3.1.1. Dự báo các nhân tố quốc tế, trong nước ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại kinh tế sách đối ngoại kinh tế
a) Các nhân tố thuận lợi
Vị thế và tiềm lực kinh tế của Thủđô không ngừng lớn mạnh:
Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, Thủđô Hà Nội được điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính và trở thành thủ đô có quy mô diện tích lớn thứ 17 trên thế giới. Hà Nội lúc này có diện tích tự nhiên gần 3.400 km² và dân số 6,5 triệu người, gồm 30 đơn vị hành chính cấp huyện, vị trí địa lý ở đồng bằng Bắc bộ, phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng. Hà Nội mở rộng có những điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn về đất đai, tài nguyên, lao động, ngành nghề, truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc Thăng Long và văn hóa xứ Đoài… cho phép Thủ đô phát triển một cơ cấu kinh tế đa dạng, với những ngành nghề - dịch vụ - nông nghiệp giá trị cao và chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Kinh tế Hà Nội có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm liền, nhiều hàng hóa – dịch vụ mang thương hiệu của Thủđô đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong nước và thị phần ở nước ngoài, nền kinh tế Thủđô có độ mở
và hội nhập tương đối cao so với các tỉnh thành địa phương khác. Hà Nội cũng có
điều kiện tốt về cơ sở vật chất, hạ tầng đô thị và giao thông liên lạc, các cảng hàng không, đầu mối tiếp nhận và quản lý các thông tin kinh tế trong nước và quốc tế. Thủđô Hà Nội có những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy vai trò là trái tim của cả nước, đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động đối nội và đối ngoại quan trọng của đất nước.
Là thủđô của cả nước, nằm ở vị trí “đắc địa” trong quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc, một mắt xích quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Việt - Trung,
Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và lợi thế về thúc đẩy hợp tác giao lưu kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, biến các khả năng hợp tác này thành các lợi ích kinh tế cụ thể. Là một trung tâm công nghiệp lớn, đầu mối của các tuyến giao thông liên hoàn
đường sắt - đường bộ - đường hàng không - liên lạc viễn thông, Hà Nội không những có thể sản xuất để xuất khẩu các hàng công nghiệp chất lượng cao vào thị
trường nam và Tây nam Trung Quốc; Hà Nội có đủ điều liện trở thành đầu mối trung chuyển hàng hóa của Việt Nam cũng như của các nước ASEAN vào thị
trường Tây nam Trung Quốc rộng lớn và ngược lại, làm đầu mối trung chuyển thuận lợi cho hàng hóa từ nội địa Trung Quốc qua các cảng biển phía Bắc nước ta
đểđi tới các thị trường ASEAN theo lộ trình tối ưu nhất.
Tất cả những điều kiện - yếu tố trên tạo thuận lợi, thế và lực mới cho phát triển kinh tế Thủđô nói chung và cho phát triển đối ngoại kinh tế nói riêng; nó cũng cho phép Hà Nội tăng đầu tư cho phát triển nói chung, có cho công tác đối ngoại và
đối ngoại kinh tế nói riêng; đồng thời gắn với hoàn thiện chính sách đối ngoại Thủ đô theo hướng mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa, phát huy nội lực và tranh thủ
các cơ hội hợp tác trong khu vực và quốc tế.
Vị thế của Việt Nam được tăng cường trong bối cảnh thắt chặt quan hệ
ASEAN - Trung Quốc:
Chúng ta biết rằng, quan hệ giữa các cường quốc và giữa các nhóm nước trên thế giới có những điều chỉnh lớn sau sự kiện 11/9 và chiến tranh I-rắc, trong một số
trường hợp đã xuất hiện những bước thụt lùi về mức độ quan hệ hợp tác; ngược lại trong quan hệ của ASEAN với nhiều nước và nhóm nước, trong đó có quan hệ với Trung Quốc có nhiều sự cải thiện đáng kể. Những chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia trở nên đều đặn hơn, các cuộc thương lượng và đàm phán về
các vấn đề cùng quan tâm trở nên có kết quả hơn. Đáng kể nhất là việc ASEAN và Trung Quốc đã ký kết được Hiệp định thương mại tự do (A-CFTA), làm cơ sở cho các quan hệ kinh tế phát triển lên một nấc thang mới. Sự kiện Việt Nam chính thức
được kết nạp vào WTO đã tạo thuận lợi đầu tư vào Việt Nam, trong đó có phần đầu tư của các doanh nghiệp ASEAN và của Trung Quốc. Trong điều kiện kể từ
1/1/2008 hầu hết các ưu đãi được hưởng theo cam kết khi gia nhập WTO thì Trung Quốc buộc phải dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, nên sự gia tăng hàng nhập khẩu quá cảnh từ các nước ASEAN qua Việt Nam tới Trung Quốc diễn ra thuận lợi hơn. Tuy rằng trên thực tế, Trung Quốc vẫn tìm cách gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam đi qua các cửa khẩu.
