Đặc điểm của hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổ

Một phần của tài liệu Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 25 - 29)

lý, công bằng xã hội.

1.1.3. Đặc điểm của hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phạm tội

Nằm trong hệ thống hình phạt nói chung, các hình phạt áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội cũng có mục đích phòng ngừa riêng là nhằm trừng trị, lên án người dưới 18 tuổi phạm tội và giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ tái phạm, phạm tội mới, đồng thời giáo dục người chưa thành niên khác tôn trọng pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hình phạt phải hướng tới không chỉ mục đích trừng trị mà quan trọng hơn là mục đích giáo dục người phạm tội để họ trở thành người lương thiện, tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng góp phần phòng ngừa tội phạm [8, tr.40].

Để đảm bảo việc lựa chọn một loại hình phạt và mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội cũng như nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc biệt là yêu cầu phòng ngừa tội phạm, BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm: Cảnh cáo, Phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn; từ hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo đến hình phạt nặng nhất là tù có thời hạn [31, Điều 98].

Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trước hết với tư cách là hình phạt nên có cả những đặc điểm chung của hình phạt và cũng có đặc điểm riêng của nó.

Thứ nhất, hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là

biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước” [31, Điều 30]. Trong công

cuộc đấu tranh và phòng, chống tội phạm, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân, nhà nước đã quy định và đồng thời sử dụng nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau như biện pháp về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,

18

pháp lý…Các biện pháp này được thực hiện đồng thời, đan xen và hỗ trợ, phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu phòng, chống tội phạm trong mỗi giai đoạn khác nhau. Trong các biện pháp đó thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước.

Cũng như các loại hình phạt khác trong hệ thống các hình phạt của BLHS, hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được nhà nước sử dụng là một công cụ hữu hiệu nhất trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc vì người bị kết án bị tước quyền tự do, bị cách ly khỏi xã hội, phải lao động cải tạo trong trại giam dưới sự giám sát, quản lý của lực lượng cảnh sát. Chế độ cải tạo cũng như việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Thứ hai, hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định trong BLHS và do Toà án áp dụng. Hình phạt tù có thời hạn trong BLHS đã được quy định tại cả phần chung và phần các tội phạm. Trong đó, đã quy định khái niệm, căn cứ quyết định hình phạt, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt … Phần các tội phạm thì quy định các loại hình phạt và mức hình phạt tương ứng cho từng loại tội phạm vụ thể. Cụ thể hơn, hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định cụ thể tại Điều 101 BLHS năm 2015.

Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất, phải được quy định trong BLHS, chỉ khi được quy định trong BLHS thì mới có thể xác định rõ mỗi loại tội phạm được áp dụng hình phạt và mức phạt tương ứng. Việc loại bỏ hoặc bổ sung hình phạt này đối với tội phạm nào trong BLHS thì chỉ thuộc thẩm quyền của Quốc hội-cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì chỉ Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh nhà nước quyết định áp dụng

19

hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi nói riêng. Tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [30]. Ngoài Toà án, không có cơ quan có thẩm quyền quyết định hình phạt. Hình phạt do Toà án quyết định phải được tuyên công khai tại phiên toà và bằng một bản án. Quá trình xét xử và quyết định hình phạt của Toà án phái tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trình tự, thủ tục đã được quy định cụ thể tại Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Thứ ba, hình phạt tù có thời hạn chỉ áp dụng đối với người phạm tội. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, được quy định cụ thể tại BLHS. Xuất phát từ nguyên tắc một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm phải chịu hình phạt và hình phạt này chỉ áp dụng đối với người bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, khác với đặc điểm của hình phạt phạt tù có thời hạn nói chung, hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi nói riêng có đặc điểm riêng-đối tượng áp dụng là người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Đây là đối tượng đặc thù, do đó đây cũng là một đặc điểm thể hiện tính nhân đạo trong BLHS năm 2015 nói riêng, tính nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự nói chung.

Thứ tư, hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi nhằm tước tự do của người dưới 18 tuổi buộc họ phải chấp hành hình phạt tại cở giam giữ (nhà tù) trong khoảng thời gian tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định tương ứng với tội phạm. Đối với hình phạt tù có thời hạn nói chung có mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là không quá 20 năm, trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc tổng hợp nhiều bản án là không quá 30 năm [31, khoản 1 Điều 55]. Đối với hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì thời hạn tối đa không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định tương ứng với tội phạm. Về thời hạn của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là mức tối đa thấp hơn so với hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi phạm tội.

20

Đây là một đặc điểm rất riêng của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tuy nhiên, tại Điều 101 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18

năm tù” [31]. Như vậy, mức phạt áp dụng cao nhất là 18 năm tù khi chuyển hướng

áp dụng hình phạt nhẹ hơn điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình theo nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thứ năm, hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được coi là không có án tích trong một số trường hợp. Đây là một đặc điểm riêng của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 quy định các trường hợp người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích gồm: (1) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; (2) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý; (3) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại mục 3 Chương XII BLHS năm 2015 [31, Điều 107]. Án tích là căn cứ để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Án tích “là sự kiện pháp lý (bị kết án) được ghi nhận trong lý lịch tư pháp của người phạm tội trong một thời hạn nhất định và là căn cứ để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm” [22, tr.134]. Trong thời hạn chưa được xóa án tích mà người phạm tội thực hiện một hành vi phạm tội mới thì sẽ bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi đó.

Đặc điểm này vừa thể hiện được nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vừa thể hiện được chính sách nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta vừa thể hiện mục đích giáo dục, phòng ngừa là chính đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, chế định xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là chế định đương nhiên xoá án tính, không thuộc trường hợp xáo án tích theo quyết định của toà án cho dù họ phạm bất kỳ tội phạm nào trong BLHS [27, tr.395].

21

Một phần của tài liệu Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)