Các bộ phận cơ bản của chính sách đối ngoại kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 42 - 48)

Các bộ phận của CSĐNKT có thể được phân định theo các cách tiếp cận khác nhau. Luận án tập trung nghiên cứu CSĐNKT theo cách tiếp cận hướng tới mục tiêu của ĐNKT, với năm chính sách cơ bản sau đây.

Th nht, chính sách to dng môi trường quc tế thun li cho hp tác, phát trin kinh tế

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, việc xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cả về chính trị, an ninh và kinh tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế

trong nước. Nội dung này được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động đối ngoại kinh tế cấp cao và ký kết các văn bản chính thức nhà nước, tạo môi trường quốc tế

và khung khổ luật pháp - thể chế thuận lợi để tranh thủ nguồn lực và sự đầu tư từ

bên ngoài cho sự phát triển đất nước. Qua các chuyến viếng thăm, đàm phán cấp cao sẽ ký kết các hiệp ước, nghị định khung và triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế với các đối tác đi vào chiều sâu. Điều này cũng tạo xung lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với các nước trên thế

phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động đối ngoại nhà nước và chính quyền các cấp sẽ thúc đẩy việc hình thành và củng cố các cơ chế và khuôn khổ hợp tác nhằm góp phần đưa quan hệ với các đối tác chiến lược, các nước lớn, các khu vực và bạn bè truyền thống ngày càng

đi vào chiều sâu, phát triển ổn định và bền vững; đồng thời đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Củng cố khuôn khổ pháp lý cho hợp tác kinh tế song phương và đa phương thông qua việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng. Tham gia tích cực, hiệu quả vào các diễn đàn quốc tế,có nhiều sáng kiến và đóng góp thực chất vào các nội dung hợp tác kinh tế trong khuôn khổ các thể chế kinh tế khu vực (như ASEAN, APEC, AFTA, NAFTA,…); hoặc các thể chế kinh tế toàn cầu (WTO, WEF, WB, IMF…). Trong bối cảnh thế giới

đầy biến động và tiềm ẩn rủi ro về an ninh - chính trị - kinh tế như hiện nay, mỗi nước cần xác định được chiến lược quan hệ với các đối tác chủ chốt, các đối tác trước mắt và lâu dài để có thể cân bằng quyền lực của mình trong khu vực và trên thế giới, giúp tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế

trong nước.

Th hai, chính sách h tr phát trin thương mi, dch vđối ngoi

Trong các chính sách đối ngoại kinh tế, chính sách ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn góp phần thúc đẩy phát triển thương mại - dịch và do đó, làm tăng sức mạnh tổng hợp, tăng tích lũy của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; "điều tiết thừa thiếu" trong mỗi nước; nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người lao động, nhất là lao động trong các ngành xuất khẩu. Nội dung của chính sách ngoại thương bao gồm: xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ, thuê nước ngoài gia công để tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động đối ngoại kinh tếở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngành ngoại giao với hệ thống các cơ quan ở trong nước và nước ngoài, bao gồm các cơ quan đại diện, các sở ngoại vụ tại các tỉnh, thành phố có thể hỗ trợ tích cực cho các địa phương, các sở, ban, ngành chuyên môn khác và cho các doanh nghiệp trong các vấn đề kinh tếđối ngoại, giúp họ thực hiện tốt các hoạt động kinh

tế đối ngoại. Việc mở rộng hoạt động đối ngoại kinh tế của địa phương sẽ giúp các

địa phương khai thác tốt hơn các cơ hội từ bên ngoài để phát triển, đồng thời phát huy tốt hơn các lợi thế so sánh của địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế, qua

đó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói riêng mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung.

Việc hỗ trợ các địa phương mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại cần được thể hiện thông qua những hoạt động sau: 1) Thông tin thường xuyên và kịp thời giữa địa phương và các cơ quan ngoại giao, các Sở Ngoại vụđể việc hợp tác, hỗ trợ

giữa địa phương và các cơ quan ngoại giao đạt được hiệu quả cao; 2) Phối hợp, giúp

đỡ các tỉnh/thành phố tổ chức hoặc tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư, khơi thông và mở rộng thị trường, không chỉ ở thị

trường truyền thống châu Âu, châu Mỹ, Lào, Campuchia mà còn mở rộng sang khu vực Trung Đông, Châu Phi; 3) Có cơ chế tham vấn giữa địa phương và các cơ quan ngoại giao về những chủ trương, biện pháp, dự án cụ thể về kinh tế đối ngoại, trên cơ sởđó các cơ quan ngoại giao có những đóng góp và hỗ trợ tìm đối tác thích hợp; 4) Hỗ trợ địa phương kiểm tra đối tác đầu tư, thương mại lớn trên các lĩnh vực như địa vị pháp lý, năng lực tài chính, công nghệ, uy tín nhằm tránh lừa đảo kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, v.v..; 5) Tích cực phối hợp, hỗ trợ địa phương tăng cường hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động; 6) Hợp tác cùng địa phương xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác Ngoại giao kinh tế.