Cũng vào thời điểm đó, Việt Nam gia nhập WTO là nhân tố chủ yếu làm xuất hiện những vấn đề mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc và ASEAN - Trung Quốc. Buôn bán tiểu ngạch giảm, hàng công nghiệp địa phương kém chất lượng của Trung Quốc sẽ khó có thể vượt qua được những quy định thương mại quốc tế theo các chuẩn mực chung của WTO. Trong khi hàng của các nước ASEAN vào Việt Nam theo quy chế của AFTA với giá rẻ hơn sẽđẩy lùi nhiều chủng loại hàng hóa của Trung Quốc. Đến mức độ nào đó, hàng hóa ASEAN thông qua Việt Nam có thể sẽ tràn sang thị trường Trung Quốc cũng theo đúng quy chế
của WTO. Tương tự, trên thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh giữa hàng hóa từ hai xuất xứ ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng lên để chúng ta có thêm những sự lựa chọn. Vị trí địa lý của Việt Nam cho phép Việt Nam có thể khai thác lợi ích trong cuộc cạnh tranh này nếu kết cấu hạ tầng của chúng ta đáp ứng được các điều kiện để phát huy lợi thế. Đểđạt được điều này, cần hiện đại hóa các cảng biển Hải Phòng và Cái Lân, nhất là các bến cảng chuyên dụng Container nhằm phục vụ cho nhu cầu “tạm nhập, tái xuất” hàng hóa của các nước tới Trung Quốc, trong đó có hàng từ các nước ASEAN.
Lợi thế của Việt Nam do vị thế địa chính trị trong quan hệ với Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển thuận lợi. Tất nhiên trong nội bộ ASEAN cũng còn có những nước khác có quan hệ
chính trị khá thân thiết với Trung Quốc, nhưng xét vềđịa chính trị thì Việt Nam vẫn là nước có thuận lợi nhất. Việc ký kết và phê chuẩn hiệp định biên giới trên bộ và những tiến bộ ban đầu của cuộc đàm phán về phân định biên giới trên vịnh Bắc bộ; nhất là gần đây trong các cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc – như cuộc gặp của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Tập Cận Bình, cuộc gặp của các nhà lãnh đạo khác… hai bên đã đạt được một số thỏa thuận về
phối hợp giữa hai Bộ Nông nghiệp và thiết lập đường dây nóng để cùng đối thoại giải quyết các vấn đề cấp bách về dịch bệnh gia súc gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa qua biên giới, dàn xếp thông qua đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp của ngư dân hai nước trên biển Đông... là những cơ sở thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển thuận lợi.
Trên con đường phát triển để trở thành một cường quốc, Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn lợi ích của mình khi có những quốc gia láng giềng phát triển
ổn định, thân thiện. Điều đó khác hẳn với trước đây trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khi mà Trung Quốc không đủ ổn định và phát triển để cần đến những nước láng
giềng ổn định. Trong nhiều kênh để duy trì quan hệ thân thiện với các nước ASEAN, Việt Nam đang thể hiện rõ tầm quan trọng đối với Trung Quốc. Các nước ASEAN với quy mô tập hợp 10 quốc gia và đang nhằm tới một cộng đồng thống nhất vào cuối năm 2015, tuy còn nhiều khó khăn song đã vượt qua được không ít thử thách để tự khẳng định mình. Đứng trước một Trung Quốc to lớn đang trỗi dậy và tìm cách cân bằng các mối quan hệ với các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Ấn
Độ,... ASEAN vẫn còn phải làm rất nhiều để phát triển trong thếổn định “đứng giữa các trung tâm quyền lực quốc tế”. Việt Nam là nước có dân số lớn thứ hai trong ASEAN và có vị trí quan trong trong tính toán chiến lược của nhiều cường quốc. Việt Nam đã giành được độc lập thống nhất đất nước sau 30 năm chiến tranh gian khổ (1945-1975) nên hiểu rất rõ giá trị của hòa bình để phát triển. Với phương châm “tạm gác quá khứ, hướng tới tương lai”, trong điều kiện “hậu chiến tranh lạnh”, Việt Nam có những thuận lợi để khẳng định mình trước các mối quan hệ quốc tế và khu vực khá phức tạp hiện nay. Tư cách đó cùng với vị thế thành viên có tiếng nói quan trọng trong ASEAN cho phép Việt Nam có thể phát huy vai trò tích cực của mình trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã có những điều chỉnh để tiếp tục phát triển.
