BÀI 18: TRANG TRÍ: HÌNH CHỮ NHẬT

Một phần của tài liệu giáo án mỹ thuật lớp 5 - Mỹ thuật 5 - thạch qui ra - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 35 - 69)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

BÀI 18: TRANG TRÍ: HÌNH CHỮ NHẬT

- Tuần : 18 I/ MỤC TIÊU:

- Hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.

- Biết cách trang trí được hình chữ nhật. - Trang trí được hình chữ nhật đơn giản.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí họa tiết . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- Một trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn

- Một vài đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí, cái khay, cái khăn, tấm thảm. -SGK, SGV, hình gợi ý cách vẽ.

2/ Học sinh chuẩn bị:

- Vở tập vẽ5, SGK, thước kẻ, tẩy. - Màu vẽ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS

10 1/ ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh. 3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, để học sinh trả lời sự giống nhau, khác nhau của 3 dạng bài.

- Hát vui.

- Vở tập vẽ5, SGK, thước kẻ, tẩy

- Học sinh nhắc tựa bài. - Học sinh quan sát và trả lời .

- Giống nhau:

+ Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to, họa tiết, màu sác thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.

+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn. + Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm. - Khác nhau: + Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, mà trang trí đối xứng qua trục ở các

20

5

- GV bổ sung thêm : Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật, mảng ở giữa, có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục, bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác, xung quanh là đường diềm, hoặc một số họa tiết phụ

c/ Hoạt động 2: Cách trang trí.

- Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ.

+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.

+ Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng, có mảng to, mảng nhỏ (hình 1a,b)

+ Dựa vào hình dáng của các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.

+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt, thay đổi giữa màu nền và màu họa tiết.

d/ Hoạt động 3: Thực hành.

- Giáo viên quan sát chung: Kẻ trục, tìm hình mảng: mảng chính lớn các mảng phụ nhỏ hơn, chú ý đến các khoảng trống giữa các mảng.

+ Tìm họa tiết và vẽ họa tiết vào các mảng đối xứng qua trục.

+ Vẽ màu vào các họa tiết và nền: Vẽ màu gọn, đều, có đậm, có nhạt (chú ý đảm bảo tính đối xứng của họa tiết, các mảng trong hình chữ nhật)

- Giáo viên gợi ý cụ thể hơn với những học sinh còn lúng túng và động viên những học sinh có khả năng, để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.

đ/ Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và

hình này cũng có sự khác biệt. Hình chữ nhật được trang trí qua 1 – 2 hoặc 4 trục, hình tròn có thể trang trí đối xứng qua 1 3 hoặc nhiều trục.

- Lắng nghe để hiểu thêm

- Học sinh quan sát cách vẽ trang trí họa tiết ở hình chữ nhật.

- Học sinh vẽ xong mang sản phẩm thầy nhận xét

- Cùng tham gia nhận xét và chọn ra bài tốt theo ý

-Chuẩn bị đồ dùng học vẽ như: sáp màu, chì màu cho tiết học sau, xem trước bài kế tiếp.

Khối trưởng duyệt

Ngày……../………/………..

Ban giám hiệu duyệt

Ngày……../………/………..

BÀI SOẠN -Ngày soạn : 24 tháng 12 năm 2018

-Ngày dạy : 07/01/2019- 11/01/2019

BÀI 19: : VẼ TRANH ĐỀ TÀI: - Tuần : 19 NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN I/ MỤC TIÊU:

- Hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. - Biết cách vẽ đề tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

- Vẽ được tranh về ngày tết hoặc lễ hội và mùa xuân ở quê hương. - GD học sinh ăn tết an toàn và biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- SGK, SGV, sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước về đề tài này.

2/ Học sinh chuẩn bị:

- SGK, sưu tầm tranh, ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. - Vở tập vẽ5, bút chì, tẩy.

- Màu vẽ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS

10 1/ ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước. - Giáo viên nhận xét,tuyên dương . 3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu và ghi tựa.

b/ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.

- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về ngày tết, lễ hội, để học sinh nhận biết,giáo viên đặt câu hỏi.

+ Không khí ngày tết, lễ hội và mùa xuân ?

+ Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân? + Những hình ảnh, màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân?

- Gợi ý học sinh kể về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình.

c/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.

- Giáo viên gợi ý học sinh tìm chọn một số nội dung để vẽ tranh về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết. + Chuẩn bị cho ngày tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng.

+ Những hoạt động trong dịp tết: Chúc tết ông bà, cha mẹ, đi lễ chùa.

- Hát vui.

- Vở tập vẽ5, bút chì, tẩy. - HS nộp VTV

- Lắng nghe

- Học sinh nhắc lại tựa bài.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung + Vui tươi.

+ Mua sắm, đi chơi… + Nhộn nhịp tưng bừng , màu sắc rực rỡ …

- Học sinh kể theo hiểu biết

- Các em chú ý cách vẽ của thầy về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

20

5

+ Những hoạt động trong các dịp lễ hội như: Tế lễ, rước rồng, múa lân, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca…

- Giáo viên cho học sinh nhận xét một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ.

+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động (nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa…)

+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ (màu của bài vẽ có đậm, có nhạt)

d/ Hoạt động 3: Thực hành.

- Ở bài này, yêu cầu chủ yếu với học sinh là vẽ được những hình ảnh của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

- Có thể cho một vài học sinh vẽ trên bảng hoặc vẽ theo nhóm ở giấy khổ lớn.

- Giáo viên nhắc học sinh :

+ Vẽ hình người, cảnh vật sao hợp lý, để vẽ được các dáng hoạt động.

+ Khuyến khích vẽ màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện được không khí vui tươi phù hợp với nội dung đề tài.

- Học sinh chọn nội dung và vẽ tranh như đã hướng dẫn.

đ/ Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp để nhận xét về:

+ Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh (rõ nội dung đề tài)

+ Cách vẽ hình (hợp lý, sinh động)

+ Màu sắc (hài hòa, thể hiện được không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân)

- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên tổng kết, có thể chọn một số bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung

4/ Củng cố : Nhắc lại tên bài học

- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ 5, rồi nộp bài lên cho thầy nhận xét. - Học sinh chú ý thầy nhận xét về bài của bạn và của mình. - Chọn ra bài đẹp theo ý thích

- Tuyên dương bài tốt - Nhắc lại

-Ngày soạn : 06 tháng 01 năm 2019 -Ngày dạy : 14/01/2019- 18/01/2019

BÀI 20: MẪU VẼ : CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU - Tuần : 20

I/ MỤC TIÊU:

- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu.

- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- Mẫu vẽ như hình lọ, quả…có hình dáng và màu sắc khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước. 2/ Học sinh chuẩn bị:

- Vở tập vẽ5,màu vẽ,bút chì, tẩy . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS

10 1/ ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh,

- Thu một số bài của học sinh nhận xét . - Giáo viên nhận xét .

3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật và lôi cuốn học sinh vào bài học , ghi tựa bài.

b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.

- Giáo viên cùng học sinh bày mẫu để các em trao đổi và đặt câu hỏi.

+ Tỉ lệ chung của mẫu bình và quả? + Vị trí của các vật mẫu?

+ Hình dáng, màu sắc, đặc điểm…của lọ và quả? + So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu? + Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu?

- Trong quá trình nhận xét, giáo viên bổ sung, tóm tắt ý kiến, giáo viên phân tích để học sinh cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu.

c/ Hoạt động 2: Cách vẽ.

- Giáo vên giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để học sinh nhận xét về một số dạng bố cục.

+ Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to, so với tờ giấy.

+ Hình vẽ không cân đối với tờ giấy và hình vẽ cân đối với tờ giấy.

- Hát vui.

- Vở tập vẽ5,màu vẽ,bút chì

- 4HS đem vở thực hành cho giáo viên nhận xét .

- Học sinh nhắc lại tựa bài.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi các em khác nhận xét bổ sung

+ Bình cao, to. + Quả ở phía trước. + Khác nhau.

+ Quả hình tròn, núm, cuống…nắp, thân.. + Phần ánh sáng chiếu vào sáng, phần phía sau tối .

- Học sinh quan sát thầy cách vẽ vật có hai, ba vật mẫu.

