Hiện tại, công ty ATI đang cho triển khai thử nghiệm mạng wifi : OneWireless tại Hà Nội, cụ thể là khu vực ĐH Ngoại thương, khu vực quận Hoàn Kiếm. Trong quá trình thử nghiệm từ 20/02/2012 dịch vụ được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng. Khi khách hàng ở trong khu vực có sóng wifi, hệ thống sẽ tự động mở trình duyệt mời truy cập miễn phí không cần chọn cột sóng của OneWireless. Cách thử đăng nhập và sử dụng mạng khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần mua thẻ và đăng nhập account (user/pass) được ghi trên thẻ ; nhắn tin SMS, gọi điện đến hotline hoặc gửi đến mail hỗ trợ khách hàng
OneWireless cung cấp 3 gói dịch vụ đơn giản và dễ sử dụng, bao gồm Một Ngày, Một Tuần và Một Tháng. Tất cả các gói dịch vụ đều không giới hạn dung lượng truy cập:
Thẻ một ngày: sử dụng trong 24h kể từ thời điểm kích hoạt, trên 1 thiết bị truy cập đồng thời.
Thẻ một tuần: sử dụng trong 7 ngày kể từ thời điểm kích hoạt, trên 1 thiết bị truy cập đồng thời.
Thẻ một tháng: sử dụng trong 30 ngày kể từ thời điểm kích hoạt, không giới hạn thiết bị truy cập đồng thời.
Mục tiêu của Onewireless là triển khai rộng thêm điểm phát sóng tại các quận Hà Nội và sau đó là hướng tới TP. Hồ Chí Minh.
2.2.4.2 Nhận xét
Tuy nhiên, dịch vụ Wifi của Công ty Cổ phần Viễn thông Onewireless còn rất nhiều hạn chế:
Hệ thống quản lý dịch vụ rất đơn giản, chưa cung cấp đầy đủ tính năng của nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng.
Chưa có các kịch bản tích hợp với các bên thứ 3
Mô hình triển khai không đa dạng, các kịch bản dịch vụ cũng hạn chế.
2.3Các nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tiêu biểu trên thế giới
2.3.1 PCCW
Quy mô: PCCW bắt đầu triển khai wifi hotspost tại tại Hồng Kông từ cuối năm
2006, đến năm 2009 nhà mạng này có khoảng 5.500 hotspot tại hầu hết các trung tâm của Hồng Kông và đến nay, PCCW có khoảng hơn 10.000 điểm phát sóng wifi tại các cửa hàng tạp hóa, quán cà phê, nhà ga, xe lửa, sân bay, trung tâm thương mại, các kiốt điện thoại của PCCW, các trường đại học và tổ chức giáo dục.6
Mô hình tính cước: Wifi Only, Wifi + 3G
Bảng giá cƣớc
Hình 2.2 Các gói cước dịch vụ của PCCW
Số lượng khách hàng: Cho đến nay PCCW đã cung cấp wifi tại 120000
trường học và cung cấp miễn phí wifi tại các trường đại học và các địa điểm công cộng từ 6:00 đến 23:00 hàng ngày trong từng thời điểm nhất định7
Phương án kinh doanh: 2 phương án song song:
o Coi Wifi là giá trị bổ trợ cho các dịch vụ, Fixed line, Broadband, Mobile, IPTV. Khi khách hàng đăng ký những dịch vụ này thì được free sử dụng Wifi. Ngoài ra Wifi còn dùng để offload cho 3G với tính năng Auto-switching.
o Coi Wifi như một dịch vụ data độc lập, tính cước tương tự như Mobile Internet
2.3.2 China mobile
Quy mô: Hiện nay, nhà mạng này có khoảng 60000 điểm wifi hot-spot và dự
kiến China Mobile sẽ đầu tư khoảng 1 triệu Wifi hotspot để người sử dụng có thể truy cập vào internet tốc độ cao trong thời gian tới. Wifi được lắp đặt tại các cửa hàng tạp hóa, quán cà phê, nhà ga, xe lửa, sân bay, trung tâm thương mại, các các trường đại học và tổ chức giáo dục…và nhà mạng này cũng phối hợp theo hình thức chia sẻ doanh thu với các trường đại học, quán café…
Mô hình tính cước: China mobile cho ra hai loại hình gói cước là: gói trả
trước với mức giá vào khoảng CNY 0.05/ phút (0,008US$) và gói thuê bao trả sau dùng để truy cập wifi trên PC và các thiết bị cầm tay khác.
