Những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 117 - 119)

Thứ nhất, vấn đề đảm bảo tài chính cho bảo hiểm hưu trí, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí ở khu vực nông thôn, khu vực phi chính thức. Trước xu thế già hóa dân số đang ngày càng tăng, thì số lượng người già trên tổng số dân cũng vì thế mà

ngày càng gia tăng. Đối với những người lao động thuộc khu vực chính thức, sau một khoảng thời gian đóng BHXH, khi hết tuổi lao động thì được nhận khoản trợ

cấp hưu trí. Khi tuổi thọ bình quân ngày một tăng thì những chi phí cho việc chi trả

hưu trí cũng tăng lên, và đây là một gánh nặng cho quỹ BHXH. Trong khu vực nông thôn hầu hết lao động không có hợp đồng lao động, thêm vào đó do mức thu nhập trong khu vực nông thôn chỉ đủ để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, phần dành cho tích lũy hầu như không có. Chính vì thế khi hết tuổi lao động, khả năng tựđảm bảo cuộc sống của nhóm đối tượng này không caọ Người cao tuổi phải sống dựa vào con cái và tuổi càng cao, sự phụ thuộc vào con cái càng lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay là phải mở rộng loại hình BHXH tự nguyện, khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo cho cuộc sống của những người lao động thuộc khu vực nông thôn và khu vực phi chính thức khi họ về già, hết khả năng lao động, khi họ ốm đau, bệnh tật cần những những khoản trợ cấp về

chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Biến đổi khí hậu cũng kéo theo đó là nhiều loại bệnh tật gia tăng, chi phí khám chữa bệnh gia tăng, nếu không có sự hỗ trợ từ

phía BHXH thì những người lao động thuộc khu vực này rất khó có khả năng chi trả. Biến đổi khí hậu cũng làm cho hoạt động sản xuất của khu vực nông thôn gặp nhiều rủi ro hơn, những thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, hạn hán... Do đó, mở rộng loại hình BHXH tự nguyện để trợ giúp cho những người lao động ở nông thôn trước biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết.

Thứ hai, chú trọng điều chỉnh các quy định đối với chếđộ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc y tế, bởi đối tượng bị tác động nặng nề nhất của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chính là người già, trẻ em, những người nhập cư và thanh niên. Trên thực tế trong một thời gian dài, các chính sách BHXH chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các đối tượng làm việc trong các khu vực công, lực lượng vũ trang và một số đối tượng khác. Một trong các mục tiêu lớn đặt ra đến năm 2020 là phải phát triển hệ thống BHXH tiên tiến bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện với độ bao phủ rộng, làm sao để mọi người dân được hưởng thụ các chính sách an sinh xã hội, có mức sống tối thiểu về các nhu cầu cơ bản; ăn,

mặc, ở, dinh dưỡng, y tế... đảm bảo khi có rủi ro sẽ có năng lực phòng ngừa để

không bị rơi xuống đói nghèọ Mở rộng đề án hỗ trợ nông dân mua BHXH, giúp họ

chống đỡ trước những rủi ro trong sản xuất do tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời cũng góp phần làm tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.

Thứ ba, là vấn đề việc làm, cần sớm nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp lý và thực hiện các biện pháp hữu hiệu để hình thành thị trường lao động tích cực.Vấn

đề việc làm được giải quyết sẽ giảm thiểu được chi phí cho trợ cấp BHTN, làm tăng thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho chính sách tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động, góp phần đảm bảo tài chính cho quỹ bảo hiểm hưu trí...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)