PHâN LOạI CáC CHứNG RụNG TóC

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 7 pptx (Trang 39 - 43)

D. BMI ≥ 25 E BMI >

2.PHâN LOạI CáC CHứNG RụNG TóC

Nếu sự phân bố lông và tóc của cả 2 giới đ−ợc quyết định bởi nồng độ của androgen tuần hoàn và số l−ợng của androgen receptor ở nang lông trong từng vùng cơ thể thì sự sinh tr−ởng của tóc lại tùy thuộc vào sự chuyển hoá trung gian của androgen.

Chứng rụng tóc (không đề cập đến hói đầu do di truyền) ngoài vấn đề thẩm mĩ, riêng nó còn biểu hiện một tình trạng sức khỏe chung hoặc một bệnh lý nào khác.

Sau đây là một số phân loại chung về chứng rụng tóc.

2.1. Rụng tóc hoá xơ (scarring alopecia)

Về mặt vi thể vùng da đầu sẽ có hiện t−ợng viêm, hoá sợi và mất nang lông.

Đây là những loại rụng tóc không còn khả năng hồi phục nữa. Thông th−ờng loại rụng tóc này th−ờng là hậu quả của một số bệnh da nh−: Lichen planus, Folliculitis decalvans, Cutaneus lupus hoặc Linear scleroderma và hiếm hơn là bệnh sarcoidosis di căn đến da.

2.2. Rụng tóc không hoá xơ (non scarring alopecia)

Không có hiện t−ợng viêm, hoá sợi và mất nang lông. Về mặt đại thể tuy thân tóc mất nh−ng chân tóc vẫn còn, do đó tóc sẽ mọc trở lại sau khi đã loại trừ nguyên nhân của nó.

Sau đây là một số nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng và cách xử trí của chúng

2.2.1. Telogen effluvium

Có hiện t−ợng tóc rụng phân tán khắp da đầu, nó th−ờng xuất hiện sau một đợt sốt cao, nhiễm trùng giải phẫu hoặc một stress tâm lý và nhất là sau sinh (do sự thay đổi hormon).

Hiện t−ợng này chỉ xảy ra sau những stress nói trên trong khoảng từ 6 tuần đến 4 tháng. Có thể là do các stress đã gây nên một sự thất nhịp (asynchronization) vốn là bình th−ờng của chu trình mọc tóc trở thành đồng nhịp (synchronization) bất th−ờng khiến cho một số l−ợng lớn sợi tóc đã và đang mọc (anagen) đồng loạt đi vào giai đoạn chết (telogen phase).

Trong tr−ờng hợp này thầy thuốc chỉ nên theo dõi và giải thích cho bệnh nhân đồng thời tìm kiếm những nguyên nhân khác có thể do thuốc hoặc các bệnh liên quan tới chức năng tuyến giáp.

2.2.2. Androgenic alopecia

Có hiện t−ợng tóc trở nên ngắn và mỏng ở vùng giữa da đầu, đồng thời mí tóc - trán thụt lùi về phía sau (rõ nhất ở phụ nữ). Cơ chế là do tăng sự nhậy cảm của tóc đối với testosteron hoặc tăng nồng độ androgen tuần hoàn ở nữ giới (bình th−ờng là d−ới 2 nanogram/ml đối với testosteron và 8000 nanogram/ml đối với dehydroepiandroserone).

Nếu ng−ời phụ nữ có triệu chứng rậm lông, giọng trở nên trầm, âm vật phì đại thì nên nghi ngờ đến u buồng trứng hoặc th−ợng thận.

Về mặt xử trí, nếu không có biểu hiện của tăng androgen có thể bôi minoxidil và hoặc tretinoin, nếu không hiệu quả có thể cấy tóc.

2.2.3. Alopecia areata

Th−ờng xảy ra ở tuổi 15 - 45, tần suất ở cả 2 giới là nh− nhau. Có nhiều giả thiết đề cập đến yếu tố miễn dịch nh−:

− Bệnh th−ờng phối hợp với các bệnh tự miễn nh− bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến (vitiligo) và thiếu máu ác tính.

− Tìm thấy sự có mặt của kháng thể kháng tế bào thành dạ dày và kháng thể kháng tuyến giáp.

