Kiến nghị với chính quyền trung ương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 149 - 151)

- Hoàn thiện chính sách đối ngoại nói chung, CSĐNKT nói riêng cho cấp Quốc gia trong trung và dài hạn, được công bố công khai và tham vấn các địa

phương, các cấp các ngành, sau đó chính thức ban hành làm căn cứ tham chiếu, thực hiện. Để các cấp chính quyền địa phương có căn cứ tham chiếu, hoạch định CSĐNKT của địa phương mình, không biến thành cuộc chạy đua “vô tiền khoáng hậu”, giống như kiểu “ưu đãi trải thảm đỏ” thu hút đầu tư hay “rượt đuổi thành tích tăng trưởng GDP” của các nền kinh tế địa phương. Sự hoạch định một CSĐNKT quốc gia căn cơ, bài bản và có tầm nhìn chiến lược, đòi hỏi tính đến các lợi ích cốt lõi của dân tộc, các đối tác và nguy cơ tiềm tàng, xác định được các mối quan hệ và ranh giới khách quan, quy định chuẩn mực cho hành vi, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức... Một CSĐNKT như vậy, có thể nói là điều kiện và môi trường lý tưởng về thể chế minh bạch và ổn định, tính dự báo trước và giảm thiểu các rủi ro cũng như chi phí giao dịch cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động đối ngoại kinh tế, nó cũng khuyến khích được tính tích cực và chủđộng của các chủ thể

tham gia, phát huy được sức mạnh và các tiềm năng hướng vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị - thực tiễn. Ở bình diện quốc gia, chúng ta chưa có những chính sách và chiến lược ĐNKT theo kiểu ISO như vậy, nhưng quan trọng hơn, chúng ta phải khẩn trương chuẩn bị cho thiết kế, ban hành những chính sách và chiến lược ĐNKT thật tốt, nó phải quy tụ được tâm huyết, trí tuệ, sáng kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, kể cả tham vấn rộng rãi các tỉnh thành, địa phương trong cả nước. Một chính sách như vậy sẽ phản ánh và bảo vệ được các lợi ích cốt yếu và lâu dài, thống nhất được hành động và đảm bảo tính khả

thi trong thực tiễn ĐNKT nước ta.

- Tạo điều kiện, phối hợp giữa Trung ương với các cơ quan của Hà Nội trong các khâu của quy trình chính sách ĐNKT Thủ đô: từ khâu nghiên cứu, xây dựng, thực hiện, đánh giá, giám sát thực thi. Khi CSĐNKT thỏa mãn các yêu cầu –

điều kiện vừa nêu trên, thì logic tất yếu sẽ phải bảo đảm sự phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa cơ quan Trung ương và Địa phương, tránh sự xung đột lợi ích hay triệt tiêu tác động của các bộ phận hay các cấp ngành trong toàn hệ thống, nhờ thế hiệu

ứng sức mạnh tổng hợp của cấp Trung ương và từng địa phương, bộ phận được nâng lên. Hiện nay ở nước ta đang thiếu cơ chế phối hợp thực chất, có trách nhiệm giữa Trung ương, các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, có tình hình “mạnh ai nấy làm, trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong hoạt động

ĐNKT. Để khắc phục điểm yếu này, trước tiên phải bắt đầu từ sự phối hợp trong quy trình xây dựng chính sách, hơn thế, bản thân cơ chế chính sách phải dựa trên nguyên tắc thống nhất về lợi ích và khuyến sự tham gia của các chủ thểđịa phương,

ngoài ra còn phải có những điều khoản và quy định bắt buộc thực hiện sự phối hợp này trong những văn cảnh và tình huống cụ thể, không nên chung chung và ỷ vào sự

tự giác, tự ý thức. Để các chủ thể địa phương phát huy được vai trò tích cực tham gia, thì các cấp có thẩm quyền Trung ương phải tự giới hạn quyền và phạm vi của mình, phải có những khoảng trống hay điều kiện mở dành cho các sáng kiến địa phương. Tựu chung, phải có cơ chế, thể chế quy định cụ thể về việc này.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)