đa là 70 triệu đồng/mô hình lên 100 triệu đồng.

- Bổ sung chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, sản lượng đủ đáp ứng đơn hàng xuất khẩu là tiêu chí số một để nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện naỵ Do vậy tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các cơ sở SX hàng TCMN ứng dụng công nghệ, đưa máy móc thiết bị tiên tiến vào một số công đoạn sản xuất để cùng với các công đoạn đòi hỏi công nghệ truyền thống để tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, sản lượng cao như sau: Các cơ sở sản xuất hàng TCMN đầu tư dây

chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm TCMN được UBND tỉnh xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công, mức hỗ trợ một lần không quá 100 triệu đồng.

Ngoài các nội dung hỗ trợ trên, tỉnh tiếp tục xem xét, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trong các nội dung sau:

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tài trợ, hỗ trợ vốn, hỗ trợ vay vốn và lãi suất vay của tỉnh đối với các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp, trong đó có ngành hàng TCMN qua Quỹ phát triển Khoa học & công nghệ của tỉnh.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ gắn liền với dịch vụ tài chính - tín dụng để đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất hàng TCMN.

- Xây dựng, cụ thể hóa cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệđể đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

3.3.8 Hoàn thin chính sách bo v và x lý môi trường làng ngh, cm công nghip, đim công nghip nông thôn công nghip, đim công nghip nông thôn

Một trong các nguyên nhân tình trạng hiện nay còn nhiều làng nghề gây ô nhiễm môi trường là các tiêu chí công nhận làng nghề quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [4] rất đơn thuần về hoạt động kinh tế, chưa đề cập đến hoạt động xã hội và môi trường. Trong khi chính sách KHCN chưa đủ mạnh để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chưa có các giải pháp huy động nguồn lực cho phát triển KHCN trong làng nghề. Một số biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề đã được triển khai, tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn chồng chéo và không rõ ràng giữa các ngành chức năng. Không chỉ là vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở cơ sở sản xuất mà còn ở cả các cụm công nghiệp làng nghề, hiện nay trong 20 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hoạt động chỉ có 3 cụm công nghiệp đã có công trình xử lý nước thải tập trung. Do vậy chính sách bảo vệ môi trường phải bao phủ hết các đối tượng nàỵ

- Tỉnh cần tăng kinh phí và nhân lực cho việc quan trắc mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp, đánh giá, phân loại ô nhiễm về mức độ, tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường... để xác định các giải pháp phù hợp với hiện trạng nhằm từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình thí điểm hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở sản xuất hàng TCMN bao gồm các chi phí: Mua sắm máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ dưới 30% chi phí đầu tư được duyệt nhưng mức tối đa 300 triệu đồng/cơ sở.

- Chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề TCMN vào các cụm, điểm công nghiệp tập trung:

Để khuyến khích các cơ sở sản xuất nằm đan xen trong khu vực dân cư làng nghề, nhất là các cơ sở đang gây ô nhiễm môi trường di chuyển vào các cụm công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 (Trang 123)