Trong những năm tới tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai thực hiện nội dung các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn và xây dựng nông thôn mớị
Trong Kế hoạch triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 [51], UBND tỉnh Nam Định đã đề ra: (1) Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn; (2) Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; (3) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏở nông thôn nhằm đạt tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mớị
Trong Kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015 [55], UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu: (1) Đến năm 2015, có 80% số xã có giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 10% trở lên; trong đó phấn đấu 100% số xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh có nghề, làng nghề và sản phẩm chủ yếu, có giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 15% trở lên, 100% làng nghề hiện có đạt tiêu chí làng nghề của Bộ NN & PTNT; (2) Giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động mới trong giai đoạn 2011-2015.
Do vậy quan điểm phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định cần gắn với những chủ trương và định hướng trên như sau:
Một là, các ngành, các cấp cần nhận thức đúng về vai trò sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN, coi đây là hướng khai thác tiềm năng, giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập ở nông thôn, tăng trưởng xuất khẩu, phát triển bền vững kinh tế nông thôn.
Hai là, phát triển sản xuất hàng TCMN phải gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn, nguyên liệu… theo hướng đa dạng hoá các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng hình thành các doanh nghiệp hạt nhân ở mỗi khu vực nông thôn. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hàng TCMN phát triển.
Ba là, phát triển sản xuất hàng TCMN gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng để phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống và tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ).
Bốn là, phát triển sản xuất hàng TCMN phải đem lại hiệu quả KT-XH. Hiệu quả kinh tế thể hiện trước hết ở việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, được thị trường chấp nhận, tăng thu nhập cho người lao động. Hiệu quả xã hội, thể hiện ở việc tạo thêm nhiều việc làm, giảm bớt tệ nạn xã hội và đảm bảo an ninh nông thôn.
Năm là, phát triển sản xuất hàng TCMN phải đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới, giữ gìn các thuần phong mỹ tục và giá trị văn hoá truyền thống.
Sáu là, phát triển sản xuất hàng TCMN phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Bảy là, Nhà nước hỗ trợ phát triển hàng TCMN xuất khẩu bằng các chính sách và giải pháp vĩ mô nhằm phát huy nội lực của các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở các nguồn lực tại chỗ là chính, sự hỗ trợ và tác động từ Nhà nước và bên ngoài chỉ có tác dụng châm ngòi cho các yếu tố nội tại phát huỵ
3.1.2. Phương hướng phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định
Kinh tế thế giới sau năm 2012 được dự báo tiếp tục phục hồi và tăng trưởng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng TCMN của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục tăng. Đây là yếu tố thuận lợi để các nước, trong đó có Việt Nam có thểđẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN.
Tuy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của cả nước cũng như của Nam Định trải qua những thăng trầm, có khi thuận lợi, có lúc khó khăn, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường
Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm về thị trường là hiện nay hàng TCMN của Việt Nam mặc dù đã xuất khẩu được vào hầu hết các thị trường thế giới, Nam Định đã xuất khẩu được vào thị trường 42 nước nhưng kim ngạch còn nhỏ so với khối lượng nhập khẩu hàng TCMN của các thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn. Cũng cần phải nhận thấy, trong xuất khẩu hàng TCMN, Việt Nam đang gặp phải khó khăn khi phải đương đầu với một sốđối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm năng và kinh nghiệm, trước hết là Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Philipin…
Những vấn đề trên xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là hàng TCMN của Việt Nam nói chung và của Nam Định nói riêng còn hạn chế về sản xuất, phát triển sản phẩm và thị trường xuất khẩụ Do vậy, để phát triển xuất khẩu hàng TCMN, việc phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định cần theo phương hướng sau:
Thứ nhất, trong sản xuất và phát triển sản phẩm cần chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm:
+ Đẩy mạnh chuyên môn hoá và tính cá biệt sản phẩm, kết hợp với mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm cá biệt, xây dựng nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp với tên làng nghề để hình thành thương hiệu làng nghề TCMN. Mỗi làng nghề TCMN cần duy trì và phát triển một số sản phẩm đặc thù, có chất lượng và có sức cạnh tranh trên thị trường. Mỗi sản phẩm đều phải hướng vào một thị trường hoặc một số thị trường mục tiêụ
+ Đa dạng hoá sản phẩm TCMN theo các loại: sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm thủ công kết hợp giữa truyền thống và hiện đạị
+ Kết hợp giữa chuyên môn hoá các làng nghề để tạo ra các sản phẩm đặc thù có tính dị biệt của từng làng vừa đa dạng hoá sản phẩm, phân tán rủi ro khi thị trường tiêu thụ sản phẩm chính gặp khó khăn.