Tranh thủ sựđiều chỉnh chính sách tái cân bằng chiến lược và “quay trở lại châu Á” của Hoa kỳ:
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ. Vì vậy, sựđiều chỉnh mục tiêu và chiến lược kinh tế - chính trị quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đang ngày càng rõ ràng, nhất là sau khi khủng hoảng tài chính thế
giới nổ ra và Trung Quốc có những hành động bá quyền nước lớn trong khu vực. Với vị trí đặc biệt của một nước lớn vừa ở Thái Bình Dương, vừa ởĐại Tây Dương, Mỹ muốn nắm vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương và củng cố sự hợp tác với các nước trong khu vực. Mục tiêu của Mỹ tại khu vực là ổn định, tự do lưu thông hàng hải, phát triển kinh tế. Quan điểm của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nhằm: Thứ nhất, xác lập vị trí quan trọng của vành đai chiến lược châu Á - Thái Bình Dương để ngăn chặn ảnh hưởng lớn mạnh của Trung Quốc; Thứ hai, tái khẳng định sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và “tạo sự tin tưởng, trấn an” các nước ASEAN bằng các cam kết của Mỹ; Thứ ba, củng cố
và thắt chặt quan hệ đồng minh với Ôxtrâylia, Niu Dilân, đồng thời triển khai hợp tác toàn diện của Mỹđối với các đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Về kinh tế, chiến lược kinh tế của Mỹở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm biến khu vực này trở thành thị trường tự do hóa kiểu phương Tây nói chung và tạo ra thị trường cho hàng hóa công nghệ cao của Mỹ nói riêng. Vì vậy, Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế song phương với các nước trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản. Mỹ rất coi trọng nhân tố kinh tế của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích đầu tư
của Mỹ ở khu vực này trong thế kỷ XXI. Mục đích chiến lược Châu Á - Thái bình Dương của Mỹ là thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ lãnh đạo.
Nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
bao gồm: Mỹ ủng hộ Hiệp định thương mại tự do đa phương Châu Á - Thái Bình Dương, được gọi là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc Mỹ tích cực tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất, Mỹ coi TPP là phương tiện để thúc đẩy thực hiện các lợi ích tại châu Á. Mỹ cam kết theo đuổi TPP để nhằm đạt được hai mục tiêu chính. Một mặt, TPP sẽ giúp Mỹ lấy lại các đồng minh trong khu vực, qua
đó tạo thuận lợi cho sự trở lại của Mỹ trong tương lai, mặt khác, TPP sẽ giải quyết phần nào những khó khăn nội tại của kinh tế Mỹ trong tương lai gần; Thứ hai, TPP sẽ là nền tảng để tiến tới một khu vực thương mại tự do toàn châu Á. Việc hoàn tất hiệp định TPP sẽ là nền tảng để tiến tới một khu vực thương mại tự do cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Mỹ hy vọng hiệp định TPP sẽ thu hút sự
tham gia của một số nền kinh tế mạnh khác như: Canađa, Nhật Bản, Mêhicô, Hàn Quốc và Malaixia. TPP sẽ là động lực cho “một hiệp định thương mại khu vực của thế kỷ 21 với tiêu chuẩn cao và tầm bao quát rộng”, có khả năng sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu của Mỹ; Thứ ba, TPP sẽ kiềm chế sự cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc. TPP sẽ là con đường ngắn nhất đưa Mỹ trở lại khu vực này và cũng là nhân tố quan trọng giúp đẩy nhanh xu thế xuất khẩu hàng hoá của Mỹ sang thị trường khu vực. Với Mỹ, TPP sẽ là những viên gạch nền, là hạt nhân cho khu vực thương mại châu Á – Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các nước chủ chốt khác trong ASEAN, phục vụ lợi ích thực tế và lâu dài của Mỹđối với châu Á – Thái Bình Dương và trên hết là tăng cường địa vị, vai trò của Mỹ tại đây.
b) Các khó khăn, thách thức
Kinh tế toàn cầu hồi phục chậm và còn nhiều khó khăn:
Kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khó khăn khi các khu vực kinh tế lớn như
ngân hàng, khủng hoảng nợ công, nguy cơ giảm phát. Tình trạng thất nghiệp diễn ra
ở khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh dầu mỏ và giá dầu suy giảm mạnh trong năm 2014-2015 cũng đang gây nên những hệ lụy bất ổn và mất cân bằng trong tăng trưởng toàn cầu. Hoạt động sản xuất tại nhiều khu vực giảm mạnh, nhất là ở châu Âu, kể cảđầu tầu tăng trưởng thế giới là Trung Quốc đang giảm tốc để tái cấu trúc lại mô hình phát triển của nước này. Trong bối cảnh hội nhập, kinh tế Việt nam cũng gặp những khó khăn thách thức trước những bất ổn của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn tìm cách bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, hình ảnh Thủ đô Hà Nội trên trường quốc tế thông qua xuyên tạc chính sách tôn giáo, dân tộc, nhân quyền ở Việt Nam. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong năm 2014 là đỉnh cao của các xung đột địa chính trị trên biển Đông. Đây là những
yếu tố khách quan gây bất lợi lớn cho công tác đối ngoại, đặc biệt công tác đối ngoại phục vụ kinh tế.
Những bất lợi của Việt Nam trong hợp tác ASEAN-Trung Quốc:
Do tiến hành cải cách chậm hơn Trung Quốc và có điểm xuất phát thấp hơn nhiều nước ASEAN, khi tham gia vào các mối quan hệ song phương và đa phương, Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều để rút ngắn khoảng cách với các nước đó nhằm chuyển đổi vị thế của mình. Bên cạnh việc có được những lợi thế tự nhiên và tự tạo