Sự nỗ lực từ các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 (Trang 159)

ị Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn việc lập thiết kế quy hoạch chi tiết, thiết kế xây dựng các công trình phục vụđầu tư phát triển các làng nghề TCMN; thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt các đồ án thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng các công trình đầu tư phát triển làng nghề TCMN.

k.UBND các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo thực hiện và tổ chức quản lý các hoạt động đầu tư khôi phục, phát triển các làng nghề TCMN trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn trình tự, hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân ưu tú.

- Huy động vốn và cân đối, bố trí vốn hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề TCMN trên địa bàn. Tuyên truyền giới thiệu và vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ vào các làng nghề TCMN.

3.4.3 S n lc t các cơ s sn xut kinh doanh hàng th công m nghtrên địa bàn tnh trên địa bàn tnh

3.4.3.1 Tìm hiểu, nắm bắt tận dụng các hỗ trợ, ưu đãi từ chính sách

Các làng nghề, cơ sở TCMN cần tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt tận dụng các hỗ trợ, ưu đãi từ chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu để kết hợp, chủđộng tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

3.4.3.2 Tích cực, chủ động triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh - Nghiên cứu và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước, quốc tế và hội nhập kinh tế thế giớị Đầu tư nghiên cứu thị trường xác định lượng cầu, thị hiếu, mẫu mã, những điều kiện, quy cách, quy định về tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường khác nhaụ Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, kết hợp với những điều kiện hiện có, những tiềm năng mới có thể khai thác để định hướng chiến lược sản phẩm trên cơ sở kết hợp giữa tính đặc thù của sản phẩm với tính phổ thông, lựa chọn giữa xu thế chuyên biệt hoá và đa dạng hoá sản phẩm trong từng giai đoạn. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành và cải tiến các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN bao gồm cả đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý; coi trọng đào tạo nhân lực thông qua tăng cường đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức như cử đi học các chương trình đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, truyền nghề trực tiếp tại cơ sở làm việc, tổ chức hoặc tham gia các hội thi tay nghề, tập huấn, …

- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết để nâng cao sức cạnh tranh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Thiết bị công nghệ tiên tiến là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất, các hoạt động cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, sáng chế và có thể cả các nghiên cứu khoa học liên quan. Đồng thời mở rộng các mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các làng nghề TCMN.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN phải nâng cao nhận thức và trang bị các kiến thức về thương hiệu, thấy rõ tầm quan trọng của thương hiệu để từ đó nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm đồng thời cần có chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp, lựa chọn mô hình hợp lý để cho thương hiệu đến được người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận.

3.4.3.3 Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ

Tỉnh đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho việc vận động, thành lập Hội thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định (mức hỗ trợ 30% chi phí thành lập nhưng tối đa không quá 50 triệu). Việc thành lập Hội thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định nhằm mục đích tạo sự hợp tác, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển sản phẩm TCMN… để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm TCMN của tỉnh. Hội sẽ là cầu nối, phối hợp với các cấp, các ngành của tỉnh và Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn cho DN sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN. Đồng thời khi các DN cùng ngành TCMN tham gia và hoạt động trong Hội sẽ tránh được tình trạng tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau, gây thiệt hại cho chính DN. Vì vậy các doanh nghiệp TCMN cần tích cực vận động, mời gọi các cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập và tham gia Hội TCMN tỉnh.

Kết luận chương 3

* Trong kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định chịu tác động của nhiều nhân tố từ môi trường, tình hình KT-XH trong nước và quốc tế, nhất là thị trường cung cầu hàng TCMN.

Trong bối cảnh đó, tác giảđã nêu ra phương hướng, mục tiêu phát triển hàng TCMN xuất khẩu, các quan điểm, phương hướng để hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định.

* Tác giả đã đề xuất các nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định bao gồm xây dựng thêm 3 chính sách hợp phần chưa có; bổ sung, hoàn thiện 6 chính sách hiện đang thực thi trên địa bàn tỉnh:

- Về xây dựng thêm các chính sách hợp phần mới: Đề xuất xây dựng thêm 3 chính sách đó là: (1) Quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định, (2) Chính sách sản phẩm, (3) Chính sách phát triển nguồn nguyên liệụ

- Về điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện 6 chính sách hợp phần đang thực thi đó là: (1) Chính sách đất đai, (2) Chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, (3) Chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành TCMN, (4) Chính sách hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ trong ngành TCMN xuất khẩu, (5) Chính sách bảo vệ và xử lý môi trường làng nghề TCMN, cụm, điểm công nghiệp, (6) Chinh sách hỗ trợ xúc tiến thương mại phát triển thị trường.

