1.2. Những vấn đề chung về giảng viên và giảng viên đại học công lập
1.2.3. Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên đại học
Trong môi trường đại học, giảng viên được phân loại thành ba ngạch chính: ngạch giảng viên, ngạch giảng viên chính, ngạch giảng viên cao cấp.
1.2.3.1. Ngạch giảng viên a. Hiểu biết
+ Hiểu và vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng.
+ Nắm vững kiến thức (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công. + Nắm được mục tiêu, kế hoạch, chương trình các mơn học thuộc chun
ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường.
+ Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở bậc đại học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
b. u cầu trình độ
+ Có bằng cử nhân trở lên.
+ Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành.
+ Phải có ít nhất hai chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học: chương trình chính trị - triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học; những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học.
+ Sử dụng được một ngoại ngữ trong chun mơn ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ hai đối với giảng viên ngoại ngữ).
1.2.3.2. Ngạch giảng viên chính a. Hiểu biết
+ Hiểu sâu và có kinh nghiệm vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo bậc đại học và cao đẳng.
+ Hiểu biết sâu (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công và nắm được kiến thức cơ bản của mơn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo.
+ Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình các mơn học thuộc chun ngành đào tạo; thực tế và xu hướng phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
+ Biết tập hợp và tổ chức tập thể giảng viên, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục, đào tạo, vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
b. u cầu trình độ
+ Có bằng thạc sĩ trở lên.
+ Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất chín năm.
+ Sử dụng được một ngoại ngữ trong chun mơn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ hai đối với giảng viên chính ngoại ngữ).
+ Có đề án hoặc cơng trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường cơng nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn.
1.2.3.3. Ngạch giảng viên cao cấp a. Hiểu biết
+ Nắm vững và vận dụng có hiệu quả đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước và các quy định của Ngành trong công tác giáo dục và đào tạo.
+ Hiểu sâu kiến thức mơn học chính của chun ngành đào tạo và kiến thức cơ bản của một số mơn học có liên quan.
+ Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo, thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chun ngành ở trong và ngồi nước.
+ Có kinh nghiệm và khả năng tổ chức, chỉ đạo tập thể giảng viên, sinh
viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác giáo dục và đào tạo, vào sản xuất và đời sống.
b. u cầu trình độ
+ Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là sáu năm.
+ Chính trị cao cấp.
+ Sử dụng được hai ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương với trình độ C, ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B - là trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ).
+ Có tối thiểu ba đề án hoặc cơng trình khoa học sáng tạo được Hội đồng khoa học Trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả
[28]. 1.2.4. Một số yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập
1.2.4.1. Yêu cầu
Một là, về tư cách phẩm chất đạo đức của người giảng viên: giảng viên phải thể hiện tính gương mẫu, mơ phạm, biểu hiện ở sự cơng bằng, vơ tư thẳng thắn; có trách nhiệm cao trong cơng tác giảng dạy cũng như trong đời sống hàng ngày. Giảng viên phải có tinh thần kỷ luật cao, biết đối xử công tâm thẳng thắn, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tư cách đạo đức phẩm chất tốt.
Hai là, tạo niềm tin cho người học đối với giảng viên: Với kiến thức sâu rộng, lòng say mê nghề nghiệp, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy luôn luôn đổi mới, tôn trọng người học và với phẩm chất đạo đức tốt đẹp người giảng viên sẽ được người học tơn vinh và kính trọng, sự lịch thiệp trong phong cách nhanh nhẹn gần gũi hòa đồng với người học tạo cho người học niềm tin thì mọi ý kiến của nhà giáo đều được sinh viên tiếp thu nhanh và từ đó chất lượng giảng dạy của giảng viên ngày càng tăng lên.
Ba là, trình độ chun mơn: Trước hết phải là người có kiến thức sâu rộng về chun mơn để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Do vậy người giảng viên ngồi kiến thức chun mơn ra cịn có một vấn đề quan trọng đó là kiến thức xã
hội, kiến thức pháp luật và khả năng ứng xử giao tiếp. Những kiến thức này giúp cho giảng viên giải quyết tốt các tình huống thực đặt ra.
Bốn là, nghiệp vụ sư phạm: Là những tri thức chung bao gồm giá trị của nghề sư phạm những yêu cầu đối với người làm nghề sư phạm và phát triển giáo dục trong lịch sử nhân loại, các kiến thức giáo dục học và tâm lý học đồng thời Giảng viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy để lựa chọn và vận dụng các phương pháp cho phù hợp với các đối tượng và nội dung bài giảng.
