NGUYêN NHâN, BệNH SINH

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 7 pptx (Trang 28 - 31)

2.1. Nguyên nhân

Đa số béo phì là tiên phát và có liên quan đến di truyền, năm 1995 đã tìm đ−ợc gen gây béo phì (Mỹ).

2.1.1. Di truyền

− Khoảng 69% ng−ời béo phì có cha hoặc mẹ béo phì; 18% cả cha và mẹ đều béo phì; chỉ có 7% là béo phì mà cha mẹ có cân nặng bình th−ờng.

− Phân định giữa vai trò của di truyền và vai trò của dinh d−ỡng thật sự còn ch−a rõ.

2.1.2. Nội tiết

− Tổn th−ơng vùng hạ đồi gây ăn nhiều: vùng hạ đồi có vai trò điều hòa ăn uống, vai trò của “nút leptine - neuropeptide Y” (NPY)

NPY là một neuropeptid từ vùng hạ đồi, là chất kích thích ăn mạnh nhất. Sự tiết chất này đ−ợc điều hòa một phần bởi leptin ức chế sự tiết NPY. Leptin là một hormon do mô mỡ tiết ra, thông tin cho vùng hạ đồi về mức độ khối mỡ, do đó nó là một chỉ điểm.

Trong một số tr−ờng hợp ngoại lệ béo phì gia đình, ng−ời ta cũng đã ghi nhận đột biến gen leptin và thụ thể của nó.

− Suy sinh dục giảm gonadotropin hormon gây hội chứng mập phì - sinh dục (Babinski - Froehlich).

− Suy giáp.

− U tụy tiết insulin, th−ờng là u lành, mập là do insulin làm hạ đ−ờng huyết đói phải ăn nhiều.

2.1.3. Do các bệnh hiếm gặp

− Hội chứng Laurence - Moon - Biedl - Bardet. − Hội chứng Prader - Willi.

2.2. Sinh bệnh học của béo phì

Béo phì chỉ xảy ra khi có sự mất quân bình giữa cung cấp thức ăn và tiêu tốn năng l−ợng, khi sự cung cấp năng l−ợng v−ợt trội hơn sự tiêu hao năng l−ợng làm cho cán cân thu - chi năng l−ợng luôn mất cân đối theo chiều h−ớng tích tụ lại và ứ đọng. Hay nói một cách khác hơn là sự mất cân đối trong cách ăn uống và sự chậm trễ trong chuyển hóa năng l−ợng.

2.2.1. Mất cân đối trong cách ăn uống

− Ăn quá mức cần thiết và thức ăn ít thay đổi, quá nhiều chất béo, ít thức ăn loại sinh nhiệt nhanh (protid).

− Nguyên nhân của sự mất cân đối này có thể do một rối loạn tại hạ đồi: trung tâm chỉ huy cảm giác đói - no, một sự giảm tiết serotonin mà hậu quả là làm mất cảm giác no.

2.2.2. Chậm trễ trong chuyển hóa năng l−ợng

Nguyên nhân chủ yếu là ít hoạt động thể lực.

Tuy nhiên 2 yếu tố nói trên biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau: − Đầy đủ nh− tr−ờng hợp ng−ời ăn nhiều và chuyển hóa giảm.

− Không đầy đủ là tr−ờng hợp ng−ời ăn ít, nh−ng chuyển hóa lại chậm trễ nhiều.

3. CHẩN ĐOáN

3.1. Chẩn đoán theo y học hiện đại

3.1.1. Chẩn đoán xác định

− Béo phì đ−ợc xác định khi BMI > 27.

− Béo phì đ−ợc xác định khi cân nặng > 20% cân nặng lý t−ởng lý thuyết (công thức Lorentz).

− Nhằm nhận diện đ−ợc sự phát triển ảnh h−ởng của béo phì đối với: + Cơ, x−ơng, khớp: loãng x−ơng, biến dạng x−ơng khớp, thoái hóa khớp.

+ Tim mạch: tăng HA, viêm tắc động mạch chi d−ới.

+ Hô hấp: suy hô hấp, viêm phế quản mạn, hội chứng Pickwick. − Đánh giá béo phì:

+ Đánh giá béo phì qua chỉ số BMI nh− sau:

BMI Lâm sàng

Độ I 25-30 Thừa cân

Độ II 31-35 Béo phì nhẹ

Độ III 36-40 Béo phì vừa

Độ IV > 40 Béo phì nặng

+ Xác định kiểu béo phì:

Kiểu nam: mô mỡ tập trung ở nửa trên cơ thể: cổ, vai, tay, bụng. Kiểu nữ: mô mỡ tập trung ở phần d−ới cơ thể: eo, mông, đùi.

− Cận lâm sàng: thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán các nguy cơ trên bệnh nhân béo phì. Các xét nghiệm th−ờng quy bao gồm:

+ Cholesterol máu (toàn phần, HDL, LDL), triglycerid máu. + Chức năng gan.

+ Chức năng thận.

+ Đ−ờng huyết, acid uric, phosphokinase. Nghiệm pháp tăng đ−ờng huyết nếu có nghi ngờ

3.1.2. Chẩn đoán phân biệt

− Phù:

+ Do suy tim, do hội chứng thận h−, do xơ gan… căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng.

+ Phù chu kỳ không rõ nguyên nhân: có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, yếu tố tâm lý và thay đổi số cân trong ngày.

− Hội chứng Cushing:

+ Lớp mỡ khu trú ở mặt - cổ - thân chứ không đồng đều.

+ L−ợng cortisol máu buổi sáng (8 giờ) th−ờng cao do c−ờng th−ợng thận chức năng ức chế đ−ợc bằng nghiệm pháp Nugent, chu kỳ tiết cortisol trong ngày vẫn bình th−ờng tức không tăng vào buổi chiều.

3.2. Chẩn đoán theo y học cổ truyền

3.2.1. Béo phì thể đàm thấp nhiệt

− Thể trạng mập, chân tay nặng nề. − Ngực bụng đầy khó chịu.

− ợ hơi, nuốt chua.

− Chóng mặt, nặng đầu.

− Tiểu ít, màu vàng sậm; ăn mau đói, miệng khát, thích uống mát. − Chất l−ỡi đỏ, rêu vàng dày.

3.2.2. Thể can v−ợng, tỳ suy

− Thể trạng mập bệu, bụng to tr−ớng đầy, ngực nặng. − Tiểu tiện rất ít.

− Đại tiện không dễ chịu. − Chóng mặt.

3.2.3. Thể vị nhiệt, tr−ờng táo

− Thể trạng béo mập. − Ăn nhiều mau đói. − Khát n−ớc hay uống. − Chóng mặt, mắt đỏ. − Đại tiện táo kết.

3.2.4. Thể can thận âm h−

− Thể trạng béo mập.

− Chân tay thủng tr−ớng, yếu sức. − Chóng mặt hoa mắt.

− ù tai, l−ng mỏi.

− Chất l−ỡi ứ tối. − Mạch huyền hoạt.

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 7 pptx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)