Phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 121 - 125)

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng dần diện bảo vệ cả về loại hình bảo hiểm và chế độ bảo hiểm để tạo sự bình đẳng giữa các bên tham gia trong các khu vực kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Theo dự báo năm 2020, lực lượng lao động có khoảng 60 triệu người và như

vậy đến năm 2020 mục tiêu cần hướng tới độ bao phủ số người tham gia BHXH sẽ

là 30 triệu người, với quỹ thời gian còn 07 năm (đến năm 2020) để đạt được mục tiêu thì mỗi năm cần mở rộng thêm trên 2,6 triệu người tham gia vào 02 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện [55]. Hiện nay, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện rất thấp chỉ có 175.000 người tham gia, chiếm 0,53% so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện [55]. Để tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước về mức đóng thì độ bao phủ số người tham gia sẽ

tăng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu điều chỉnh về mức đóng BHXH tự nguyện theo hướng hấp dẫn hơn mức quy định hiện hành cho phù hợp, linh hoạt hơn về phương thức đóng, nghiên cứu quy định về việc đóng bù một lần cho số năm còn thiếu đối với người đủ tuổi nghỉ hưu song chưa đủ số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu;

đóng trước cho một số năm đối với người có nhu cầu khi họ có điều kiện về thu nhập, thiết kế trong chính sách có quy định hỗ trợ của nhà nước về mức đóng cho

một số nhóm đối tượng đặc thù, có quy định khuyến khích để gia tăng sự tham gia liên quan tới người tham gia và thân nhân của hộ gia đình có người tham giạ..

Thứ hai, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thu BHXH được Chính phủ giao hàng năm, đảm bảo thu đúng, thu đầy đủ, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH nhằm đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham giạ Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ tuân thủ BHXH đạt trên 90%.

Theo dự báo của Viện Khoa học LĐ&XH (Bộ LĐ- TB&XH) cho thấy lực lượng lao động năm 2020 khoảng 60 triệu người và có khoảng 26,7 triệu người làm việc hưởng lương. Nếu tính số này trong độ tuổi lao động thì LLLĐ khoảng 55 triệu người và có 24,6 triệu người làm việc hưởng lương, nếu gia tăng độ tuân thủ đạt 90% thì số người tham gia BHXH bắt buộc sẽ đạt 22,14% triệu người vào năm 2020. Việc gia tăng mức tuân thủ sẽ là một trong các nhân tố quyết định để mở rộng

độ bao phủ tham gia BHXH.

Hoàn thiện quá trình thu BHXH nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát BHXH. Đa dạng hóa các hình thức thu BHXH như thực hiện thu BHXH qua cơ quan thuế, qua hệ thống ngân hàng và qua các đại lý thu BHXH, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý đối tượng tham gia BHXH và trong công tác chi trả BHXH.

Nhà nước đóng và hỗ trợ trong các trường hợp sau đây:

- Đối với những đơn vị trả lương cho người lao động từ nguồn NSNN, thì hàng tháng, Bộ Tài chính chuyển tiền về các đơn vịđể các đơn vịđó đóng 20% quỹ lương.

- Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN có thời gian công tác trước ngày 1/1/1995. Vì số người này cơ bản chưa đóng BHXH trước thời gian 1/1/1995, mức hỗ trợ cụ thể BHXH Việt Nam sẽ cùng Bộ Tài chính tính toán, thống nhất trình Chính phủ. Phấn đấu đến năm 2020, tăng thu quỹ BHXH để NSNN chỉ hỗ trợ 20%.

- Quỹ BHXH không có khả năng chi trả do các yếu tố chính sách như: Nhà nước giảm tuổi nghỉ hưu, hoặc sửa đổi bổ sung các chếđộ BHXH

Thứ ba, chi trả chế độ cho người tham gia BHXH kịp thời, chính xác, thuận tiện,đặc biệt đối với các đối tượng trẻ em, người nghèo, người về hưu và người ở

vùng sâu, biên giới và hải đảọ

Việc điều chỉnh mức hưởng các chế độ BHXH phải được xây dựng theo nguyên tắc có sự điều tiết, phân phối lại, có lợi cho những cá nhân có thu nhập và không may gặp phải những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập. Độ tuổi và thời gian hướng các chếđộ BHXH cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh tình trạng lạm dụng quỹ gây ra những thất thoát không đáng có trong hoạt động BHXH, đặc biệt là việc quy định về độ tuổi nghỉ hưu hưởng trợ cấp hưu trí, thời gian đóng bảo hiểm để

hưởng chế độ thai sản... Trong những năm tới cần nghiên cứu để nâng dần mức hưởng thụ BHXH cho người lao động khi nghỉ hưu, đảm bảo cho người lao động có

được mức sống trung bình, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hộị

Đổi mới cơ chế chi trả tiến tới chi trả trực tiếp. Thực hiện lộ trình chi trả

BHXH theo tài khoản cá nhân.

