Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (Trang 67 - 72)

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật về dân sự nói chung và về đất đai nói riêng chƣa đồng bộ, các văn bản hƣớng dẫn còn thiếu, quá trình thực thi pháp luật đã phát sinh rất nhiều bất cập. Thực tiễn hiện nay cho thấy, các văn bản của Nhà nƣớc về giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều quy định chồng chéo, chƣa cụ thể, rõ ràng; các quy định về các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai còn rƣờm rà đã gây khó khăn cho cả cán bộ, công chức lẫn ngƣời dân khi thực hiện các thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai. Có trƣờng hợp, cùng một vấn đề nhƣng lại có nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền khác nhau và đều cùng có hiệu lực pháp lý. Vì vậy, sẽ khó khăn trong việc lựa chọn áp dụng văn bản nào để tƣ vấn, hƣớng dẫn công dân, tham mƣu cho lãnh đạo giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, do chính sách pháp luật về đất đai đƣợc ban hành nhiều và thay đổi liên tục qua các giai đoạn lịch sử của đất nƣớc, nên các tranh chấp đất đai phát sinh từ các giao dịch đƣợc xác lập ở những thời điểm khác nhau thì áp dụng những quy phạm pháp luật khác nhau và cách giải quyết cũng khác nhau. Trên thực tế, nhiều giao dịch dân sự ở thời kỳ này nhƣng lại đƣợc thực hiện và này sinh tranh chấp ở thời kỳ sau đó mà ở thời điểm đó các văn bản pháp luật mới đã thay thế các văn bản pháp luật ở thời điểm pháp sinh giao dịch. Vì vậy, rất phức tạp khi lựa chọn phƣơng án, quy định pháp luật để hƣớng dẫn, giải quyết tranh chấp.

Giá trị quyền sử dụng đất ở Việt Nam gồm nhiều loại giá khác nhau. Nhà nƣớc có quy định khung giá các loại đất và buộc ngƣời sử dụng đất khi chuyển nhƣợng phải căn cứ vào khung giá của Nhà nƣớc định ra. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các giao dịch chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất đều

xác định theo giá thị trƣờng. Việc tồn tại nhiều loại giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất chƣa đƣợc quy định rõ trong văn bản pháp luật nào nên cũng ảnh hƣởng đến việc xác định hiệu lực của các giao dịch có liên quan. Mặt khác, công tác quản lý về đất đai còn lỏng lẻo, có nơi còn buông lòng, việc lƣu trữ các sổ sách, tài liệu về quản lý đất đai không đầy đủ, việc giao đất trái thẩm quyền diễn ra ở nhiều nơi; do đó, dẫn đến việc thu thập, xác thực các thông tin, tài liệu rất khó khăn, việc cung cấp tài liệu, thông tin thiếu chính xác.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo cho nhân dân đã đƣợc quan tâm nhƣng ở một số nơi còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc chú trọng, phƣơng pháp không đa dạng nên dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp xảy ra ngày một tăng, tạo nên sức ép không nhỏ cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác tiếp công dân. Thói quen ứng xử của ngƣời dân cũng có tác động tích cực và tác động tiêu cực đến việc thực hiện kỹ năng của cán bộ trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Truyền thống gắn kết cộng đồng đã tạo ra lối ứng xử nặng tình, nhẹ lý - một hệ lụy tiêu cực trong ứng xử với pháp luật. Thói quen ứng xử này đã trở thành nguyên tắc cơ bản cho phối hợp, điều tiết các mối quan hệ khiến cho việc hành xử thƣờng nặng tính chủ quan, tùy tiện, thiếu tính nguyên tắc. Truyền thống duy tình đã làm cho ngƣời dân có nhiều cách ứng xử trong cùng một hoàn cảnh, trong khi đó pháp luật phải là chuẩn mực chung để điều tiết các mối quan hệ một cách nghiêm khắc dựa trên tiêu chí khách quan và thống nhất. Bởi vậy, lối sống trọng tình đã khiến cho pháp luật bị xem thƣờng dẫn đến trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, ngƣời dân thƣờng không quan tâm đến các quy định của pháp luật, cũng có khi ngƣời dân không hiểu hết luật nhƣng nếu có hiểu thì cũng ứng xử theo lý lẽ riêng của mình, dù biết là không đúng pháp luật; thậm trí nếu việc giải quyết không theo ý muốn thì họ coi cán bộ, công chức là “chỗ trút” những bức xúc, nóng giận.