Bảng 3 Bảng gói cước dịch vụ Wifi của China Mobile
Thuê bao hàng tháng
Thời gian sử dụng
Giá dành cho dung
lƣợng vƣợt quá Các chú thích
30 nhân dân tệ 15 giờ / tháng
0,05 nhân dân tệ / phút
Cùng một tài khoản thì mức cước tối đa hàng tháng là 500 nhân dân tệ và lưu lượng tối đa là 40GB
50 nhân dân tệ 40 giờ / tháng 100 nhân dân tệ 200 giờ / tháng
Gói cƣớc áp dụng cho sinh viên
Hình 2.3 Bảng gói cước dịch vụ của China Mobile
Số lượng thuê bao: Theo báo cáo của Chinamobile thì đến năm 2010, China
wifi có khoảng 1,9 triệu người dùng. Nó cho thấy nhà mạng này có cơ hội để tăng được số lượng người sử dụng dịch vụ 1 cách nhanh chóng.
Kế hoạch kinh doanh: China wifi triển khai tập trung chủ yếu tại các địa điểm
công cộng các khu vực trọng điểm trong đó các trường đại học là địa điểm mà China mobile tập trung vào để xúc tiến. Nhà mạng này thực sự là thương hiệu mạnh với sinh viên các trường đại học, với các ưu đãi áp dụng cho học sinh,
sinh viên (M –zone). Các gói này sẽ được cung cấp với giá rẻ và thời lượng lớn hơn khi truy cập wifi tại khu vực trong trường đại học..
2.3.3 Boingo
Là nhà cung cấp dịch vụ điểm truy cập Wifi ở Mỹ và trên toàn cầu, trong đó tập trung chủ yếu ở các sân bay ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Phần còn lại là ở các sân vận động, nhà hàng và trung tâm thương mại.
Quy mô: Năm 2010, Boinggo đã có 25.000 điểm truy cập Wifi ở Mỹ và 125 đối tác cung cấp Wifi roaming ở 100 nước. Nhờ đó, người dùng có thể truy cập vào Wifi của Boingo tại trên 400.000 (hiện nay là 500.000) điểm truy cập trên toàn cầu chỉ với 1 tài khoản duy nhất. Các điểm truy cập này tập trung nhiều nhất ở Mỹ, châu Á và châu Âu.
Mô hình tính cước: Mô hình tính cước của Boingo rất đa dạng, phục vụ được hầu hết nhu cầu đa dạng của người dùng. Bao gồm 2 loại hình chính là thuê bao tháng và cước theo thời gian:
Số lượng khách hàng và doanh thu: Cuối năm 2009, Boingo có 140.000 người dùng cuối nhưng đến cuối 2010 con số này đã lên tới 200.000. Doanh thu tăng từ 65.7 triệu USD lên 80.4 triệu USD. Trong đó 45% đến từ các nhà phân phối và 50% đến từ người dùng cuối. Trong số doanh thu đến từ người dùng cuối thì 30% là cước thuê bao và 20% đến từ việc sử dụng theo thời gian.
ARPU: Từ đó ta tính được ARPU của dịch vụ năm 2010: $16.75/month.
Phương án kinh doanh:
o Cung cấp dịch vụ đến người dùng cuối: Khách hàng mục tiêu của Boingo: những người thường xuyên di chuyển, đặc biệt là doanh nhân và người đi du lịch, nhưng người thường xuyên đến các khu vực đông đúc.
o Địa điểm lắp đặt hotspot: giai đoạn đầu Boingo chỉ tập trung vào các sân bay, khách sạn, tuy nhiên hiện nay đã mở rộng thêm tới cả các nhà hàng và trung tâm mua sắm.
o Wholesale cho nhà cung cấp khác như Korea Telecom, LGU+, Orange France và Skype
o Liên kết với các thương hiệu lớn để đặt access point tại cửa hàng của họ và thu tiền từ marketing qua Wifi dựa trên tính năng định vị.
2.3.4 Orange
Orange hiện tại là nhà mạng cố định và di động dẫn đầu tại Pháp. Orange nhìn nhận Wi-Fi là một sự bổ sung hữu hiệu cho mạng 3G của công ty, không phải như một cách thay thế vượt qua 3G kể cả trong tương lai, mạng lưới LTE của công ty. Bởi vì những rào cản trong băng thông di động của Orange liên quan mật thiết đến các dữ liệu , do đó nhà điều hành không nhận ra có một nguyên nhân cho người sử dung, đó là chất lượng của mạng 3G của họ, khách hàng tự chuyển từ 3G sang Wi-Fi. Orange thấy rằng hầu hết sự sử dụng Wi-Fi trong tổng số thuê bao của công ty đến từ laptop : hầu hết việc sử dụng điện thoại thông minh đều trên nền mạng lưới 3G.