20

5

- Giáo viên gới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nhắc học sinh nhớ lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu.

+ Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu.

+ Vẽ đường trục (của lọ, bình, chai..)

+ Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng.

+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình. + Tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm, mảng nhạt.

+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.

- Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh lớp trước để các em tham khảo cách vẽ hình, cách vẽ đậm nhạt.

d/ Hoạt động 3: Thực hành.

- Giáo viên dựa vào thực tế học tập của lớp để tổ chức hoạt động thực hành.

+ Học sinh làm bài cá nhân vào vở thực hành hoặc giấy vẽ.

+ Những nơi có điều kiện nên bày một số mẫu cho học sinh vẽ theo nhóm, có thể cho một vài nhóm học sinh vẽ lên bảng.

- Giáo viên nhắc học sinh: Bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy, vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu, chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm, vẽ các độ đậm nhạt chính (vẽ bằng bút chì đen hoặc vẽ màu)

đ/ Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài hoàn thành ở những mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét về: + Bố cục, hình vẽ, đậm nhạt…

- Giáo viên bổ sung, cùng học sinh nhận xét và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.

4/ Củng cố :

- Gọi 1-3 học sinh nhắc lại các bước vẽ mẫu có hai hoặc

- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ 5, rồi nộp bài lên cho thầy nhận xét.

- Học sinh chú ý thầy nhận xét về bài của bạn và của mình.

- Học sinh nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng. - Nhắc lại

-Ngày soạn : 17 tháng 01 năm 2019 -Ngày dạy : 21/01/2019- 25/01/2019

BÀI 21:TẬP NẶN TẠO DÁNG :ĐỀ TÀI TỰ CHỌN - Tuần : 21

I/ MỤC TIÊU:

- Biết cách nặn các hình có khối.

- Nặn được hình người hoặc đồ vật, con vật…và tạo dáng theo ý thích II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên chuẩn bị:

- SGK, SGV, sưu tầm một số tượng, đồ mĩ nghệ, một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp…

- Đất nặn và dụng cụ để nặn. 2/ Học sinh chuẩn bị:

- Vở tập vẽ5, sáp màu, chì màu, bút chì, đất nặn…

- SGK, sưu tầm đồ mĩ nghệ, tượng nhỏ, đồ mây, tre(nếu có). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS

10 1/ ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- Nhận xét bài làm ở nhà của tiết trước. - Giáo viên nhận xét,tuyên dương. 3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài ghi tựa bài. b/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

- Giáo viên giới thiệu các hình minh họa ở SGK để quan sát thấy được sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn

- Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gỗ , đá gốm đất nung … ví dụ hình người , con vật các đồ vật ngộ nghĩnh , đẹp mắt . Ngày nay ,các nghệ nhân ở làng nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch , với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như : Tượng gỗ sơn mài , tượng đá ,hình các con vật ,mô hình chùa ,tháp , nhà sàng bằng gốm , sứ …. c/ Hoạt động 2: cách nặn.

- Phần hướng dẫn cách nặn, tạo dáng đã giới thiệu ở các bài học trước.

- Giáo viên nhắc lại cách nặn hoặc cách ghép hình, đồng thời thao tác để học sinh quan sát.

+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại. - Hát vui. - Vở tập vẽ5, sáp màu, chì màu, bút chì, đất nặn… - 6hs nộp vở thực hành cho giáo viên nhận xét - Tuyên dương bạn - Học sinh nhắc lại tựa bài.

- Học sinh quan sát hình tượng trong SGK

- Học sinh quan sát thầy cách nặn, người, con vật, đồ vật.

20

5

+ Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết.

+ Tạo dáng cho sinh động.

- Giáo viên cho học sinh quan sát các bước nặn ở hình gợi ý trong sách giáo khoa và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài.

- Hướng dẫn học sinh cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn.

d/ Hoạt động 3: Thực hành.

- Bài này có thể tiến hành như sau:

+ Cho học sinh chọn hình định nặn (người, con vật, cây, quả)

+ Nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm.

Một phần của tài liệu giáo án mỹ thuật lớp 5 - Mỹ thuật 5 - thạch qui ra - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 35 - 69)

w