Trong các nội dung đề xuất, tác giảđã chú trọng đến sự thống nhất, khả thi, phù hợp của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Cùng với việc đề xuất các nội dung hoàn thiện chính sách, tác giả cũng đã đề xuất, kiến nghị các điều kiện để đảm bảo triển khai thực thi chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ởđịa phương là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam do chưa có nhiều nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài luận án nghiên cứu "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ

nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020" nhằm góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ởđịa phương, đồng thời góp phần làm cơ sở cho chính quyền các địa phương trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trong thực tiễn.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất: Luận án đã làm rõ được nội dung và các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, các nội dung liên quan đến chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương; Đề xuất các bước hoàn thiện chính sách, trong đó luận án đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. Đây là những vấn đề lý luận mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.

Thứ hai: Luận án đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc ban hành, chỉ đạo triển khai chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở một số nước châu Á và một sốđịa phương trong nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ởđịa phương.

Thứ ba: Từ việc đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012, luận án đã chỉ ra: Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định đã có tác động đến sự tăng quy mô sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu dẫn đến kết quả sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN đã có sự tăng trưởng cả về giá trị sản xuất, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu nhưng còn những hạn chế chủ yếu đó là: (1) chưa có quy hoạch phát triển hàng TCMN, chính sách sản phẩm, chính sách phát triển nguồn nguyên liệu; (2) chính sách đang thực thi chưa có sự hỗ trợ một số lĩnh vực như ưu đãi, đào tạo nghệ nhân,

thợ giỏi, thiết kế mẫu mã; mức hỗ trợ từ ngân sách cho xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đào tạo lao động, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, xử lý ô nhiễm môi trường còn thấp.

Do hạn chế của chính sách dẫn đến hạn chế của sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định thời gian qua: Sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, thiếu mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phát triển và thiết kế mẫu mã sản phẩm mới còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Thứ tư: Luận án đã đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định theo hai nhóm cơ bản: (i) Xây dựng mới quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu, chính sách sản phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu; (ii) Điều chỉnh, bổ sung khắc phục những hạn chế của chính sách trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư-tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng chính sách hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩụ

Để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định, tác giả luận án xin kiến nghị:

(1) Với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương:

Chính phủ nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo quốc gia ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan cả ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Ban này có chức năng điều phối các hoạt động và tư vấn chính sách cho Chính phủ và những bộ, ngành liên quan. Để đảm bảo năng lực điều phối, Ban này nên trực tiếp trực thuộc Chính phủ và Ban thư ký gắn liền với các bộ, ngành có liên quan đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

(2) Với UBND tỉnh Nam Định:

- Xây dựng và ban hành "Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định" trên cơ sở tích hợp, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế chính sách hiện hành và những chính sách phát triển mới liên quan đến ngành hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định.

- Phân định rõ vai trò và phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các cấp của tỉnh trong công tác phối hợp triển khai các chính sách, các giải pháp phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn.

Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của luận án được chính quyền tỉnh Nam Định và các địa phương có đặc điểm tương đồng với Nam Định tham khảo, vận dụng vào việc ban hành, chỉ đạo tổ chức triển khai chính sách phát triển hàng TCMN ở địa phương. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, tài chính và khả năng của bản thân, tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định bằng công cụ phân tích chi phí và lợi ích (Cost & Benefit Analysis - CBA), nó đòi hỏi phải có quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu phản ánh trên diện rộng. Đây có thể trở thành hướng nghiên cứu để phát triển sâu hơn trong những công trình nghiên cứu của bản thân tác giả hoặc của tổ chức, nhà nghiên cứu khác có điều kiện về nhân lực, tài chính làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu theo hướng mang lại hiệu quả cao hơn khi thực thi chính sách.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Các bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của Luận án

1. Trần Lê Đoài, Marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định, Tạp chí thương mại số 19, 2009.

2. Trần Lê Đoài, Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệở Nam Định gắn với những giải pháp tích cực của địa phương, Tạp chí Công nghiệp số tháng 1+2, 2013. 3. Trần Lê Đoài, Nguyễn Quang Hồng, Hỗ trợ tài chính xúc tiến thương mại

của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán số 02, 2013.

4. Trần Lê Đoài, Mô hình CNH, HĐH với phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Nam Định, Kỷ yếu Hội thảo "Các học thuyết kinh tế và khả năng ứng dụng vào Việt Nam", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2013.

Các nghiên cứu có liên quan đến Luận án

5. Trần Lê Đoài (2006), Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Trần Lê Đoài (2013), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, Chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh năm 2013 (đã hoàn thành nghiệm thu).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Công nghiệp (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 về

việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

2. Bộ Công Thương (2010), Thông tư số 35/2010/TT-BCT ngày 12/11/2010 quy

định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểụ

3. Bộ Công Thương (2011), Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011 sửa

đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

4. Bộ Công Thương (2012), Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 quy

định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công..

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

8. Chính phủ (2012), Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công.

9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrigh (2012),Giới thiệu mô hình kim cương củaMichael Porter [Trực tuyến] Địa chỉ:

www.fetp.edụvn/attachment.aspx?ID=6511 [Truy cập 13/01/2013]

10. Cục Thống kê Nam Định (2006, 2012), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 (Trang 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)