BÀI 14: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀ MỞ ĐỒ VẬT

Một phần của tài liệu giáo án mỹ thuật lớp 5 - Mỹ thuật 5 - thạch qui ra - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 27 - 29)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

BÀI 14: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀ MỞ ĐỒ VẬT

- Tuần : 14 I/ MỤC TIÊU:

- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. - Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.

- Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của học sinh lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật. 2/ Học sinh chuẩn bị:

- Vở tập vẽ5, bút chì, tẩy.

- Màu vẽ, sưu tầm tranh ảnh, thước kẻ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS

10 1/ ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Giáo viên nhận xét .

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

- Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều trang trí được đường diềm như: Chén, đĩa, áo, khăn…

- Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. b/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu một số một đồ vật có trang trí đường diềm, học sinh quan sát trả lời các câu hỏi. + Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào?

+ Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng các đồ vật như thế nào?

+ Kể một số họa tiết dùng để trang trí?

+ Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp như thế nào?

+ Những họa tiết khác nhau thì sắp xếp như thế nào? + màu sắc vẽ như thế nào ?

c/ Hoạt động 2: Cách trang trí.

- Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giới thiệu các bước trang trí.

+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước của đường diềm, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều.

- Hát vui.

-Vở tập vẽ5, chì,tẩy,màu.

- Học sinh nhắc lại tựa bài.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung.

+ Bát, đĩa, lọ, túi xách… + Làm cho các đồ vật thêm đẹp.

+ Hoa lá, chim, thú. + Sắp xếp đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc… + Sắp xếp, xen kẽ.

+ Màu nền khác với họa tiết

- Học sinh chú ý thầy cách vẽ trang trí đường diềm.

20

5

+ Chia các khoảng cách để vẽ họa tiết. + Tìm hình mảng và vẽ họa tiết.

+ Vẽ màu theo ý thích ở họa tiết và nền. * Lưu ý:

- Có thể trang trí cho đồ vật bằng 1 - 2 hoặc nhiều đường diềm nhưng cần phải sắp xếp sao cho cân đối, hài hòa với hình dáng đồ vật.

- Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số bài họa tiết.

d/ Hoạt động 3: Thực hành.

- Học sinh làm bài vào vở thực hành hoặc giấy vẽ. - Có thể tổ chức cho một vài nhóm vẽ ở khổ giấy lớn, hoặc vẽ trên bảng.

- Giáo viên gợi ý cụ thể hơn cho những học sinh còn lúng túng để các em có thể hoàn thành bài có thể gợi ý một số họa tiết để các em lựa chọn và sắp xếp vào đường diềm.

- Động viên, khích lệ những học sinh khá, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo.

đ/ Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp của các nhóm, của cá nhân và gợi ý học sinh nhận xét về:

+ Cách bố cục (hài hòa, cân đối) + Vẽ họa tiết (đều, đẹp)

+ Vẽ màu (có đậm, có nhạt)

- Giáo viên nhận xét, bổ sung và nêu lý do vì sao đẹp và chưa đẹp để học sinh rõ hơn.

- Giáo viên điều chỉnh các bài vẽ

4/ Củng cố : Choc học sinh nhắc lại tên bài học - Nhận xét chung về tiết học.

5/ Dặn dò:

-Về nhà các em vẽ màu nhiều sao cho đẹp.hoàn thành bài vẽ.

-Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho

- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ 5, mang sản phẩm lên cho thầy nhận xét. - Chú ý thầy nhận xét bài của mình và của bạn. - Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng

- Tuyên dương bài tốt - Nhắc lại

-Ngày soạn : 25 tháng 11 năm 2018 -Ngày dạy : 03 /12/2018- 07 /12 /2018

Một phần của tài liệu giáo án mỹ thuật lớp 5 - Mỹ thuật 5 - thạch qui ra - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w