Thứ nhất, kinh nghiệm các nước chỉ ra chính sách đối ngoại cần tập trung cho phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giữ gìn môi trường quốc tế hòa bình ổn định, đây chính là tiền đề - cơ sở cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đối ngoại kinh tế của quốc gia. Chính sách đối ngoại kinh tế tiếp tục được triển khai, hỗ trợ phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở
phát huy thế mạnh của quốc gia. Các quốc gia nêu trên đã thành công về phát triển,
đều thực hiện chính sách đối ngoại kinh tế rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; nhưng do khả năng và nguồn lực có hạn nên cần có trọng tâm, trọng điểm trong việc lựa chọn khu vực và đối tác hợp tác. Việc đặt trọng tâm vào khu vực nào, quốc gia nào cụ thể cũng xuất phát từ nhu cầu khách quan nội tại của nền kinh tế trong nước.
Thứ hai, thực thi chính sách đối ngoại kinh tế kiên trì, nhất quán trước sau như một, từng chính sách bộ phận và nhiệm vụ cụ thể phải thống nhất với chính sách tổng thể và mục tiêu chiến lược; thông qua chủđộng thiết lập các liên kết kinh tế với các khu vực, các nước, các tổ chức, các đối tác thương mại lớn, duy trì thế
cân bằng lợi ích và hòa bình ổn định quốc tế cho phát triển đất nước; đồng bộ hóa các biện pháp, công cụ nhằm khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu, kết hợp với bảo hộ có
điều kiện cho nền sản xuất và thị trường trong nước; có kế hoạch tích cực nâng cấp cơ cấu xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa-dịch vụ quốc gia trên thị trường thế giới.
Thứ ba, CSĐNKT trên cơ sở khai thác được các nguồn lực và cơ hội bên ngoài, đồng thời phát huy được những tiềm năng, lợi thế vốn có của đất nước, chủ động từng bước nâng cấp và gắn kết sản xuất trong nước tham gia vào chuỗi giá trị
quốc tế. Bên cạnh chính sách thương mại, đầu tư quốc tế, cần hết sức chú trọng chính sách chuyển giao KHCN, tri thức, kinh nghiệm quản lý và vận động kiều bào. Trong xu hướng toàn cầu hóa nhân lực và di chuyển lao động quốc tế, kiều bào
đang trở thành bộ phận hữu cơ của các nền kinh tế tiếp nhận người nhập cư; đồng thời họ vẫn không tách rời, là cầu nối liên hệ văn hóa - kinh tế - thương mại tự
nhiên giữa trong nước với các dân tộc trên thế giới nơi cộng đồng kiều bào đang sinh sống. Chính sách đối ngoại một quốc gia cần khuyến khích được cả hai lực lượng: cả nhà đầu tư, công dân nước ngoài vào làm ăn tại nước mình và kiều bào ở
nước ngoài tham gia đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước dưới nhiều hình thức linh hoạt, thiết thực, phù hợp. Trung Quốc đã rất thành công trong việc vận
động Hoa kiều ở nước ngoài đóng góp xây dựng đất nước; Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi từ đại lục, đóng sức người và của cải giúp Trung Quốc có được thành công.
Thứ tư, thu hút nguồn lực của kiều bào vào xây dựng đất nước rất có ý nghĩa
đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Vì chúng ta có lực lượng Việt kiều rất đông đảo 4,5-5 triệu người, có một lịch sửđất nước bị chia cắt và chiến tranh lâu dài. Cộng đồng kiều bào ở nước ngoài phức tạp, có hoàn cảnh tới
định cư và thái độ chính trị khác nhau, nhưng vẫn là “con lạc cháu hồng”; họ giàu lòng yêu nước và có mong muốn đóng góp cho đất nước. Chính sách với kiều bào phải giúp khắc phục mặc cảm, sự bất đồng chính kiến, tạo sự đồng thuận và sức mạnh của dân tộc Việt trước thế giới. Tuy nhiên, cũng không nên coi thu hút nguồn lực kiều bào chỉ là về mặt vật chất và tiền bạc; mà quan trọng là cả về các phương diện tri thức hiểu biết, văn hóa và KHCN, kinh nghiệm quản trị kinh doanh, quan hệ
cá nhân đã tạo lập ở nước sở tại… Việc vận động kiều bào đóng góp xây dựng đất nước có vai trò rất quan trọng để khai thác các tiềm năng to lớn vào xây dựng đất nước, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Kiều bào cũng là các đại sứ không
chính thức quảng bá thương hiệu quốc gia, tạo dựng hình ảnh Việt Nam thân thiện và năng động trước thế giới.
Thứ năm, tuy nhiên trong số các nước kể trên, ngoài Singapore đạt được sự
phát triển thành công vượt bậc nhờ vào quyết tâm chính trị và chính sách kinh tế mở
cửa hiệu quả, khôn ngoan, thì Trung Quốc và Thái Lan đang gặp những khó khăn.