Th ba, chính sách vn động thu hút đầu tư và vin tr nước ngoài

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, có đầu tư trực tiếp (FDI) giữ vai trò quan trọng, nhằm tận dụng khai thác xu hướng nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là hợp tác quốc tế trong đầu tư và sản xuất, bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất quốc tế… (i) Xây dựng các xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn của nước ngoài, xí nghiệp này thường

được ưu tiên trong những ngành kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay thế

nhà nước tiết kiệm ngoại tệ; (ii) Hợp tác gia công: Do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, các nước công nghiệp phát triển đã tiến hành cải tổ cơ cấu kinh tế

quốc dân theo hướng tập trung ưu tiên những ngành có hàm lượng khoa học cao, chuyển những ngành có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao sang các nước đang phát triển; (iii) Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá, bao gồm chuyên môn hóa những ngành khác nhau và trong cùng một ngành, đây là hình thức hợp tác làm cho cơ cấu ngành của các nước tham gia đan xen vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau.

Đầu tư trực tiếp (FDI) của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, nhất là của các tập đoàn lớn, các TNCs là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bổ xung vốn cho CNH, HĐH, tăng năng lực sản xuất, chuyển giao KHCN và kỹ năng quản lý hiện đại, phát triển khu vực tư nhân, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là giúp các nước

đang phát triển có thể nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay dòng đầu tư trực tiếp giữa các nước ước tính nhiều ngàn tỷ USD, trong đó, vốn của các TNCs chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều ưu thế. Các TNCs nhờ hoạt động trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh doanh theo mô hình “chuỗi” hay “mạng lưới”, nắm giữ bí quyết công nghệ nguồn, có thể khai thác hợp lý phân công hợp tác giữa các nước, làm cho sản phẩm toàn cầu đáp ứng được nhu cầu đặc thù của từng địa phương (Coca-Cola Hãng đồ uống toàn cầu là thí dụ).

Để thu hút và sử dụng hiệu quả các dòng vốn FDI, các nước đang phát triển cần đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, có kế hoạch - chương trình mục tiêu thu hút FDI để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thành lập các KCN-KCX tập trung với ưu đãi về thuế, mặt bằng, tỷ lệ nội địa hóa và phát triển công nghiệp hỗ trợ…

Bên cạnh, thu hút viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), viện trợ

chính thức (ODA) của các chính phủ có ý nghĩa quan trọng nhằm bổ xung nâng cấp năng lực sản xuất trong nước và củng cố quan hệ hợp tác chính thức giữa các quốc gia. Các NGOsbao gồm các chủ thể có tư cách pháp nhân, là những tổ chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các Quỹ...

Các tổ chức NGOs đó là những tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư

cách pháp nhân, theo pháp luật của nước sở tại và theo pháp luật của nước cho đặt trụ sở chính. Viện trợ NGOs được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu là viện trợ

thông qua các chương trình, dự án (viện trợ để thực hiện các chương trình/dự án), viện trợ phi dự án (viện trợ bằng tiền hay hiện vật) và viện trợ khẩn cấp trong trường hợp có thiên tai hoặc tai hoạ khác. Viện trợ NGO là loại viện trợ không hoàn lại, chủ yếu mang tính nhân đạo và hỗ trợ phát triển, có thủ tục nhanh gọn và đơn giản. Quy mô dự án thường không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đô la Mỹ, thời gian thực hiện không dài (từ vài tháng đến 1-2 năm) nhưng thường đáp ứng kịp thời, sát với nhu cầu và phù hợp với khả năng quản lý, sử dụng của nơi nhận viện trợ.

Chính phủ các nước cũng dành một phần viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua NGOs. Bên cạnh, các nước đang phát triển còn nhận được từ

chính phủ các nước phát triển nguồn hỗ trợ quan trọng – vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ có hoàn trả vốn vay với những điều kiện ưu đãi (như lãi suất thấp hoặc gần như bằng không, thời hạn trả nợ kéo dài hàng chục năm, thậm chí nhiều chục năm,…). Viện trợ ODA và thông qua NGOs là đáng kể, ngày một tăng và trên thực tếđã là nguồn lực quan trọng giúp nhiều nước vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cải cách kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng thể chế, phát triển hạ tầng và an sinh đối với các nước đang phát triển.

