Chính sách cũng như các sản phẩm quản lý khác, khi áp dụng vào thực tế sẽ
mang lại tác dụng tích cực, có hiệu lực, hiệu quả cao, chỉ khi nào đảm bảo chất lượng và được tổ chức thực thi tốt. Trong luận án, tổ chức thực thi CSĐNKT cấp
địa phương được hiểu bao gồm cả quá trình nghiên cứu, xây dựng CSĐNKT, tổ
chức triển khai các CSĐNKT thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền, các chủ thểđịa phương, nhằm nhận được những kết quả thực tế, hướng tới các mục tiêu chính sách; đánh giá và giám sát việc thực thi CSĐNKT. Quá trình tổ chức thực thi
chính sách ĐNKT địa phương là quá trình liên tục, bao gồm các giai đoạn cơ bản
được mô phỏng qua sơđồ dưới đây (Hình 6).
Giai đoạn 1:
Chuẩn bị
triển khai CSĐNKT
1. Xây dựng CSĐNKT cùng với kiện toàn bộ máy thực thi CSĐNKT (cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực)
2. Lập các kế hoạch triển khai chính sách (kế hoạch, chương trình hành động, ngân sách)
3. Ra văn bản hướng dẫn (các quy định, sổ tay hướng dẫn) 4. Tổ chức tập huấn (cho các nhà quản lý ĐNKT, người làm công tác ĐNKT) Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai thông qua các kênh truyền tải 1. Truyền thông CSĐNKT 2. Thực thi các kế hoạch
3. Phối hợp các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp 4. Đàm phán và giải quyết xung đột 5. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ ĐNKT Giai đoạn 3: Giám sát, đánh giá sự thực hiện CSĐNKT
1. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về thực thi CSĐNKT
2. Giám sát, đánh giá sự thực hiện chính sách 3. Điều chỉnh các yếu tố liên quan đến chính sách 4. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới CSĐNKT
Hình 6: Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT [15]
Giai đoạn 1, chuẩn bị triển khai CSĐNKT địa phương: Ban đầu gồm xây dựng bộ máy thực thi CSĐNKT, như củng cố Ban Hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố, Sở Ngoại vụ, các Sở ngành có chức năng với bộ phận liên quan (Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài chính,...). Sở Ngoại vụ và các Sở ngành liên quan có trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm hoặc 5 năm về phát triển ĐNKT (như
các kế hoạch quan hệ đối ngoại và hợp tác với các thành phố, thủ đô, các đối tác trên thế giới; kế hoạch thu hút vốn đầu tư FDI và vốn ODA; kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ...). Tham mưu cho lãnh đạo Thành phố ban hành các cơ
chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu, thu hút đầu tư... Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về hội nhập và ĐNKT.v.v...
Giai đoạn 2, tổ chức thực thi CSĐNKT địa phương thông qua các kênh truyền tải: Là giai đoạn đưa CSĐNKT vào cuộc sống, biến thành những kết quả
hiện thực thông qua hoạt động có tổ chức của bộ máy chính quyền và tác động tới các chủ thể thực hiện nhằm hiện thực hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của CSĐNKT
địa phương. Bao gồm các công việc chủ yếu như: Tổ chức truyền thông, phổ biến rộng rãi trong cơ quan, tổ chức và DN về các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình
ĐNKT hoặc có thể là học tập các chỉ thị, nghị quyết cấp trên về ĐNKT; Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình ĐNKT căn cứ theo chức năng của các Sở ban ngành địa phương. Cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác, nhất là với bộ ngành trung ương (như Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư...); đặc biệt phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, vì chính họ là các chủ thể thực hiện nhiệm vụ thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp của mình. Trong quá trình hoạt
động thực tiễn ĐNKT của các tổ chức, DN sẽ không tránh khỏi các phát sinh các tranh chấp, xung đột về cam kết, thỏa thuận và hợp đồng kinh tế, lúc này Cơ quan quản lý nhà nước về ĐNKT phải có chức trách đàm phán, tư vấn giúp giải quyết các vướng mắc, tranh chấp; ngoài ra, để giúp cho DN và các tổ chức trong hoạt
động ĐNKT thì đồng thời phải xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống dịch vụ hỗ
trợ ĐNKT như tổ chức Thông tin đối ngoại, Hội chợ, Triển lãm, các Phòng thương mại và Cơ quan đại diện ở nước ngoài...
Giai đoạn 3, giám sát, đánh giá thực thi CSĐNKT địa phương: Nhằm mục
đích kiểm tra, phát hiện những bất hợp lý trong quy trình hoạch định và tổ chức thực thi CSĐNKT để có những điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện CSĐNKT nhằm nâng cao hiệu quả của CSĐNKT tại địa phương. Bao gồm các công việc như: Tổ
chức hệ thống thông tin phản hồi về thực thi CSĐNKT, có thể thông qua các kênh thu thập chính thức và không chính thức, hoặc các cuộc phỏng vấn, điều tra để có thông tin; Tổ chức giám sát trực tiếp đối với các nhiệm vụ hay đối tượng thực thi CSĐNKT, kết hợp với thông tin phản hồi để có đánh giá thực hiện CSĐNKT theo các mức độ (hoàn thành cao, trung bình, thấp, hoặc theo tỷ lệ %). Từđó, có sựđiều chỉnh chính sách phù hợp, hoặc điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ chính sách; hoặc
điều chỉnh các biện pháp tổ chức, thực hiện chính sách; kể cả đưa ra các sáng kiến cải tiến, hoàn thiện, đổi mới CSĐNKT của địa phương trong hoàn cảnh, nhiệm vụ
giai đoạn mới.