Đất nước Trung Quốc rộng lớn với những vùng miền có nhiều trình độ khác nhau, Thái Lan tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về chính trị; cả Trung Quốc và Thái Lan đều phải
đối mặt với tệ tham nhũng, các mâu thuẫn lợi ích và sắc tộc; trong tổ chức thực thi chính sách nói chung, có CSĐNKT nói riêng, các nước này cũng đang có vấn đề
yếu kém về chất lượng hoạch định chính sách, thiếu quyết tâm chính trị và sựđồng thuận cao trong tổ chức thực thi chính sách. Thái Lan đang mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và Trung Quốc phát triển chưa thật sự bền vững.
Tiểu kết chương 1
Luận án xây dựng khung nghiên cứu CSĐNKT; giải thích các khái niệm cơ
bản về ĐNKT, CSĐNKT, nội dung và các bộ phận chủ yếu của CSĐNKT, quy trình CSĐNKT và các nhân tố ảnh hưởng. Chỉ ra, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thì hoạt động ĐNKT và chính sách ĐNKT ngày càng có tầm quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển KT-XH chung của một quốc gia hay địa phương. Việc hoàn thiện chính sách ĐNKT nhằm quản lý, phát triển hiệu quả hoạt động ĐNKT theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển chung và đáp
ứng tối đa lợi ích của quốc gia là cần thiết, đặt trong bối cảnh một thế giới toàn cầu hóa chứa đựng các mâu thuẫn và biến đổi nhanh chóng.
Nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện chính sách ĐNKT các nước cho thấy sự
cần thiết nhất quán, kiên trì đường lối ĐNKT đa dạng hóa, đa phương hóa; duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cho phát triển; đảm bảo cân bằng giữa các lợi ích và các tương quan lực lượng, các quốc gia, nhất là với các nước lớn; thực thi chính sách ĐNKT mềm dẻo, linh hoạt trong thế giới đa cực, theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Bài học kinh nghiệm của các nước đã phát triển thành công như Xingappore, Trung Quốc là những hình mẫu về hoàn
thiện chính sách ĐNKT phục vụ cho chiến lược cất cánh, tăng trưởng và hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, các quốc gia phát triển thành công trên đây đều đã áp dụng chính sách ĐNKT rất uyển chuyển, linh hoạt và hiệu quảđể tranh thủ, khai thác tối đa các cơ hội của xu hướng toàn cầu hóa vừa nổi lên trong những thập niên nửa sau thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI, để thu hút vốn, KHCN và tri thức quản trị tiên tiến của phương Tây vào phát triển đất nước. Bài học phát triển của “các con rồng, con hổ
kinh tế” châu Á được diễn đạt dưới công thức nổi tiếng: (Cơ chế thị trường, Vốn và KHCN phương Tây) + (Giá trị văn hóa Khổng giáo phương Đông) = (tạo nên Thể
chế kinh tế đặc thù và mô hình phát triển phương Đông hiệu quả, giầu sức sống).
Điều này đã đúng với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tiếp cận mô hình có nét riêng là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nên việc thu hút nguồn lực bên ngoài trong đó có vốn, KHCN và tri thức quản trị tiên tiến của phương Tây vào phát triển đất nước sẽ không hoàn toàn suôn sẻ mà có những khó khăn và hạn chế.
Việt Nam đề ra nhiệm vụ xây dựng nền KTTT định hướng XHCN “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” xuất phát từ trình độ chậm phát triển,
điều đó đặt ra các thách thức lớn. Chúng ta phải biết học hỏi và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quốc tế, phải có khả năng “nội sinh hóa” không chỉ KHCN mà cả cơ
chế thị trường thế giới vào phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Do đó, chính sách đối ngoại kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.
ASEAN, các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); các nước
Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); các nước Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Ý ); các nước SNG và Đông Âu (Nga, Séc, Ba Lan) v.v…
Về hợp tác đa phương, Hà Nội chủ động tham gia và là thành viên tích cực của nhiều tổ chức liên đô thị quốc tế như Hiệp hội các thành phố lớn trên thế giới (Metropolis), Hiệp hội thị trưởng của các thành phố có sử dụng tiếng Pháp (AIMF), Mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC21), Mạng lưới các chính quyền địa phương về quản lý dân cư (CITYNET), Hiệp hội các thành phố lịch sử
lâu đời (LHC)... Hà Nội là thành phố duy nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
được Tổ chức giáo dục văn hoá và khoa học của liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hoà bình” và chọn là một trong 23 địa điểm trên thế giới phát động Năm quốc tế văn hoá hòa bình (1999).
UNESCO hai lần ra nghị quyết tham gia tổ chức đại lễ kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long-Hà Nội vào các năm 2000 và 2010; công nhận di sản thế
giới đối với khu di tích Hoàng Thành-Thăng Long, Lễ hội Gióng; công nhận di sản tư liệu thế giới đối với 82 bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (2010). Tạp chí Financial Times tại Singapore bầu chọn Hà Nội nằm trong nhóm 10 thành phố
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài FDI (2012), Trang tin Arabian Business bầu chọn Hà Nội là một trong 25 điểm đến quyến rũ nhất thế giới (2012)... Đặc biệt, sự đóng góp thực thi chính sách đối ngoại kinh tế tạo dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh thủ đô ra thế giới, tạo
điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển.
