Kiến nghị đối với chính quyền HàN ội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 147 - 149)

Thời gian tới, CSĐNKT của Thủđô cần tập trung vào các khâu đột phá sau: - Đổi mới cơ chế chính sách đối ngoại, thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực đối ngoại kinh tế theo hướng thông thoáng, minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả. Không thể phủ nhận cơ chế chính sách kinh tế nói chung và đối ngoại kinh tế

nói riêng của Thủđô còn hạn chế, bất cập. Điều đó gây các hiệu ứng tiêu cực, trước hết là tới môi trường thể chế kinh tế, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương, mà Hà Nội là ví dụ về các hạn chế này trong các năm qua. Hạn chế chủ yếu của cơ chế chính sách đối ngoại kinh tế Thủ đô là chưa thực sự tuân thủ luật chơi quốc tế và theo nguyên tắc kinh tế thị trường, còn mang dấu ấn hành chính quan liêu, chưa đảm bảo sự thông thoáng cởi mở và sự hấp

dẫn với các đối tác, các nhà đầu tư, chưa cho phép khai thác hiệu quả các cơ hội và tiềm năng sẵn có của địa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với hạn chế

về cơ chế chính sách và thể chế, thì các điểm nghẽn trong tổ chức bộ máy, thủ tục, nhân lực hành chính đang làm gia tăng các khó khăn, phiền hà, chi phí giao dịch cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Câu chuyện tham nhũng, phí bôi trơn, thờ ơ lãnh cảm trước lợi ích chung... đang gây bức xúc trong xã hội. Việt Nam và Hà Nội không thể tiến xa, bền vững, phát triển đối ngoại kinh tế và hội nhập với thế

giới khi trong mình còn ẩn chứa những “mầm bệnh” chết người. Do đó, trên tầm quốc gia và trong phạm vi Thành phố Hà Nội, cần nhanh chóng, thực chất và cầu thị để đổi mới cơ chế chính sách và thực hiện cải cách hành chính quyết liệt trong lĩnh vực đối ngoại kinh tế theo hướng thông thoáng, minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả, tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hơn nữa, đây là lĩnh vực cần ưu tiên đổi mới và hoàn thiện, có thể chọn là khâu đột phá để tạo cánh cửa mở ra bên ngoài và gây hiệu ứng lan tỏa tới các lĩnh vực kinh tế trong nước.

- Đẩy mạnh công tác thông tin và nhân lực đối ngoại kinh tế; tăng cường nghiên cứu chiến lược, dự báo trung và dài hạn về đối ngoại kinh tế. Đây là các hoạt động rất cơ bản trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng KHCN diễn ra sâu rộng gắn với những biến đổi toàn diện, mau lẹ các mặt đời sống KT-XH nhân loại, có lĩnh vực đối ngoại kinh tế. Tuy nhiên, ở nước ta và Hà Nội còn chưa dành sự quan tâm đúng mức tới các khía cạnh này và đây cũng là điểm yếu cốt lõi làm hạn chế chất lượng, hiệu quả của CSĐNKT. Trong đó, công tác bồi dưỡng – xây dựng đội ngũ nhân lực đối ngoại kinh tế chất lượng cao, được quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn và chuyên nghiệp hóa, là có ý nghĩa “then chốt của then chốt”. Bởi con người với nhân cách, bản lĩnh, trí tuệ và tri thức làm chủ KHCN và am hiểu sâu sắc các quy luật của tự nhiên, xã hội, của thế giới toàn cầu hóa sẽ có thể thích ứng và

đáp ứng được yêu cầu phát triển. Có thể nói, nhân lực chất lượng cao cho CNH- HĐH nói chung và nhân lực đối ngoại kinh tế nói riêng là “hằng số bất biến” để chế ước lại các yếu tố thế giới luôn luôn biến động ngày nay. Bài học kinh nghiệm quyết định thành công trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và của các quốc gia phát triển, của các con rồng, con hổ kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... đã minh chứng cho chân lý “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “giáo dục đào tạo là quốc sách”, “đầu tư vào vốn con người là sinh lợi lớn nhất”. Tiếp theo, nhân lực đối ngoại kinh tế chất lượng cao sẽđảm đương gánh vác các sứ mạng và nhiệm vụ, trong đó có công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo trung

và dài hạn, thông tin vềđối ngoại kinh tế - cũng là các yếu tố và điều kiện tất yếu cần thiết trong thời đại cách mạng KHCN và thông tin cũng như thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Con người kết hợp với sự nghiên cứu chiến lược cẩn trọng, dự báo khoa học chính xác, thông tin đối ngoại đầy đủ kịp thời sẽ cải thiện chất lượng CSĐNKT của Thủđô.

- Tăng cường chức năng hoạch định chính sách và nâng cao chất lượng xây dựng CSĐNKT Thủ đô. Cuối cùng và trước hết, nhiệm vụ của chính quyền và bộ

máy chuyên trách đối ngoại kinh tế là làm tốt việc hoạch định chính sách và nâng cao chất lượng CSĐNKT của Thủ đô. Một chính sách tốt chỉ có thể được thiết kế

bởi chính quyền và đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học công tâm, có năng lực; đồng thời được dẫn dắt bởi những nguyên tắc, phương pháp luận đúng đắn, có nguyên tắc “khởi nguồn từ thực tiễn và trở về phục vụ cải tạo thực tiễn”. Nói cách khác, thực tiễn cách mạng sinh động của quần chúng là “tiêu chuẩn chân lý” cao nhất cho các chính sách. Điều đó giá định phải thay đổi lại quy trình hoạch định chính sách đối ngoại kinh tế, bởi lâu nay chúng ta vẫn quen tư duy chính sách theo lối mòn và khuôn sáo, hay “quy trình chính sách ngược” và “tiền định sẵn” từ các văn phòng

đóng kín và đem áp đặt cho thực tiễn, bất chấp sự “cảm nhận, phản ứng” của đối tượng thực thi và thụ hưởng từ chính sách. Hoạch định chính sách đối ngoại kinh tế

tốt không phải là độc quyền của nhà nước mà rốt cục là độc quyền của một nhóm người hay một vài người có vai trò ra quyết định cuối cùng. Chúng ta đang có một thứ chủ nghĩa cơ hội và tham nhũng mới – Chủ nghĩa cơ hội và tham nhũng chính sách, nhờ tác động có chủđích làm sai lệch chính sách. Để xây dựng các chính sách nói chung và CSĐNKT cần có sự tham gia ngay từ ban đầu, rộng rãi, thực chất của cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp vào tất cả các khâu “soạn thảo, phản biện, ban hành, thực thi và thu nhận phản hồi, hoàn thiện lại chính sách”.

Đây là quy trình chính sách khép kín và liên tục, bảo đảm cho các CSĐNKT được soạn thảo “công khai, dân chủ, minh bạch, sát với chân lý và đời sống”, có chất lượng cao và phát huy tác dụng tích cực trong đời sống, phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập, CNH-HĐH Thủ đô và đất nước, khuyến khích, bảo vệ được lợi ích cộng đồng, người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)