Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH KINH DOANH NHÀ CHUNG CƯ (Trang 34 - 37)

- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 43/2014/NĐCP, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư được giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử

3. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình

1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

Điều 32, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:

- Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có). - Chủ đầu tư tổ chức thi tuyển và quyết định chọn phương án phù hợp để thiết kế xây dựng công trình, căn cứ trên kết quả đánh giá, xếp hạng của Hội đồng, các ý

kiến của cộng đồng, tính khả thi của phương án và các yêu cầu khác liên quan như công nghệ xây dựng, hiệu quả đầu tư và điều kiện thực tế.

3. Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

- Chọn nhà thầu xây dựng uy tín chất lượng là việc rất quan trọng khi chủ đầu tư chuẩn bị xây các công trình. Khi chủ đầu tư đã có trong tay bản thiết kế kiến trúc của dự án, cần chọn mua được vật liệu xây dựng thì tiếp theo là cần chọn nhà thầu xây dựng có chuyên môn cao, kinh nghiệm với đội thợ có tay nghề cao, giá cả hợp lý trong thu mua nguyên vật liệu xây dựng và thuê công nhân.

4. Thiết kế xây dựng công trình.

5. Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật)

- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo mục III Hướng dẫn, nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo mục IV Hướng dẫn, nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

6. Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng Hà Tĩnh. Cán bộ chuyên môn của bộ phận tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý hồ sơ, viết phiếu biên nhận đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hướng dẫn bổ sung đối với hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định.

- Bước 2. Phòng chuyên môn thụ lý và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Bước 3. Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng Hà Tĩnh, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

7. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

8. Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

Điều 84 Luật Xây dựng quy định về Điều chỉnh thiết kế xây dựng: “Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau: …b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả của dự án. 2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng…..ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”

10.Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

Điều 5, Thông tư 26/2016/TT –BXD quy định về nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.

11.Giám sát tác giả.

Tại Điều 28 trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có quy định về trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình được quy định cụ thể như sau:

- Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên hoặc giám sát thường xuyên nếu có thỏa thuận riêng với chủ đầu tư trong hợp đồng. – Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng.

- Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng.

- Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

4. Cơ sở pháp lý

 Luật Xây dựng năm 2014

 Luật số 62/2020/QH14

 Nghị định 46/2015/NĐ-CP

 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP

 Thông tư 26/2016/TT –BXD

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH KINH DOANH NHÀ CHUNG CƯ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w