Thành phố cũng hợp tác thường xuyên và hiệu quả với các tổ chức kinh tế
nước ngoài, như Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng châu Á (ADB)… Kết quả của những mối quan hệ hợp tác quốc tế đã tạo ra nguồn ngoại lực quan trọng góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủđô trong nhiều lĩnh vực như quy hoạch và quản lý đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, bảo vệ môi trường, giáo dục y tế… Bộ mặt Thủ đô thay đổi phát triển đi lên từng ngày. Mức sống và chất lượng sống của người dân từng bước được cải thiện.
Sở Ngoại vụđược Thành phố giao hỗ trợ và là đầu mối thụ lý giải quyết thủ
tục cấp Thẻ doanh nhân APEC (ABTC) cho các doanh nghiệp; Cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn Thành phố; quản lý 180 tổ chức tổ chức phi chính phủ nước ngoài và 08 Chi nhánh Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đang thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn; thực hiện hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ban, ngành, địa phương mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa với
đối tác nước ngoài đạt kết quả như:
- Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố đã hợp tác với Sở Giáo dục - Đào tạo Viêng chăn, Fukuoka-Nhật Bản.
- Sở Y tế Thành phốđã hợp tác với Sở Y tế của Viêng Chăn, Seoul, Tokyo. - Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công Thương, Văn hóa Thể thao Du lịch đã hợp tác với các sở tương ứng của mình ở Viêng Chăn, Bắc Kinh, Vân Nam, Quảng Tây, Tokyo, Seoul, Delhi, v.v...
- Quận Đống Đa hợp tác với Thành phố Choisy Le Roi-CH Pháp; quận Tây Hồ hợp tác với quận Jongro-TP Seoul; quận Hai Bà Trưng hợp tác với TP Busan; quận Thanh Xuân hợp tác với quận Triều Dương-Bắc Kinh v.v...
- Trường Cao đẳng Nghệ thuật đã hợp tác với Nhạc viện Cannes (Canne Conservatory Institute - CH Pháp và Đại học Nghệ thuật Seoul (Seoul Art Universtiy-Hàn Quốc).
- Trường PTTH Hà Nội Amsterdam hợp tác với Trường Jean Jaures-CH Pháp; Trường PTTH Chu Văn An đã hợp tác với Trường Marie Curie-CH Pháp.
Các nhận xét: Nhìn chung, chính quyền thành phố Hà Nội đã tổ chức thực thi tốt CSĐNKT, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác và phát triển. Tăng cường và mở rộng diện hợp tác: cả trên bình diện song phương và đa phương; hợp tác chuyên môn theo ngành và lĩnh vực; hỗ trợ tích cực cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hợp tác làm ăn kinh tế với thủ đô. Tuy nhiên, nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy hoạt động đối ngoại kinh tế của Thủđô còn hạn chế, bất cập, chưa chuyên nghiệp. Do đó, công tác tham mưu tư vấn cho lãnh đạo chưa được sâu sát, kịp thời. Các cơ chế chính sách đối ngoại kinh tế của Thủđô chưa có những đột phá quan trọng để tạo bước nhảy vọt trong thu hút đầu tư, KHCN và chất xám vào Thủ đô. Môi trường đầu tư và kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
Hà Nội chậm được cải thiện, chỉở mức trung bình so với các địa phương khác trong cả nước.
Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ đối ngoại:
Chủ trương, chính sách: Hà Nội tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ gắn với chuyển dịch tích cực cơ cấu xuất – nhập khẩu, đa dạng hóa các thị trường và đối tác; Tăng cường tiếp xúc, khảo sát, tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại các thị trường tiềm năng; Giới thiệu quảng bá các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu, có sản phẩm du lịch của Hà Nội và Việt Nam; Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin phục vụ kinh tế đối ngoại cho các tổ chức và doanh nghiệp; Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thủ đô ở nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài tới Hà Nội và Việt Nam.
Các kết quả: Trên cơ sở đồng hành cùng doanh nghiệp trong chính sách đối ngoại kinh tế, lãnh đạo Thành phố và các sở ngành đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, giúp thâm nhập vào các thị trường quan trọng như Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Nam Phi… Hà Nội từng bước tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường trọng điểm như
EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và thâm nhập vào một số thị trường mới như Canađa, Ấn Độ, châu Phi. Một số mặt hàng do Hà Nội sản xuất từng bước chiếm lĩnh thị trường các nước EU, ASEAN, Nhật Bản. Từ năm 2009, trước những
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Thành phố đã có những hoạt
động đối ngoại kinh tế tích cực để cải thiện tình hình. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra mục tiêu là: Giai đoạn 2011- 2015, phấn đấu đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 14-15%/năm.
Sau khi ra nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu Thành phố liên tục tăng trưởng cao đạt 2 chữ số hàng năm; năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giảm chỉ còn 8,3% nhưng vẫn cao hơn kim ngạch xuất khẩu năm 2006 trước khi ra nhập WTO và đã hồi phục trở lại, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tăng 28,1%. Tính trong cả giai đoạn 7 năm sau khi ra nhập