Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ năng thu thập, xử lý

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (Trang 77 - 86)

xử lý thông tin trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai, bên cạnh những kiến nghị về hòàn thiện pháp luật, trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, Chƣơng 3 Luận văn cũng đã đƣa ra một số kiến nghị về thực hiện pháp luật nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động thu thập và xử lý thông tin, tài liệu

Một trong những nguyên nhân gây cản trở hoạt động thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai là sự không hợp tác, hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức liên quan. Để giải quyết vấn đề cần có sự tác động vào nhận thức và trách nhiệm pháp luật cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ những tài liệu đó. Trong đó, cơ quan có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu giữ vai trò chủ chốt trong việc trao đổi, giải thích cho các cơ quan đang lƣu giữ thông tin, tài liệu về quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu khi có yêu cầu của công dân hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan. Điều này sẽ làm đem lại hiệu quả trong việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu tránh trƣờng hợp các cơ quan, tổ chức, gây phiền nhiễu, cản trở trong việc thông tin, tài liệu, làm cho quá trình thu thập thông tin, tài liệu trở nên lâu dài. Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, trong một số ngành, lĩnh vực cần có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành

thƣờng xây dựng các Quy chế phối hợp; do đó, có thể xem xét việc xây dựng và ban hành các Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác thu thập và xử lý thông tin, tài liệu giữa các cơ quan để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.

Thứ hai, nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai

* Đối với Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp

Chủ động có ý kiến tham mƣu, đề xuất với Nhà nƣớc để hoàn thiện các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai, tiếp công dân cho phù hợp với đặc điểm đặc thù của địa phƣơng mình; ban hành các quy định thuộc thẩm quyền của mình để cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lƣợng công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai và các quy định chế độ bồi dƣỡng đối với các cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai.

Cần xác định tầm quan trọng của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai đối với hoạt động của cơ quan hành chính các cấp để chú trọng, quan tâm, đầu tƣ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, vừa có chuyên môn sâu, nghiệp vụ giỏi trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Với những biện pháp cụ thể: Giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và ý thức tự rèn luyện các kỹ năng liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai cho bản thân từng cán bộ; đồng thời cần có kế hoạch và thƣờng xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ, công chức này đƣợc tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc cũng nhƣ sự thay đổi của thực tiễn vể quản lý và sở hữu đất đai.

Trên cơ sở các văn bản quy định về công tác đánh giá, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nƣớc cần thực hiện nghiêm túc việc triển khai, thực hiện công tác này để cán bộ, công chức có động lực phấn đấu, yêu nghề, hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao. Đồng thời, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, có hình thức xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm. Với ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức cần nêu cao tình thần trách nhiệm, vì lợi ích của tập thể, thẳng thắn, trung thực, công tâm, khách quan để đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ mình nhằm tạo động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng.

* Đối với cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức là ngƣời chịu trách nhiệm trong việc hƣớng dẫn công dân, tham mƣu, đề xuất cho lãnh đạo giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nên cần có nhận thức đúng đắn về công việc của mình; xem đây nhƣ vừa là một nhiệm vụ chính trị, vừa là hình thức dịch vụ công để có động cơ làm việc đúng đắn; thái độ làm việc công tâm, khách quan, tôn trọng ngƣời dân; có lòng yêu nghề, tận tụy và trách nhiệm với công việc nhằm phục vụ cho ngƣời dân một cách tốt nhất.

Bên cạnh thái độ làm việc, cán bộ, công chức phải nắm vững các quy định pháp luật và chính sách về đất đai, có kinh nghiệm sống, sự hiểu biết sự việc, tâm lý của công dân, phong tục tập quán của mỗi địa phƣơng … để có thể tƣ vấn, hƣớng dẫn cho ngƣời dân hiểu và thực hiện, đồng thời tham mƣu cho lãnh đạo giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật; do đó, đòi hỏi cán bộ, công chức phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; bản thân cán bộ, công chức cần có ý thức

học tập, rèn luyện để thực hiện thành thạo và hiệu quả các kỹ năng trong quá trình tác nghiệp.

Thứ ba, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân

Một vấn đề lâu nay vẫn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, song việc tiến hành thực hiện chƣa tốt và chƣa có hiệu quả là tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dân đến tranh chấp đất đai là trình độ hiểu biết, am hiểu pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân còn có hạn chế. Mặc khác, do thiếu hiểu biết, am hiểu pháp luật nên khi tham gia quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, công dân vẫn không nắm đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình, làm cho quá trình giải quyết của các cơ quan, tổ chức gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đang là vấn đề cấp thiết.

Để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nhƣ: Tuyên truyền, phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin, đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua công tác xét xử, qua tủ sách pháp luật …. Bên cạnh việc phát huy ngày càng có hiệu quả các hình thức này, đối với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi cần lựa chọn những hình thức phù hợp nhƣ: Phát sách nhỏ hƣớng dẫn thực hiện luật; thành lập các trung tâm thông tin pháp luật gắn với hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức nói chuyện thƣờng xuyên về pháp luật tại các tụ điểm dân cƣ … Trong đó, cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý nghĩa của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khuyến khích nhân dân tự hòa giải tranh chấp đất đai với nhau

nhằm giảm bớt công việc của các cơ quan hành chính cũng nhƣ căng thẳng trong xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai từ những mặt đạt đƣợc và những bất cập, luận văn đã đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện pháp luật.

Để nâng cao chất lƣợng thực hiện các kỹ năng liên quan đến giải quyết các tranh chấp đất đai cần thực hiện đồng bộ các kiến nghị, đề xuất chung và kiến nghị, đề xuất cụ thể. Các kiến nghị hoàn thiện và thực hiện pháp luật đảm bảo cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ và hoàn thiện; đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng; tăng cƣờng sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực thi nhiệm vụ công vụ của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức.

KẾT LUẬN CHUNG

Trƣớc bối cảnh tác động của cơ chế thị trƣờng, trên cả nƣớc đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai phức tạp, đông ngƣời, gây nên những tác động xấu đối với xác hội, làm mất lòng tin của ngƣời dân vào cơ quan Nhà nƣớc.

Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện các kỹ năng này của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, kết quả giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện các kỹ năng này của các cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó và từ đó đƣa ra các kiến nghị, đề xuất xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao phẩm chất chính trị, thái độ làm việc, trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức và tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân; góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính cũng nhƣ tạo niền tin của quần chúng nhân dân vào các cơ quan công quyền và mang lại tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và Nhà nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Trung ƣơng 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Kết luận số 36 - KL/TW ngày 06/09/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 6 (khóa XI), Hà Nội.

4. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 5. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 6. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 7. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 8. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 9. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội. 10. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội. 11. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

12. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân, Hà Nội. 13. Quốc hội (2013), Luật Khiếu nại, Hà Nội.

14. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Hà Nội. 15. Quốc hội (2013), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 16. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng Dân sự, Hà Nội.

17. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

18. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng Dân sự, Hà Nội 19. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội

20. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

21. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

22. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. 23. Bộ Nội vụ (2019), Tài liệu bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và Tài liệu bồi dƣỡng lãnh đạo cấp Sở, ngành, Hà Nội.

24. Thanh tra Chính phủ (2019), Tài liệu bồi dƣỡng Trƣởng ban Tiếp công dân, Hà Nội.

25. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

26. Học viện Tƣ pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sƣ trong việc giải quyết các vụ án dân sự, Nhà Xuất bản Tƣ pháp.

27. Liên đoàn Luật sƣ (2017), Sổ tay Luật sƣ, Hà Nội.

28. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo công tác lĩnh vực Tài nguyên và Môi trƣờng từ năm 2015 đến 2019, Hải Phòng.

29. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2015 đến 2019, Hải Phòng.

30. Ban Tiếp công dân thành phố, Báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn từ năm 2015 đến 2019, Hải Phòng.

31. Nguyễn Nhƣ Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin.

32. https://khoaluantotnghiep.com/khai-niem-ky-nang-la-gi/, ngày truy cập: 06/4/2021.

33.

https://khoaluantotnghiep.com/khai-niem-ky-nang-la-gi/, ngày truy cập: 06/4/2021.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (Trang 77 - 86)