Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội
Hiện nay, BHXH Việt Nam bao gồm cả bảo hiểm y tế là tổ chức sự nghiệp
độc lập thuộc chính phủ. Tổ chức như vậy là phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, tách bạch chức năng quản lý hành chính Nhà nước với sản xuất, kinh doanh và sự nghiệp dịch vụ công. BHXH Việt Nam là tổ chức dịch vụ công về thực hiện các chính sách pháp luật về BHXH- do các cơ quan ban ngành chính sách, pháp luật ban hành. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của nhiều Bộ như Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Bộ y tế, Bộ tài chính... do
đó trong tương lai cần nghiên cứu hình thành cơ quan quản lý nhà nước thống nhất về an sinh xã hội, trong đó bao gồm cả BHXH, BHYT, trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hộị Nghiên cứu thiết lập bộ máy tổ chức thực hiện kết hợp với bộ máy giám sát trên cơ sở ngành dọc và ngang, đảm bảo tính lôgic hệ thống, giảm tối đa tình trạng lạm dụng, phân tán cát cứ như hiện naỵ
Nên tham khảo mô hình tổ chức bộ máy BHXH của một số nước. Hiện nay,
đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH (quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu chi BHXH) được giao cho cơ quan BHXH độc lập đảm nhận dưới sựđiều hành của Hội đồng quản trị hoặc hội đồng quản lý. Hội đồng quản trị (hoặc hội đồng quản lý) là cơ quan cao nhất của BHXH của mỗi quốc giạ Hội đồng này gồm đại diện của Nhà nước, đại diện người lao động (Công đoàn) và giới chủ. Hội đồng hoạt
động tương tự như Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp/ công tỵ Giám
đốc/Tổng giám đốc BHXH do Hội đồng quản trị/ quản lý bầu rạ Có một số nước, ngoài hội đồng quản trị Trung ương còn có hội đồng quản trị vùng hoặc bang. Hội
đồng quản trị BHXH có những nhiệm vụ cơ bản như: định hướng hoạt động của hệ
thống BHXH; quản lý các quỹ BHXH nhân danh những người đóng BHXH; đề xuất việc thay đổi mức đóng, mức hưởng BHXH; chỉ đạo việc thực hiên các dự án đầu tư
tăng trưởng quỹ; chỉ đạo việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về
BHXH; đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan BHXH; thẩm
đinh báo cáo kết quả tài chính của giám đốc BHXH; bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc BHXH; tư vấn, kiến nghị các định hướng với quản lý nhà nước về BHXH hoặc Quốc hội về xây dựng bổ sung pháp luật về BHXH. Nhìn chung, Hội đồng quản trị chỉđạo
điều hành hoặc điều hành toàn bộ các hoạt động của hệ thống BHXH.
Hệ thống BHXH được tổ chức dưới hình thức tự quản, cũng là một mô hình tổ chức được nhiều nước thực hiện. Trong trường hợp này cơ cấu tổ chức gồm 2 cấp; cấp I là cấp tham nghị hội, cấp này họp ít nhất mỗi năm một lần để thông qua ngân quỹ BHXH và xem xét, giải quyết những vấn đề chiến lược BHXH. Cấp II gồm có một ban chấp hành họp thường kỳ theo quý hoặc tháng và trực tiếp điều hành hoạt động của giám đốc BHXH. Trong cơ quan BHXH trung ương, ngoài hội
đồng quản lý tối cao là khối văn phòng và khối nghiệp vụ. Khối văn phòng có Tổng giám đốc/Giám đốc BHXH, các phó Tổng giám đốc/phó Giám đốc và bộ phận giúp việc. Tùy theo mỗi nước, trong cơ quan BHXH có các bộ phận chuyên môn khác nhau như bộ phận tài chính, bộ phận quản lý đối tượng, bộ phận kỹ thuật (để thực hiện các nghiệp vụ đầu tư), bộ phận định giá. Cấp địa phương tùy theo từng nước có thể có hoặc không có hội đồng quản trị. Nếu không có hội đồng này thì chỉ có giám
đốc BHXH tỉnh/vùng do Tổng giám đốc/Giám đốc BHXH trung ương bổ nhiệm và miễn nhiệm. Cơ quan BHXH địa phương có xu hướng chuyên môn hóa các bộ phận.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nhân lực bảo hiểm xã hội
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ngành BHXH theo hướng chuyên nghiệp, hiện đạị Hiện nay BHXH Việt Nam có một đội ngũ cán bộđông đảo được bố trí ở 3 cấp trung ương, tỉnh, huyện. Việc yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ viên chức có đạo đức, trách nhiệm phục vụ cao là đòi hỏi của chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền hành chính phục vụ dân, phục vụ phát triển.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của lãnh đạo đơn vị, nhất là người đứng đầụTăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhằm khắc phục tình trạng thụđộng, quan liêu, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.Biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt, việc tốt đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước, của ngành.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức.Tuyển dụng cán bộ có chất lượng,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành.
- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ ngành BHXH. Do đặc thù tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ quản lý cùng đối tượng quản lý và thông tin quản lý trong hệ thống BHXH Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong quản
lý BHXH, việc hiện đại hóa thông tin quản lý ngành BHXH trở thành nhu cầu cấp thiết. Phải chủđộng chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ CNTT, trang bị
tin học cơ bản cho tất cả cán bộ công chức BHXH. Đội ngũ cán bộ phải làm chủ công nghệ truy cập, xử lý dữ liệu, truyền tải thông tin, quản trị dữ liệu, quản trị mạng, phân tích hệ thống, và quan trọng hơn phải biết phát triển và thường xuyên nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm ứng dụng trong quản lý BHXH. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ
nghiệp vụ phải được trang bị kiến thức công nghệ thông tin để có đủ năng lực truy cập, khai thác và phân tích thông tin, phục vụ yêu cầu quản lý. Quan trọng hơn là từ
hiểu biết về công nghệ thông tinsẽ giúp cán bộ về cung cách quản lý và phương pháp thực thi công việc.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ưu tiên các đề tài ứng dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả.
- Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BHXH. Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, công chức BHXH có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, xứng
đáng với sự tin cậy của Đảng, Chính phủ và của nhân dân.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
BHXH ở hầu hết các nước trên thế giới đều có bước tiến khá xa trong công tác quản lý cũng như trong tổ chức thực hiện. Vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành BHXH Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý các hoạt động BHXH, qua đó chọn lọc để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hình thức hợp tác có thể là cử cán bộ, công chức sang học tập, hoặc mời chuyên gia của các nước (kể cả của các tổ chức phi Chính phủ) sang giới thiệu, giảng dạỵ
Thực tiễn những năm qua, công tác hợp tác quốc tế của ngành BHXH Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực rất mạnh mẽ, nhiều dự án hợp tác về BHXH đã được trển khai, ngành BHXH Việt Nam đã cử nhiều đoàn cán bộ đi
khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoàị Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này và mức độ học hỏi, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của ngành còn hạn chế. Vì vậy, ngành BHXH Việt Nam cần có cơ chế kiểm tra, giám sát theo hướng nguồn nhân lực sau thời gian học tập ở nước ngoài phải có báo cáo kết quả về kiến thức, kinh nghiệm đã học hỏi được từ nước bạn.
4.3.8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm xã hộị