Năm là, theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học về tiêu chuẩn nhà giáo:
- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng u cầu cơng việc. - Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Lý lịch bản thân rõ ràng [26], [29]. 1.2.4.2. Nhiệm vụ
a. Nhiệm vụ giảng dạy
- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và u cầu của mơn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học.
- Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học,
thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống.
- Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây
dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học.
- Hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ).
- Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.
- Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học.
- Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác.
- Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học.
- Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành. b. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.
- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước.
- Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
- Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.
- Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ.
- Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống. c. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
- Tham gia công tác tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học. - Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học và chất lượng chính trị tư tưởng của người học; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở giáo dục đại học.
- Tham gia các công tác kiêm nhiệm, như: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, cố vấn học tập, phụ trách phịng thí nghiệm, lãnh đạo chun mơn và đào tạo, cơng tác đảng, đồn thể, cơng tác quản lý ở bộ mơn, khoa, phịng, ban,… thuộc cơ sở giáo dục đại học.
- Tham gia các công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
d. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuẩn đã được đào tạo theo quy định đối với giảng viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào tạo được phân cơng đảm nhiệm.
- Học tập, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên và theo chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm vào các chức danh của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học.
- Học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.
1.3. Tạo động lực làm việc cho giảng viên
Tạo động lực làm việc cho giảng viên là sự thúc đẩy người giảng viên làm việc hăng say, giúp cho họ phát huy được trí tuệ và khả năng tiềm tàng bên trong xuất phát từ lòng yêu nghề, cái tâm của nhà giáo cũng như thỏa mãn được các nhu cầu của mỗi cá nhân, từ đó vượt qua những thách thức khó khăn và hồn thành nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu một cách tốt nhất, góp phần đạt được mục tiêu, kế hoạch của cá nhân và mục tiêu kế hoạch phát triển lâu dài của mỗi đơn vị nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
1.3.1. Các phương thức tạo động lực làm việc cho giảng viên1.3.1.1. Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập 1.3.1.1. Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập
Tạo động lực thông qua thu nhập bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi.
“Tiền lương là một khoản tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi hồn thành những cơng việc nhất định”. Tiền lương là giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Khi tiền lương được căn cứ vào kết quả thực thi cơng việc, thì tiền lương sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo động lực làm việc cho giảng viên. Tiền lương là động lực
khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất tối thiểu cho giảng viên, làm cho họ yên tâm về khoản thu nhập của mình. Tiền lương quá thấp, không đủ để giảng viên trang trải cho cuộc sống cá nhân và gia đình thì nó khơng thể trở thành động lực cho giảng viên, thậm chí nó cịn có tác dụng ngược lại. Do đó, cơng tác trả lương cho giảng viên phải đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để có thể tạo được động lực cho người giảng viên làm việc.
Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần để trả thù lao cho sự nỗ lực thực hiện tốt cơng việc của giảng viên. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc của người giảng viên đó. Cùng với tiền lương thì tiền thưởng cũng có tác dụng rất tích cực đối với mỗi giảng viên trong việc phấn đấu thực hiện cơng việc tốt hơn. Một khi họ biết rõ mình sẽ được thưởng gì nếu đạt được thành tích, họ sẽ tập trung tinh thần, tâm huyết để đạt được thành tích cao. Do đó, cần làm cho giảng viên tin rằng những nỗ lực của họ sẽ được thưởng, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong đơn vị, giữa các cá nhân.
Phúc lợi là những khoản thù lao tài chính do Trường chi trả mà giảng viên được nhận một cách gián tiếp. Nó bao gồm những chi trả của Trường cho các chương trình bảo hiểm và các khoản chi cho các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, bảo hiểm, các lợi ích khác cho giảng viên. Khi được nhận những chế độ phúc lợi xứng đáng với những thành tích, những cống hiến mà mình đã đóng góp là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất giúp kích thích sự cống hiến và làm việc không biết mệt mỏi cho người giảng viên.
1.3.1.2. Tạo động lực làm việc thông qua xây dựng môi trường làm việc và các mối quan hệ công việc
Môi trường, điều kiện làm việc bao gồm tất cả những gì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân trong tổ chức. Chỉ khi giảng viên có chun mơn và có những điều
kiện vật chất thì họ mới có đủ khả năng thực hiện tốt cơng việc được giao. Đó có thể là các cơng cụ vật chất, các thiết bị máy móc,…
Ngồi điều kiện vật chất để giúp thực hiện tốt công việc, cần xây dựng bầu khơng khí đồn kết, lành mạnh trong đơn vị, điều này được biểu hiện trong những giao tiếp xã hội thường ngày giữa những người giảng viên đối với sinh viên, đồng nghiệp, lãnh đạo và công việc. Nếu người giảng viên