Phương án kinh doanh: Orange France theo đuổi đồng thời chiến lược kinh doanh “doanh nghiệp với doanh nghiệp ( B2B)” và “ doanh nghiệp với doanh
nghiệp với khách hàng ( B2B2C)” ,chính là nền tảng của 2.100 địa điểm truy cập cao cấp ( toàn quyền điều khiển bởi nhà điều hành) . Công ty cho ra mắt kế hoạch Wi-Fi sử dụng mô hình “dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu” theo thời gian. Cả vùng phủ sóng cũng như khả năng của mạng lưới 3G và khách hàng doanh nghiệp với mô hình B2B sở hữu địa điểm sẽ quyết định mục đích kế hoach Wi- Fi của Orange.
Giai đoạn mở rộng của kế hoach Wi-Fi của Orange bắt đầu vào năm 2008 khi công ty thay đổi mô hình kinh doanh, bao gồm cả Wi-Fi cho một lượng thuê bao nhất định. Vào thời điểm này, Orange cũng bắt đầu mô hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp với khách hàng ( B2B2C)” cho Wi-Fi, tạo lập quan hệ đối tác cùng với người sở hữu các địa điểm hội họp để họ có thể đề xuất mở rộng mạng lưới Wi-Fi của Orange cùng mô hình trả hoặc miễn phí.
Nền móng của mạng lưới Wi-Fi của Orange gồm 2.100 địa điểm truy cập cao cấp (toàn quyền điều khiển bởi nhà điều hành). Bổ sung cho mạng lưới này là khoảng 40.000 địa điểm truy cập điều hành bởi mạng lưới của Orange.
Gói cước:
2.4Nhận xét
Nhìn chung các nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tại Việt Nam có nhiều hạn chế, tiêu biểu như sau:
Không đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như đầu tư đúng hướng cho hệ thống quản lý. Từ đó hệ thống quản lý dịch vụ rất đơn giản, chưa cung cấp đầy đủ tính năng của nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng.
Do hạn chế của hệ thống quản lý dịch vụ nên mô hình triển khai không đa dạng, các kịch bản dịch vụ cũng hạn chế.
Khả năng mở rộng vùng phủ sóng cũng như kinh doanh là rất khó khăn
Từ đó, nhu cầu phát triển một hệ thống quản lý dịch vụ bài bản, có đầy đủ tính năng của một nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng là rất cần thiết cấp bách, theo kịp các nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng trên thế giới.
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHO NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG, ÁP DỤNG CHO LÝ CHO NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG, ÁP DỤNG CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT-TECHNOLOGY
3.1Giới thiệu chung
Hệ thống Quản lý là thành phần quan trọng nhất của hệ thống nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng, là nơi cung cấp, xử lý tất cả các nghiệp vụ về khách hàng, gói cước, chính sách cước, thanh toán … đây là nền tảng, dữ liệu phục vụ cho toàn bộ hệ thống hoạt động. Phát triển hệ thống quản lý là một công việc rất quan trọng, trong toàn hệ thống.
Hình 3.1 Các đối tượng sử dụng hệ thống SMP
3.2Kịch bản dịch vụ
3.2.1 Dịch vụ cung cấp
Hệ thống Quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng (SMP – Service Management Platform) cung cấp dịch vụ cho các nhóm khách hàng sau:
Khách hàng doanh nghiệp: Là các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng WiFi theo hình thức thuê SSID hoặc sử dụng gói cước doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối (khách hàng)
Người dùng cuối: là khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Wifi (thuê bao trả trước hoặc trả sau). Người dùng cuối có thể đăng nhập bằng mã PIN (khách hàng vãng lai) hoặc đăng ký tài khoản để sử dụng dịch vụ (khách hàng thường xuyên). SMP Khách hàng (người dùng cuối) Đối tác (tổ chức, doanh nghiệp) Điểm bán lẻ (Đại lý) Nhà cung cấp dịch vụ (SP)
3.2.2 Khách hàng doanh nghiệp3.2.2.1 Doanh nghiệp thuê SSID 3.2.2.1 Doanh nghiệp thuê SSID
Doanh nghiệp thuê SSID là một nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng “ảo”, doanh nghiệp được cung cấp SSID riêng, có hệ thống quản lý riêng giúp doanh nghiệp có thể phát triển tập khách hàng riêng của mình tại những điểm phủ sóng:
Có Captive portal để thuê bao đăng nhập riêng. Quản lý tài khoản truy cập Internet của các thuê bao.
