Không giống với các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác, sản xuất hàng TCMN xuất khẩu có những đặc thù riêng trong việc ứng dụng và đổi mới công nghệ, đó là việc nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ sản xuất phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến hiện đại và thủ công truyền thống; đảm bảo nâng cao năng suất lao động bằng máy móc thiết bị nhưng vẫn phải giữ được nét thủ công truyền thống đặc trưng trong sản phẩm, phát huy kỹ năng của người thợ và các công đoạn thủ công tạo nên sản phẩm.
Nguyên tắc trên có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đổi mới công nghệ sản xuất hàng TCMN xuất khẩụ Nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản và đặc thù của
sản xuất hàng TCMN là kết hợp chặt chẽ giữa tính truyền thống và tính hiện đạị Thế mạnh của công nghệ truyền thống là thể hiện tính độc đáo về kỹ thuật, kỹ xảo, tạo nên phong cách riêng của các sản phẩm TCMN . Còn thế mạnh của công nghệ hiện đại là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, năng suất lao động cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm TCMN xuất khẩu trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống trong SX các sản phẩm TCMN xuất khẩu là cần thiết. Chính sách KHCN cần có sự hỗ trợ phù hợp cho các cơ sở sản xuất hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất.
- Về nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong sản xuất của làng nghề để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống; UBND tỉnh cần xem xét, nâng mức hỗ trợ cho nội dung này:
+ Nâng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm TCMN mới từ mức hỗ trợ tối đa từ 250 triệu đồng/mô hình theo Quyết định số 466/QĐ-UBND [60] lên 500 triệu để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ mới, sản phẩm mớị
+ Nâng mức hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất TCMN đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức cá nhân khác học tập từ mức hỗ trợ tối đa là 70 triệu đồng/mô hình lên 100 triệu đồng.
- Bổ sung chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, sản lượng đủ đáp ứng đơn hàng xuất khẩu là tiêu chí số một để nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện naỵ Do vậy tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các cơ sở SX hàng TCMN ứng dụng công nghệ, đưa máy móc thiết bị tiên tiến vào một số công đoạn sản xuất để cùng với các công đoạn đòi hỏi công nghệ truyền thống để tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, sản lượng cao như sau: Các cơ sở sản xuất hàng TCMN đầu tư dây
chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm TCMN được UBND tỉnh xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công, mức hỗ trợ một lần không quá 100 triệu đồng.
Ngoài các nội dung hỗ trợ trên, tỉnh tiếp tục xem xét, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trong các nội dung sau:
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tài trợ, hỗ trợ vốn, hỗ trợ vay vốn và lãi suất vay của tỉnh đối với các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp, trong đó có ngành hàng TCMN qua Quỹ phát triển Khoa học & công nghệ của tỉnh.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ gắn liền với dịch vụ tài chính - tín dụng để đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất hàng TCMN.
- Xây dựng, cụ thể hóa cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệđể đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
3.3.8 Hoàn thiện chính sách bảo vệ và xử lý môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn