Hoàn thiện các quy định pháp luật về thu thập và xử lý thông tin, tài liệu

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (Trang 72 - 77)

tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai

Khả năng, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức chỉ có thể thực hiện tốt khi có đầy đủ quy định của pháp luật điều chỉnh. Theo đó, để kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả đỏi hỏi các quy định của pháp luật liên quan đến thu thập và xử lý thông tin, tài liệu phải đầy đủ, chi tiết và khoa học. Do đó, tác giả cho rằng tiền đề để thực hiện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả nhất thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Cụ thể:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất, đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu

Nhƣ đã phân tích tại mục 2.2.3.1 thì một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai là hệ thống pháp luật về đất đai còn chƣa đồng bộ, còn nhiều quy định chồng chéo, chƣa cụ thể, chƣa rõ ràng và thay đổi liên tục qua các giai đoạn lịch sử của đất nƣớc, nên các tranh chấp đất đai phát

sinh từ các giao dịch đƣợc xác lập ở những thời điểm khác nhau thì áp dụng những quy phạm pháp luật khác nhau, cách giải quyết cũng khác nhau nên; do đó cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đất đai tạo điều kiện cho việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu đối với một số nội dung quan trọng nhƣ:

- Sửa đổi quy định về công tác quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về đất đai theo hƣớng số hóa hồ sơ, tài liệu và dần dần chuyển sang lƣu trữ điện tử hồ sơ, tài liệu về đất đai để mọi tổ chức, cá nhân có thể khai thác thuận lợi, mọi lúc, mọi nơi.

- Bổ sung quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai riêng từ quá trình tiếp nhận hồ sơ ban đầu đến khi tiến hành hòa giải và ban hành các Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; trong đó quy định rõ các loại thông tin, tài liệu cần thiết; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu …

Thứ hai, cần quy định riêng quy trình tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai

Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã quy định chi tiết, đầy đủ về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; trong đó quy định các loại thông tin, tài liệu, bằng chúng, chứng cứ và các biện pháp thực hiện việc thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Đồng thời, Luật Tiếp công dân năm 2013 và Thông tƣ số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân đã quy định quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chƣa có quy định cụ thể quy trình riêng đối với việc tiếp công dân và thu thập, xử lý thông tin,

tài liệu, bằng chứng, chứng cứ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân khi công dân đến nộp đơn, hồ sơ vụ việc tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai thƣờng là các vụ việc rất đa dạng, phức tạp về chủ thể, thông tin, tài liệu; do đó, đòi hỏi phải có một quy trình riêng đối với việc tiếp công dân liên quan đến tranh chấp đất đai; trong đó quy định rõ các thông tin, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ mà công dân cần cung cấp, tính hợp lệ của các thông tin, tài liệu và quy đinh về thu thập, xử lý thông tin, tài liệu của cán bộ, công chức để làm cơ sở cho việc tƣ vấn, hƣớng dẫn và tham mƣu xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cán bộ, công chức tiếp công dân có nhiệm vụ tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành thì cán bộ, công chức tiếp công dân chuyên trách chủ yếu thực hiện công tác tiếp công dân, ghi nhận các thông tin, tài liệu và tham mƣu, đề xuất xử lý đơn: Chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển các cơ quan chuyên môn có chức năng nhƣ Thanh tra, Tài nguyên và Môi trƣờng để tham mƣu, đề xuất thụ lý, giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai; chƣa quy định cụ thể việc cán bộ, công chức tiếp công dân có trách nhiệm tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nên hầu nhƣ cán bộ, công chức tiếp công dân không nắm bắt đƣợc quá trình giải quyết vụ việc; trƣờng hợp cần thu thập thông tin, tài liệu ở các cơ quan, đơn vị khác thì gặp không ít khó khăn do không đƣợc giao thẩm quyền. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai …) đã có các quy định riêng về việc giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức tiếp công dân trực tiếp thực hiện việc tham mƣu, đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, trong đó có việc tham mƣu, đề xuất giải quyết

tranh chấp đất đai. Quá trình thực hiện tại các địa phƣơng đã mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về tiếp công dân trong đó quy định cán bộ, công chức tiếp công dân chuyên trách có nhiệm vụ tham mƣu giải quyết tranh chấp đất đai.

Ngoài ra, hiện nay theo quy định của Luật Tiếp công dân thì đối với cấp huyện chỉ bố trí 01 cán bộ, công chức tiếp công dân chuyên trách; còn cấp xã không có cán bộ, tiếp công dân chuyên trách nên liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tập trung vào công chức địa chính, đô thị ; do đó dẫn đến tình trạng quá tải cho cán bộ, công chức đối với các quận, huyện, xã, phƣờng, thị trấn có đông dân cƣ, tốc độ đô thị hóa cao, có nhiều tranh chấp đất đai … Cần nghiên cứu bổ sung quy định bố trí thêm cán bộ, công chức chuyên trách về tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các quy định trong công tác phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu

Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy, việc phối hợp các cơ quan hành chính với nhau, phối hợp giữa các cơ quan hành chính với Tòa án nhân dân thƣờng chƣa thực sự hiệu quả. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc và cơ quan chuyên môn thƣờng là nơi nắm giữ những thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu quan trọng liên quan đến vụ việc tranh chấp nhƣng nhiều khi cán bộ, công chức các cơ quan này thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của các bên tranh chấp, thậm chí có trƣờng hợp của cơ quan hành chính khác, Tòa án yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu còn gặp trở ngại. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan có thẩm quyền kéo dài, phát sinh nhiều tình tiết mới …

Vì vậy, xem xét bổ sung cơ chế xử lý thích hợp, có hiệu quả đối với những trƣờng hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu của vụ việc tranh chấp mà thiếu sự hợp tác hoặc không cung cấp thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu của vụ việc để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đƣợc nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng pháp luật.

Thứ năm, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc giải quyết tranh chấp đất đai và bổ sung các án lệ về giải quyết tranh chấp đất đai làm cơ sở pháp lý cho việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu

Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đƣợc ban hành đã tạo hành lang pháp lý để đảm bảo quyền tự do định đoạt, quyền khởi kiện cho các đƣợc sự trong việc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai; tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn, khắc phục những nhƣợc điểm của các quy định pháp luật trƣớc đó.

Tuy nhiên, tranh chấp đất đai bao gồm nhiều dạng khác nhau nhƣ: Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; tranh chấp về mục đích sử dụng đất ... Đối với loại tranh chấp cần thu thập và xử lý các thông tin, tài liệu khác nhau. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Tòa án nhân dân có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành văn bản hƣớng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai đối với từng dạng tranh chấp đất đai; theo đó quy định cụ thể đối với từng dạng tranh chấp đất đai thì cần các thông tin, tài liệu gì? giá trị, tính hợp lệ của các loại thông tin, tài liệu để làm cơ sở pháp lý cho các cán bộ, công chức tiếp công dân căn cứ các quy định, văn bản hƣớng dẫn để tƣ vấn, hƣớng dẫn công dân, đồng thời thực hiện việc thu thập và xử lý các thông tin, tài liệu một cách chính xác, đầy đủ, công khai, minh bạch.

Đồng thời, đối với Tòa án nhân dân cấp cao cần nghiên cứu các bản án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai để đƣa thành các án lệ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (Trang 72 - 77)