pháp điển hoá lần thứ nhất- BLHS năm 1985
Pháp luật hình sự nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hoá lần thứ nhất-BLHS năm 2015 chưa được pháp điển hoá, chưa được quy định trong một đạo luật thống nhất mà nằm rải rác trong những văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau như: Pháp lệnh, sắc lệnh, sắc luật, thông tư, chỉ thị… Những văn bản đầu tiên của nhà nước ta, hoặc là không nói rõ thời hạn tù, việc xác định thời hạn đó được giao cho Tòa án hoặc mức thấp nhất của hình phạt tù được tính bằng ngày, bằng tháng chứ không phải là 03 tháng như quy định của BLHS hiện hành. Cụ thể như: Sắc lệnh số 06 ngày 05/9/1945 quy định: “Cấm nhân dân Việt Nam đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, làm tay sai cho quân
đội Pháp. Kẻ nào trái lệnh đố sẽ bị Tòa án quân sự nghiêm trị”. Sắc lệnh số 68
ngày 30/11/1945 ấn định thể lệ trưng thu và trung tập tài sản đã quy định thờ hạn tù từ 06 ngày đến 03 tháng [10]. Sắc lệnh số 157 ngày 16/8/1946 bắt buộc các thứ thuốc theo cách bào chế thái tay đều phải dán nhãn hiệu đã quy định thời hạn từ từ 03 ngày đến 10 ngày [11].
Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử, giáo dục cải tạo người phạm tội đã cho thấy việc sử dụng hình phạt tù có thời hạn quá ngắn (tù có thời hạn 3-7 ngày) không có hiệu quả, không phù hợp với mục đích của hình phạt. Do đó, những hình phạt tù có thời hạn đó được thay thế bằng các biện pháp hành chính hoặc giáo dục tại chỗ. Bắt đầu từ những năm 1950 trở lại đây, các văn bản pháp luật hình sự nước ta đã thống nhất quy định tù có thời hạn tối thiểu là 03 tháng. Còn thời hạn tù tối đa là 20 năm lần đầu tiên được ghi nhận tại Sắc lệnh 223 ngày 17/11/1946 trừng trị các tội về hối lộ. Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 đã nêu rõ hình phạt chính và hình phạt phụ có thể áp dụng.
27
thời hạn rất đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn hình thức, tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng đã giữ vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Theo đó, hình phạt tù có thời hạn được quy định tối thiểu khác nhau là 03 ngày, 06 ngày, 30 ngày… và mức tối đa là 20 năm.
Đối với việc giải quyết các vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thực hiện trước BLHS năm 1985 ra đời, các quy định của pháp luật hình sự chủ yếu quy định hình phạt gắn với hình vi phạm tội ở các văn bản khác nhau để xử lý gồm: (1) Tội phạm và dấu hiệu tội phạm; (2) Hình phạt; không có quy định riêng về mức phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Pháp luật hình sự giai đoạn này còn chưa đầy đủ, hệ thống, thiếu tính đồng bộ và thiếu cụ thể nên việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội trong giai đoạn này còn nhiều lúng túng. Mặc dù vậy, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội tập trung vào các nội dung sau:
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Lần đầu tiên nước ta quy định khái
niệm người dưới 18 tuổi, trong thời kỳ này sử dụng cụm từ “người chưa thành niên” tại Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950. Theo đó, người chưa thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi. Tại Quyết định số 217-TTg ngày 18/12/1967 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các trường giáo dục thiếu niên hư đã quy định cụ thể độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trẻ hư là từ 14 tuổi đến 18 tuổi mới đưa ra Toá án xét xử; đối với trẻ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ xét xử trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng.
Như vậy, chỉ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự, còn đối với người dưới 14 tuổi thì không có năng lực trách nhiệm hình sự nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi phạm tội mà thực hiện. Đối với người sươi 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng thì xử lý bằng hình thức đưa vào các trường trẻ em hư mà không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt: Hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội với
mức tối đa được phân theo đội tuổi, cụ thể:
- Hình phạt đối với người dưới từ 13 đến 14 tuổi phạm tội tối đa không quá 10 năm tù trừ trường hợp khi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như xâm phạm nghiêm
28
trọng hoặc ở những vùng có tình hình tội phạm phức tạp, cần ngăn chặn những hành động tương tự có chiều hướng phát triển thì mức phạt áp dụng có thể cao hơn.
- Đối với người từ 14 đến 16 tuổi chỉ bị truy tố, xét xử trong trường hợp phạm các tội nghiêm trọng. Nhưng trong giai đoạn này chủ yếu là sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất xã hội hoặc hành chính để xử lý người từ 14 đến 16 tuổi phạm tội, ít truy tố, xét xử đối với người trong độ tuổi này. Tuy vậy, cũng có trường hợp tuy tính chất tội phạm chưa thực sự nghiêm trọng, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vì yêu cầu phòng ngừa chung thì Toà án có thể xử phạt cảnh cáo hoặc án treo. Mức hình phạt áp dụng đối với đối tượng này là nhẹ hơn so với người từ 16 đến 18 tuổi phạm tội và mức cao nhất không quá 15 năm tù. Một số trường hợp đối với những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, có tính chất côn đồ, có ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự mà người phạm tội là người đã thành niên có thể bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình thì người phạm tội ở độ tuổi này có thể bị xử phạt tù có thời hạn quá 15 năm tù, tùy thuộc vào từng địa phương.
- Đối với độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi: Về mặt tâm sinh lý họ đã có đủ khả năng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi phạm tội và có khả năng tự chủ, kiểm soát được hành vi của mình. Do vậy, nếu thực hiện hành vi có tính chất nghiêm trọng thì họ có thể bị xét xử nhưng mức hình phạt áp dụng nhẹ hơn so với người từ đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm tương tự. Vì các em còn ít tuổi, thiếu kinh nghiệm sống, nhận thức còn hạn chế và vẫn trong độ tuổi cần được gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ.
Trong độ tuổi này, có thể chia thành hai độ tuổi gồm: (1) Người ở lứa tuổi 16 chưa quá 17 tuổi; (2) người từ 17 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi. Người phạm tội ở độ tuổi 16 chưa quá 17 tuổi phạm tội nhẹ, hậu quả không lớn, không có nhiều ảnh hưởng đến tình hình tội phạm tại địa phương, nhân thân tốt và có khả năng được bảo lãnh giáo dục thì áp dụng các biện pháp giáo dục như đối với lứa tuổi 14 đến 16 tuổi. Trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn về hình phạt như sau: Không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân dù người phạm tội nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng như
29
tội giết người… trừ trường hợp đặc biệt thủ đoạn thì mức hình phạt là tù chung thân. Đối với người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 17 tuổi trở lên: Chỉ xử tù chung thân nếu hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên thực hiện tội phạm tương ứng là tử hình. Xử phạt tù tối đa 20 năm đối với trường hợp từ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội mà nếu là người thành niên phạm tội thì bị xử phạt tử hình.
Như vậy, trước khi ban hành BLHS năm 1985, mặc dù chưa có một văn bản nào quy định về hệ thống các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung và hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi nói riêng nhưng cũng đã thể hiện rõ quan điểm xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Thể hiện rõ nét nguyên tắc trừng trị kết hợp với khoan hồng, hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi đảm bảo nguyên tắc xử nhẹ hơn so với người từ đủ 18 tuổi đã phạm tội.