Thứ nhất, đảm bảo tài chính cho BHXH phải hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia BHXH đối với mọi tầng lớp dân cư, thực hiện tốt hơn các chếđộ BHXH. Tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH dưới cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện.
BHXH là một trong những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con ngườị Mục đích của BHXH là cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho con người trước những mối đe dọa giảm hoặc mất nguồn thu nhập, từ các nguy cơ thất nghiệp, TNLĐ- BNN, ốm đau, tuổi già và những nguy cơ khác.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về BHXH càng cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay trước xu thế già hóa dân số, biến đối khí hậu và xu thế toàn cầu hóa
đang diễn ra nhanh chóng, kéo theo hệ quả của vấn đê này là, thất nghiệp, ốm
đaụ....thì nhu cầu được bảo hiểm là rất cấp bách.
Hiện nay vấn đề bất bình đẳng về quyền được BHXH ở nước ta vẫn còn, phần lớn những người lao động thuộc khu vực phi chính thức không đượcthực hiện nghĩ vụ, trách nhiệm và quyền hưởng quyền BHXH.
Thứ hai, đảm bảo tài chính cho BHXH phải hướng tới việc xây dựng hệ
sung và hoàn thiện một số quy định về chếđộ hưu trí và tử tuất, đảm bảo sự hợp lý và công bằng hơn đối với người thụ hưởng theo một lộ trình với bước đi phù hợp không ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia BHXH.
Xây dựng hệ thống tài chính bền vững trong dài hạn là điều kiện cần thiết, quan trọng để thực hiện đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng thụ hưởng.
Để đảm bảo ngày càng tốt hơn chức năng phân phối lại thu nhập, đảm bảo mức độ tác động của BHXH đến đời sống xã hội ngày một cao, cần phải tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện pháp luật về BHXH, nhất là đối với chế độ bảo hiểm hưu trí và tử
tuất, đảm bảo sự hợp lý và công bằng hơn. Với bối cảnh già hóa dân số, với dự báo sẽ trở thành nước có tốc độ già hóa cao nhất khu vực Châu Á trong giai đoạn 2020- 2050, cùng với yếu tố lịch sử và đặc điểm riêng có của hệ thống hưu trí Việt Nam, việc cải cách chếđộ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam cần có lộ trình phù hợp, hướng tới mục tiêu đảm bảo cân bằng quỹ trong dài hạn trên cơ sởđồng thuận xã hội
Thứ ba, đổi mới căn bản hệ thống BHXH trong điều kiện mới theo hướng hiện đại nhằm tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho người hưởng thụ, nâng cao năng lực quản lý hoạt động đầu tư một cách chuyên nghiệp góp phần tạo ra sự bền vững quỹ trong dài hạn. Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính trong hệ thống BHXH Việt Nam, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ.
Cải cách hành chính BHXH tập trung vào ba lĩnh vực: cải cách thể chế
hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách tài chính công BHXH. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các đơn vị trong giải quyết công việc chuyên môn, tích cực phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan với đơn vị sử
dụng lao động để thực hiện chính sách BHXH.
Quán triệt phương châm “chuyển đổi phong cách hành chính sang tác phong cách phục vụ”, cần tăng cường đào tạo, bố trí cán bộ các phòng chuyên môn phối hợp giao nhận hồ sơ tại bộ phậm một cửa nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận này, tránh gây ùn tắc khi đối tượng đến nộp hồ sơ, giải quyết hồ
Trong cải cách tổ chức bộ máy BHXH, không ngừng nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ viên chức. Phát động cán bộ công chức trong ngành tăng cường nghiên cứu, nắm bắt chính sách BHXH để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm được giao, đổi mới tác phong giao tiếp của cán bộ, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở trong ngành BHXH.
Xác định công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, chủ động đào tạo, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ để vận hành các chương trình phần mềm như cấp và quản lý sổ BHXH, xét duyệt các chế độ
BHXH dài hạn, ốm đau, thai sản, dưỡng sức, quản lý chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng, tiếp nhận hồ sơ, quản lý thu BHXH...v..v