III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
BÀI 16: VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
- Tuần : 16 I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị:
- SGK, SGV, một vài vật mẫu vẽ có hai vật mẫu, hình gợi ý cách vẽ, một số bài vẽ mẫu. - Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ.
2/ Học sinh chuẩn bị:
- Vở tập vẽ5, tẩy, sáp màu,giấy,hồ dán. - Màu vẽ, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS
10 1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước. - Giáo viên nhận xét ,tuyên dương. 3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh quan sát và đặt câu hỏi để nhận ra.
* Mẫu chai, lọ, phích, bình đựng nước sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm.
+ Các đồ vật giống nhau ở điểm nào? + Các đồ vật khác nhau ở điểm nào?
+ Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong một mẫu vẽ?
- Giáo viên gợi ý học sinh quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ, khung hình chung, khung hình riêng, chiều cao, chiều ngang của từng vật mẫu.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để hướng dẫn học sinh về cách bố cục bài vẽ trên
- Hát vui.
- Vở tập vẽ5, tẩy, sáp màu,SGK.
- HS đem bài cho gv nhận xét
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung
+ Miệng, cổ. + Vai, thân, đáy.
+ To, nhỏ, rộng, hẹp, ở trước, ở sau đậm, nhạt, các chi tiết: nắp đậy, quai xách.
- Học sinh quan sát cách vẽ có hai vật mẫu.
20
5
một tờ giấy.
- Giáo viên nhắc học sinh cách vẽ như đã hướng dẫn ở các bài đã học.
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu (bố cục bài vẽ theo chiều dọc hay chiều ngang tờ giấy cho hợp lý.
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận: Miệng, cổ, vai, thân…của cái chai, lọ, phích, ấm đất, cái bát.
- Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu.
- Có thể vẽ đậm, nhạt bằng bút chì đen hay vẽ màu. d/ Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên quan sát lớp và nhắc học sinh.
+ Vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau.
+Gợi ý học sinh vẽ khung hình chung, khung hình của từng vật mẫu.
+ Cách vẽ phác hình bằng các nét thẳng. + Cách vẽ hình chi tiết.
- Giáo viên quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho học sinh, đặc biệt là những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành được bài vẽ.
- Gợi ý học sinh có thể vẽ đậm, nhạt bằng bút chì đen, hoặc vẽ bằng màu.
đ/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Bố cục (cân đối với tờ giấy)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu) + Các độ đậm, nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt)
- Giáo viên nhận xét bổ sung, chỉ ra các bài vẽ đẹp và vẽ chưa đẹp .
4/ Củng cố : Cho học sinh nhắc lại các bước làm bài - Nhận xét tiết học - Học sinh vẽ có hai vật mẫu,xong mang sản phẩm cho thầy nhận xét - Học sinh chú ý thầy nhận xét bài của mình và của bạn. - Chọn ra bài tốt theo ý thích - Nhắc lại - Lắng nghe
-Ngày dạy : 17/12 /2018- 21 /12 /2018