Công tác tổ chức cán bộ liên quan đến công tác tiếp công dân đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; một số cơ quan hành chính, Tòa án nhân dân đã thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, công chức, luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm các cán bộ, công chức thực hiện công tác tiếp công dân, bổ sung các cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn vào vị trí này; tuy nhiên việc thực hiện chƣa đều, chƣa rộng khắp, vẫn còn hình thức, chƣa phản ánh đúng đƣợc thực chất cán bộ, công chức; chƣa lấy hiệu quả công việc làm thƣớc đo chủ yếu; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ … Có nhiều lý do nhƣng một trong những lý do là việc bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, khen thƣởng cán bộ lại phụ thuộc nhiều vào “quan hệ”, điều này là cho động lực, thái độ, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức không tốt, làm thui chột động cơ phấn đấu, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai.

* Nguyên nhân chủ quan

Tại một số cơ quan, địa phƣơng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân còn thiếu tận tụy, chƣa toàn tâm, toàn ý với công việc, thiếu thân thiện, thiếu tôn trọng, thiếu lắng nghe tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân; chƣa bố trí các bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc; thậm trí có nơi bố trí những cán bộ, công chức theo kiểu

“không bố trí được vào đâu thì đưa ra tiếp công dân hoặc những cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật, kiểm điểm”; đồng thời, hầu hết các địa phƣơng chƣa bố trí đƣợc cán bộ, công chức tiếp công dân chuyên trách hoặc cán bộ có trình độ liên quan đến giải quyết các tranh chấp đất đai.

Một số các cán bộ, công chức chƣa có ý thức trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của mình; đồng thời, việc thƣờng xuyên tập huấn đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, đạo đức công vụ cũng chƣa đƣợc chú trọng, hình thức chƣa phong phú, đa dạng. Các vụ việc tranh

chấp đất đai thƣờng rất phức tạp đòi hỏi cán bộ, công chức phải có kiến thức rộng, toàn diện và sâu sắc nhƣng có những cán bộ, công chức không nghiên cứu kỹ thông tin, tài liệu cũng nhƣ cập nhật thông tin, tài liệu dẫn đến việc đánh giá vụ việc thiếu khách quan, toàn diện nên không lựa chọn quy phạm pháp luật, phƣơng án phù hợp để giải quyết vụ việc có việc hƣớng dẫn, tham mƣu sai lầm. Mặt khác, trong một số vụ việc, các cán bộ lãnh đạo do tin tƣởng vào các cán bộ, công chức tham mƣu nên không tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ quan cấp trên nên dẫn đến sai sót, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết.

Cán bộ, công chức còn ảnh hƣởng bởi thái độ, động cơ giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có động cơ cá nhân và động cơ xã hội. Có trƣờng hợp vì động cơ cá nhân tiêu cực nhƣ nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn … có trƣờng hợp vì động cơ xã hội nhƣ mối quan hệ họ hàng, mối quan hệ công tác … nên dẫn đến việc giải quyết tranh chấp đất đai không khách quan, không đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, do đặc điểm cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức làm việc hầu nhƣ không có động cơ làm việc phải cạnh tranh để thu hút khách hàng, không phải gắn với thu nhập của bản thân với chất lƣợng phục vụ khách hàng giống nhƣ khối doanh nghiệp hay đơn vị hành chính sự nghiệp có thu khác mà chỉ mang tính chất phục vụ nên có cán bộ, công chức có thái độ chƣa tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, chƣa thực sự yêu nghề, chƣa muốn gắn bó lâu dài với nghề, chƣa thực sự hứng thú trong công việc nên việc hƣớng dẫn, tham mƣu giải quyết tranh chấp đất đai chƣa đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu gồm nhiều kỹ năng thành phần, trong đó tập trung vào một số kỹ năng cơ bản nhƣ: Kỹ năng tiếp công dân để thu thập thông tin, tài liệu; kỹ năng phân tích vụ việc tranh chấp; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng áp dụng pháp luật, kỹ năng tham mƣu giải quyết vụ việc. Để thực hiện tốt công việc và đạt hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ, công chức phải phối hợp và sử dụng các kỹ năng này khéo léo, nhuần nhuyễn và hợp lý.

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp khó khăn, song các cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thực hiện khá tốt các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số nhƣợc điểm nhất định trong việc thực hiện các kỹ năng này. Những nhƣợc điểm này ngoài nguyên nhân khách quan nhƣ văn bản pháp luật chƣa đồng bộ, thống nhất, thái độ ứng xử của ngƣời dân, công tác tổ chức cán bộ … còn có nguyên nhân chủ quan; đó là sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức; thái độ, động cơ làm việc của cán bộ, công chức…

Kết quả nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai và tổng kết thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng là cơ sở quan trọng để luận văn đƣa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Chƣơng 3).

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN KỸ NĂNG THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC TIẾP DÂN

LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (Trang 67 - 72)