Giải quyết dứt điểm tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH gây thất thoát quỹ.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội nhằm duy trì sự cân đối, ổn định trong dài hạn để đáp ứng quyền thụ hưởng của người tham gia BHXH một cách công bằng góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hộị

Quỹ BHXH có nguồn tài chính nhàn rỗi tương đối lớn, có thể thực hiện các hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ. Mặt khác đây cũng là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt trong điều kiện đất nước đang tiến hành sự nghiệp “công nghiệp hóa- hiện đại hóa”. Tuy nhiên việc đầu tư quỹ BHXH phải tuân thủ một số quy định nhất định của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên, đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc an toàn và có sinh lợi nhuận. Vì vậy danh mục đầu tư quỹ phải được Nhà nước quy định cụ thể, giám sát chặt chẽ nhằm tránh sự thất thoát trong công tác đầu tư, tạo lập được một quỹ tiền tệ đủ lớn, đáp ứng nhu cầu chi trả kịp thời cho các đối tượng BHXH trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời gian nàọ

Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ BHXH và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH từ tiền tạm thời nhàn rỗị Hoạt

động đầu tư phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết theo các hình thức sau; mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại; cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay; đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.

Ngoài các hình thức đầu tư tăng trưởng quỹ theo sự chỉ định của Chính phủ, hiện nay Chính phủ cho phép Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam được quyền xem xét lựa chọn và quyết định các phương án đầu tư thích hợp; đồng thời Chính phủ

ưu tiên quỹ được đầu tư vào các dự án lớn có tầm chiến lược quốc gia theo hình thức liên doanh góp vốn cổ phần vào các ngành đầu tư có hiệu quả cao, khả năng rút vốn thuận lợi như ngành khai thác dầu khí ngành điện tử viễn thông, khu công nghiệp kỹ thuật caọ..

Thứ năm, quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, minh bạch, công khai, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, quỹ BHXH được hạch toán độc lập với NSNN và được Nhà nước bảo hộ.

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của các đối tượng tham gia, lãi từ hoạt động đầu tư và sự bảo hộ của Nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Do đó quỹ cần được thiết kế theo mô hình quỹ tiền tệ tồn tích và chuyển giao sử dụng giữa những người tham gia BHXH qua các thế hệ. Quỹ phải

được quản lý tập trung trong một hệ thống để đảm bảo tính thống nhất, hạch toán

độc lập của quỹ BHXH thực hiện tốt theo nguyên tắc “lấy thu bù chi”, từđó có thể

giảm gánh nặng cho NSNN đối với hoạt động BHXH. Bên cạnh đó không thể

không có sựđiều tiết của Nhà nước vào hoạt động BHXH vì nó liên quan tới nhiều chính sách xã hội khác trong hệ thống chính sách xã hộị Tuy nhiên, Nhà nước chỉ

nên điều tiết quỹ BHXH khi thấy thực sự cần thiết.

Như vậy, quỹ BHXH được quản lý theo mô hình tập trung thống nhất vào một đầu mối là hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta và phù hợp với xu thế

chung của các nước trên thế giớị Vì vậy từ nay đến năm 2020, quỹ BHXH vẫn cần phải được tập trung thống nhất, không thành lập các quỹ thành phần, không chia nhỏ quỹ cho nhiều cơ quan quản lý.

Thứ sáu, thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng rút gọn, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH.

Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam phải hướng tới sự hoàn thiện trong tổ

chức bộ máy trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế

giới, mà trước hết là các nước trong khu vực có điều kiện hoàn cảnh, phong tuc tập quán tương tự Việt Nam, song có mức độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam. Cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển bộ máy trong các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu công việc trong giai đoạn mớị Phải có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về

BHXH và thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này thông qua giao lưu quốc tế

và học hỏi kinh nghiệm thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)