Được cung cấp đầy đủ số liệu thống kê phục vụ phân tích và đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ
Quản lý các gói cước, chính sách cước: tính cước trọn gói, tính cước theo dung lượng, thời gian, hạn mức sử dụng,…
Quản lý các kịch bản khuyến mại (nạp tiền tặng tháng sử dụng …)
Có thể tích hợp với các nhà cung cấp dịch vụ khác và các cổng thanh toán Có hệ thống chăm sóc khách hàng riêng
Có hệ thống bán hàng riêng cho đại lý
3.2.2.2 Doanh nghiệp sử dụng gói cước doanh nghiệp
Doanh nghiệp được cung cấp gói cước doanh nghiệp, từ đó có thể cung cấp dịch vụ cho các tài khoản “con” trực thuộc. Có các chức năng sau:
Quản lý các tài khoản trực thuộc (thêm, sửa, xóa ….)
Phân bổ dung lượng/thời gian sử dụng cũng như các chính sách khác cho các tài khoản trực thuộc
Các công cụ giám sát, thống kê đối với các tài khoản trực thuộc Các phương thức thanh toán: Trả trước/trả sau, cổng thanh toán
3.2.3 Người dùng cuối
Người dùng cuối hay còn gọi là các thuê bao trực tiếp sử dụng dịch vụ Wifi. Có thể chia thành 2 nhóm khách hàng sử dụng wifi:
Nhóm 1 – Nhóm khách hàng có nhu cầu truy cập Internet bằng wifi tại địa điểm cố định (công ty, nhà…): Phần lớn nhóm khách hàng này mong muốn truy cập Internet trên nhiều thiết bị đồng thời (desktop, mobile, tablet, laptop…) và nhiều người có thể sử dụng cùng lúc. Với nhóm này, yêu cầu về chất lượng, tốc độ truy cập và độ ổn định của dịch vụ rất cao. Nhóm 2 – Nhóm khách hàng có nhu cầu truy cập Internet bằng wifi khi
đang di chuyển (on-the-move) như khi đang đi tàu xe, mua sắm… Đặc điểm của nhóm này là mong muốn được sử dụng wifi mọi lúc, mọi nơi, vùng truy cập thường giới hạn trong một không gian nhất định (khu trung tâm thương mại, bến tàu, nhà ga…), thiết bị truy cập chủ yếu qua điện thoại di động, máy tính bảng với thời gian truy cập Internet ngắn, sử dụng wifi để thay thế cho 3G. Nhóm khách hàng thường mong muốn cách thức đăng ký/đăng nhập đơn giản, thuận tiện, dễ dàng sử dụng.
Với các đặc điểm được phân tích như trên, hệ thống cung cấp 03 hình thức thuê bao như sau:
Thuê bao vãng lai: nếu các khách hàng có nhu cầu sử dụng wifi trong 1 thời gian ngắn, không muốn đăng ký tài khoản
Thuê bao trả trước: nếu các khách hàng có nhu cầu sử dụng wifi lâu dài với các hình thức thanh toán tiện ích, nhanh chóng, dễ dàng quản lý chi phí sử dụng.
Thuê bao trả sau: nếu các khách hàng có nhu cầu sử dụng wifi lâu dài trong gia đình, nhiều người dùng, không giới hạn dung lượng sử dụng và thanh toán trả sau.
3.2.3.1 Thuê bao vãng lai
Hình 3.2 Quy trình sử dụng dịch vụ của thuê bao vãng lai
Mua phiếu (PINCODE): Do không cần phải đăng ký tài khoản nên khách hàng cần mua phiếu sử dụng dịch vụ để có thể truy cập Internet. PINCODE bao gồm một chuỗi ký tự, được sử dụng để đăng nhập và sử dụng dịch vụ.
Kết nối: Khách hàng thực hiện kết nối tới Wifi bằng thiết bị truy cập của mình
Cổng thông tin: Sau khi kết nối wifi thành công, khách hàng mở trình duyệt để truy cập cổng thông tin dịch vụ (website)
Nhập mã: khách hàng đăng nhập bằng mã phiếu/tài khoản ghi trên phiếu truy cập Internet qua Wifi đã mua
Sử dụng dịch vụ: sau khi đăng nhập thành công, khách hàng có thể truy cập Internet trên thiết bị của mình
3.2.3.2 Thuê bao trả trước
Các bước sử dụng dịch vụ của thuê bao trả trước:
Đăng ký: Trên website cổng thông tin dịch vụ, khách hàng thực hiện các