− Sự tẩm nhuộm của lympho T trong nang tóc và quanh chân tóc (peribulbar).

− Về mặt lâm sàng, chứng rụng tóc có thể giới hạn ở những thể multifocal với những vòng tròn rụng tóc đ−ờng kính 2 - 5cm, đ−ờng biên rõ ràng hoặc ở thể marginal (chỉ rụng tóc sau gáy, đặc biệt là ở trẻ con); hoặc lan tràn khắp đầu (totalis); hoặc tới cả những vùng có lông hoặc râu mà trong đó 10% tr−ờng hợp cả những móng tay và chân cũng bị biến dạng nh− gồ lên, lõm xuống, có vết rỗ, có nếp (universalis).

Trong tr−ờng hợp này ta có thể sử dụng:

+ Bôi các thuốc mỡ có steroid với những sang th−ơng giới hạn và những tr−ờng hợp còn nhẹ và sớm. Liệu trình này kéo dài đến 2 tháng.

+ Tiêm vào trong sang th−ơng các steroid đối với những sang th−ơng nhỏ và chậm hồi phục. Ph−ơng pháp này đặc biệt có hiệu quả trong tr−ờng hợp các lông mày bị rụng.

+ Bôi thuốc dithranol dành cho những sang th−ơng lớn, chậm hồi phục

hoặc

+ Nếu bệnh nhân không đáp ứng với dithranol, có thể bôi minoxidil từ dung dịch 2% - 5%. Biện pháp này kéo dài liên tục ít nhất là 6 tháng đến hơn 1 năm, đặc biệt là trong các tr−ờng hợp nặng. Loại uống tuy có hiệu quả nh−ng th−ờng gây hạ huyết áp và mọc lông mặt.

Alopecia areata (universalis) Alopecia areata

hoặc trong thể totalis. Không nên bôi trên mặt vì thuốc gây kích ứng, có thể dùng loại 0,4% nếu chỉ bôi trong khoảng 1 - 2 giờ/1 lần/ngày 0,1% nếu bôi tr−ớc khi đi ngủ và có thể tăng liều. Biện pháp này có thể kéo dài trong 3 tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nếu không có chống chỉ định, có thể dùng steroid loại uống trong những tr−ờng hợp nặng, nên bắt đầu với liều 40mg/ngày rồi điều chỉnh liều theo cân nặng và tuổi. Sau 6 tuần thì giảm liều và kết hợp với các ph−ơng pháp khác.

2.2.4. Tinea capitis

Do nấm da chủ yếu là trichophyton tonsurans, sang th−ơng đặc tr−ng bởi những vùng đóng vẩy cùng với những sợi tóc gãy đứt ngang hoặc những vùng tóc gãy xen kẽ với những vùng lầy nhầy, tấy đỏ bởi mủ hoặc chất tiết. Trong tr−ờng hợp này nên xử trí bằng cách uống griseofuluine và selenium sulfit 2,5% kết hợp với gội đầu bằng ketoconazol.

2.2.5. Tóc gãy, đứt, rụng, quăn queo

Do các dụng cụ, hoá chất làm tóc hoặc do hội chứng tâm lý hay bứt tóc, cắn móng tay (trichotillomania).

2.2.6. Do thuốc

Th−ờng gặp là do các loại thuốc nh−: daunorubicin, warfarin, heparin, propil thiouracil, carbinazol, vitamin A, isotretinoin, etretinat, lithium, beta blockers, colchichin, amphetamin, thalium.

2.2.7. Các nguyên nhân hiếm

Nh− bệnh Lupus đỏ (LED) với thể discoid gồm những hồng ban có vẩy nếu bệnh đang tiến triển hoặc những vùng tăng giảm sắc tố da khi bệnh đã thoái triển hoặc thể lan tràn với sang th−ơng ở trán và tóc ở đó trở nên ngắn hơn so với vùng khác.

Hoặc nh− giang mai thời kỳ thứ II với những vùng rụng tóc nham nhở nh− tằm ăn.

Ngoài ra tóc có thể th−a và mỏng do các bệnh tuyến giáp, bệnh suy chức năng tiểu thùy não (hypophyse) do aids, do thiếu protein, sắt, biotin và kẽm.

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 7 pptx (Trang 39 - 43)