hoá lần thứ hai- BLHS năm 1999
BLHS năm 1985 là Bộ Luật hình sự đầu tiên của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tư cách là văn bản lập pháp hình sự lớn và quan trọng đầu tiên mà trong đó chứa đựng hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong suốt giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 thì BLHS năm 1985 như là nguồn trực tiếp và duy nhất của pháp luật hình sự thực định được nhà nước pháp điển hóa.Trong đó, đã phân định rõ ràng giữa các quy phạm của Phần chung và Phần riêng, được chia làm 280 điều để kịp thời điều chỉnh về mặt pháp lý hình sự các quan hệ xã hội đang tồn tại và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm của nước ta thời kỳ đó.
Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã được quy định thành một chương riêng trong BLHS năm 1985- Chương 7, gồm 11 điều từ Điều 57 đến Điều 67, trong giai đoạn này sử dung thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội” chưa sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội”. Chương này gồm các quy định về cơ cở của trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, việc tổng hợp hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể như sau:
30
- Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: BLHS năm 1985 đã xác định cụ thể tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Người từ 14 tuổi trở lên những chưa đủ 16 tuổi phải trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” [28, Điều 58]. Như vậy,
người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình hạt đối với tội ấy là trên 05 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
- Về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội: Tại Điều 59 BLHS năm 1985 đã quy định cụ thể những nguyên tắc cơ bản về xử lý người chưa thành niên phạm tội bao gồm: (1) Nhằm mục đích nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xã hội; (2) Viện Kiểm sát và Tòa án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa; gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện các biện pháp ấy; (3) Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Chỉ xét xử và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. (4) Không xử phạt chung thân hoặc tử hình người chưa thành niên phạm tội. Khi xử hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn đối với người đã thành niên. Không xử phạt tiền và không áp dụng các hình phạt bổ sung. (5) Án đã tuyên đối với người phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm [28, Điều 59]. BLHS cũng đã quy định đầy đủ các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục phòng ngừa đối với người chưa thành niên phạm tội do Tòa án quyết định bao gồm buộc phải chịu thử thác và đưa vào trường giáo dưỡng.
- Về hình phạt: BLHS năm 1985 đã quy định 03 hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội gồm: (1) Cảnh cáo; (2) Cải tạo không giam giữ; (3)
31
Tù có thời hạn. Tù có thời hạn là một hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên trong giai đoạn này.
- Về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: BLHS năm 1985 cũng đã đưa ra khái niệm hình phạt tù có thời hạn như sau: “Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải giam trong thời gian từ ba tháng đến hai
mươi năm” [28, Điều 26]. Tại Điều 64 BLHS năm 1985 đã quy định về hình phạt tù
có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, cụ thể như sau: Người chưa thành niên phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn như sau: 1- Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên khi phạm tội là hai mươi năm tù và đối với người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi khi phạm tội là mười lăm năm tù. 2- Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù thì mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là không quá mười hai năm tù [28, Điều 64].
Như vậy, mức phạt tù có thời hạn cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là 12 năm tù. Đối với trường hợp chuyển hướng đối với trường hợp điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên khi phạm tội là 20 năm tù, đối với người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi khi phạm tội là 15 năm tù.
Những quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 1985 mặc dù còn nhiều quy phạm chưa chặt chẽ nhưng đã thể hiện rõ chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. So với giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1985 là văn bản pháp luật hình sự thống nhất đầu tiên của nước ta. Trong đó đã giành một chương riêng để quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội: Xác định đội tuổi, nguyên tắc xử lý và lần đầu tiên quy định các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng đã được
32
quy định rõ ràng và cụ thể hơn giai đoạn trước, đồng thời thể hiện tính nhân đạo sâu sắc đối với xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.