Th tư, chính sách hp tác quc tế v khoa hc công ngh

Cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia ngày nay chủ yếu dựa trên lợi thế về

KHCN, hợp tác chuyển giao KHCN là một điều kiện tất yếu để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. Đối với những nước lạc hậu về kỹ thuật, vốn chi phí cho nghiên cứu khoa học còn ít, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chưa nhiều, phương tiện vật chất còn thiếu thốn thì việc đẩy mạnh hợp tác và chuyển giao KHCN với nước ngoài là vô cùng quan trọng. Chính sách hợp tác và chuyển giao KHCN được thực hiện dưới nhiều hình thức như trao đổi những tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao KHCN… Việc đưa lao

động và chuyên gia đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài cũng có thể coi là một hình thức hợp tác đào tạo nhân lực KHCN. Để hoạt động này đạt hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội, cần phải tổ chức lại căn bản các hoạt động hiện hành, từ việc tuyển chọn, tổ chức quản lý người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đến việc sử dụng số người này sau khi họ trở về nước.

Trong đó, cần quan tâm tới chính sách khai thác chuyển giao KHCN từ các TNCs, bởi các TNCs đang sở hữu tiềm lực KHCN to lớn, tiềm lực này đóng vai trò quyết định sống còn trong chiếm lĩnh thị trường độc quyền của các công ty (có TNCs). Các TNCs của nước phát triển áp dụng các phương thức để thực hiện chuyển giao công nghệ: (i) chuyển giao các công nghệ hiện đại mà đối tượng chuyển giao là giữa các chi nhánh trong nội bộ hệ thống TNCs tại các nước phát triển, có đủđiều kiện về trình độ công nghệ, cơ sở vật chất và nhân sựđể tiếp thu và khai thác hiệu quả, đồng thời công nghệ này được kiểm soát chặt chẽ, tránh nguy cơ

rò rỉ; (ii) chuyển giao công nghệ hạng hai thường được chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ thống TNCs tại các nước đang phát triển, các công nghệ hạng hai cũng phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của các nước này, trong khi mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh tại các quốc gia này cũng chưa cao. Ví dụ, Nhật Bản chuyển giao những công nghệ thâm dụng lao

động và nguyên liệu sang các nước NICs, để luôn giữ vị trí “đầu đàn” trong mô hình “đàn nhạn bay ” ở châu Á.

Các kênh chuyển giao công nghệ: (i) Kênh đầu tư trực tiếp là công cụ quan trọng nhất cho phép các TNCs thực hiện chuyển giao công nghệở mọi cấp độ hiệu quả mà vẫn kiểm soát được công nghệ; (ii) Kênh đầu tư phi cổ phần gồm các hình thức như cấp phép, hoạt động quản lý và marketing… cho phép TNCs khai thác công nghệ mà không cần phải tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, đồng thời bên nhận công nghệ cũng không bị ảnh hưởng đến quyền điều hành hoạt động sản xuất; (iii) Kênh liên minh liên kết phát triển trong các ngành mới (như công nghệ

sinh học, điện tử, hàng không, vũ trụ…) có mức độ rủi ro cao, chi phí cho hoạt động R&D lớn khiến các TNCs đơn lẻ khó thực hiện được. Ví dụ, liên minh IBM với các

TNCs khác trong việc phát triển máy tính cá nhân, công ty Lotus Corporation cung cấp phần mềm ứng dụng, Microsoft thiết kế hệ thống điều hành cho bộ vi xử lý còn Intel thực hiện hoạt động sản xuất.

Th năm, chính sách vn động kiu bào tham gia phát trin kinh tế xây dng đất nước

Chính sách thu hút nguồn lực của kiều bào vào xây dựng đất nước cũng rất cần thiết và là một chính sách quan trọng của các quốc gia. Đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, lực lượng kiều bào ở nước ngoài rất đông đảo và là cầu nối hiệu quả giữa nước ngoài với trong nước, có tiềm lực lớn cả về vốn lẫn tri thức

để có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách cụ thể, phù hợp vận động kiều bào đóng góp xây dựng đất nước có vai trò rất quan trọng để

khai thác tiềm lực to lớn này vào xây dựng chấn hưng đất nước, khi trong nước và

địa phương còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và tri thức. Trung Quốc là thí dụ thành công về vận động đội ngũ Hoa kiều đóng góp xây dựng đất nước; đội ngũ Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới hưởng ứng chính sách hướng về Đại lục đã góp phần to lớn giúp Trung Quốc có được thành công như ngày nay. Việt Nam cũng là quốc gia có đông đảo khoảng 4 triệu Việt kiều ở nước ngoài, hàng năm lượng kiều hối gửi về hỗ trợ cho gia đình và tham gia đầu tư trong nước ước đạt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)