- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 43/2014/NĐCP, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư được giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
1. Triển khai thi công tại hiện trường (Mục 1,2 Chương VI Luật xây dựng 2014)
Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 Thông tư số 15/2016/TT-BXD
Nghị định 15/2021/NĐ-CP
4) Triển khai thi công tại hiện trường
1. Triển khai thi công tại hiện trường (Mục 1,2 Chương VI Luật xây dựng 2014) 2014)
Các bước thực hiện việc triển khai thi công xây dựng công trình:
Bước 1: Chủ đầu tư cần tiến hành chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình
Bước 2: Lựa chọn nhà thầu giám sát thi công
Bước 3: Chủ đầu tư lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
Bước 4:Thông báo khởi công xây dựng
Theo Luật xây dựng năm 2020: Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Hồ sơ thông báo khởi công gồm có những tài liệu như sau: – Thông báo khởi công công trình xây dựng (theo mẫu);
– Bản sao công chứng Giấy phép xây dựng; Quyết định phê duyệt dự án và bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt (đối với trường hợp phải xin phép); Hoặc bản vẽ thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500, các mặt đứng, mặt cắt chính công trình; các bản vẽ đấu nối giao thông, hệ thống cấp thoát nước với hạ tầng kỹ thuật xung quanh (đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng);
– Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
– Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn; – Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường;
– Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè (nếu có); – Biện pháp và tiến độ thi công đã được phê duyệt;
– Biên bản khảo sát hiện trạng công trình liền kề, cam kết đền bù thiệt hại về người, công trình, tài sản nếu gây ảnh hưởng đến công trình lân cận (nếu có).
Sau đó Cơ quan tiếp nhận thông báo khởi công có trách nhiệm vào sổ theo để theo dõi và báo cáo định kỳ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên theo quy định
Bước 5: Thực hiện thi công xây dựng công trình
a) Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng...; b) Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;
c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);
d) Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành; đ) Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng
Bước 7: Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.