Thứ hai, chủđộng tạo ra khả năng tiêu thụ của các sản phẩm TCMN ngay từ trong khâu sản xuất: Cần hướng tới bán sản phẩm thị trường cần chứ không phải bán cái mà ta có, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm ngay từ khi sản xuất. Chú trọng khâu thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu của khách hàng, phù hợp với yêu cầu của thị trường để có khả năng cạnh tranh cao là yếu tố quyết định đến sự thành công trong chiến lược phát triển hàng TCMN xuất khẩụ
Thứ ba, phát triển thị trường theo hướng vừa đa dạng hoá thị trường vừa hình thành các thị trường trọng điểm. Đặc biệt coi trọng khai thác các thị trường ngách để có thể từng bước thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩụ
Thứ tư, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để phát triển xuất khẩu; tích cực và chủđộng tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu, các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầụ Việc liên kết này không chỉ mang lại sự hỗ trợ về vốn, công nghệ mà còn học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức hệ thống phân phối ở nước ngoài, phương thức quản lý. Đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh cần chủ động liên kết với các thương nhân, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN trong nước có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực hoạt động, với nhiều mô hình liên kết khác nhaụ
Thứ năm, phát triển hàng TCMN xuất khẩu trước hết trên cơ sở phát triển các làng nghề TCMN: Khôi phục làng nghề trước kia nay đã bị mai một; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề TCMN mang đặc trưng của Nam Định; hình thành và phát triển các làng nghề TCMN mớị Đồng thời phát triển sản xuất hàng TCMN tập trung trong các cụm công nghiệp.
3.1.3 Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN ở Nam Định đến năm 2020
Trong Kế hoạch hành động của tỉnh Nam Định thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 [56] đã xác định quan điểm, mục tiêu xuất khẩu đến năm 2020 như sau:
- Về quan điểm phát triển xuất khẩu:
+ Phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ, hạn chế ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhất là sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế trong cơ cấu hàng xuất khẩụ
+ Chú trọng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong tỉnh.
- Về mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung toàn tỉnh:
+ Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 15,5-16,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 (kim ngạch đạt 450 - 480 triệu USD vào năm 2015) và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,5 – 15%/năm; kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 850 - 950 triệu USD. - Vềđịnh hướng phát triển xuất khẩu hàng TCMN:
+ Xuất khẩu hàng TCMN theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng 15-20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh.
+ Trong phát triển xuất khẩu hàng TCMN, bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống (Nga, EU, Đông Bắc Á) cần phát triển xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác, đặc biệt là thị trường Mỹ; chú trọng phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua hoạt động du lịch làng nghề.
+ Phát triển các mặt hàng TCMN xuất khẩu chiến lược của tỉnh góp phần phát triển mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân: Nhóm mặt hàng TCMN xuất khẩu sử dụng nhiều lao động thủ công, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn: Sản phẩm mây tre đan, sơn mài, sản phẩm cói, thêu ren.
Nhóm mặt hàng TCMN xuất khẩu ứng dụng công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị trong một số công đoạn, lao động có tay nghề cao tạo ra sản phẩm có giá trị cao nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu: Đồ gỗ mỹ nghệ, đồ kim khí mỹ nghệ.
- Kế hoạch xuất khẩu hàng TCMN đến năm 2020:
Bảng 3.1: Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN của Nam Định giai đoạn 2013-2020
ĐVT: Nghìn USD ST T Mặt hàng Năm 2012 2013 2015 2020 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN 24.952 28.532 37.135 76.890 1 Hàng mây, tre 11.627 13.214 16.940 35.114 2 Cơ khí mỹ nghệ 4.405 5.099 6.893 14.260 3 Đồ gỗ mỹ nghệ 5.985 6.963 9.197 20.798
4 Hàng đay, cói, chuối 2.130 2.373 2.975 4.987 5 Thảm len, thêu, tơ tằm 805 883 1.130 1.730
3.2 Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định
Theo dự báo của Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), trong những năm tới, mặc dù hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cục diện thế giới, khu vực sẽ có nhiều chuyển biến nhanh và khó lường. Điều này sẽ mở ra những cơ hội phát triển nhanh nhưng nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức lớn. Toàn cầu hóa và quốc tế hóa sẽ tiếp tục tiến triển nhưng cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm sẽ ngày càng rõ nét và sẽ có những điều chỉnh theo các tâm trục và lĩnh vực khác nhau, chủ nghĩa khu vực sẽ tăng lên. Các nước lớn vừa hợp tác, vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt hơn. Cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn khiến các nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn giữa các nước xuất khẩụ
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thể hiện trong Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 của Chính phủ; trong đó một trong những giải pháp chủ yếu là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm vừa phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, vừa hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽđem lạị
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết gia nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Việc thực hiện cam kết quy trình xây dựng và thực thi chính sách công nói chung trong đó có chính sách kinh tế phải được xây dựng theo hướng đảm bảo công bằng, minh bạch, tuân thủ quy luật thị trường, không phân biệt đối xử, tôn trọng luật pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, Việt Nam cần tuân thủ cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu và tuân thủ các quy định liên
thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề, thuế thu nhập khi chuyển nhượng mẫu mã sáng tác cho đơn vị, cá nhân sản xuất;
- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo chương trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến công được UBND tỉnh phê duyệt;
- Được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
- Được tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; Được hỗ trợ 50% kinh phí ăn nghỉ, thuê phương tiện đi lại khi tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
(2) Quyền lợi đối với thợ giỏi cấp tỉnh
- Được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận danh hiệu “Thợ giỏi tỉnh Nam Định” kèm theo tiền thưởng là 02 triệu đồng và biểu trưng;
- Được xem xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh (nếu đủđiều kiện); - Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật; được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề;
- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ theo chương trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến công được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính thợ giỏi làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo kế hoạch được cấp có