7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Thành lập bộ máy tổ chức và xây dựng phương án di dân TĐC
a. Thành lập bộ máy tổ chức
Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập bộ máy để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư, từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm hệ thống tổ chức như sau:
- Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Dự án di dân, tái định cư do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm phó ban, bố trí một đồng chí Tỉnh ủy viên làm phó ban chuyên trách trực tiếp tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác di dân, tái định cư, các thành viên gồm có các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, bí tghư, chủ tịch các huyện, thành phố có sự án di dân tái định cư. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.
Thành lập Ban quản lý dự án di dân tái định cư tỉnh, là cơ quan chuyên trách giúp việc cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trực tiếp quản lý điều hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.
Thành lập Hội đồng thẩm định tái định cư cấp tỉnh, có nhiệm vụ tổ chức thẩm định quy hoạch chi tiết, thẩm định các dự án thành phần theo phân cấp trước khi trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt; đồng thời thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, để giúp UBND tỉnh quản lý và triẻn khai các dự án thành phần thuộc chức năng quản lý chuyên ngành.
- Ở cấp huyện, thành phố: Thành lập Ban chỉ đạo di dân tái định cư các huyện, thành phố, do đồng chí Bí thư huyện ủy, thành ủy làm trưởng ban; thành lập Ban quản lý dự án tái định cư huyện, thành phố; Hội đồng bồi thường di dân tái định cư; Tiểu ban tuyên truyền vận động, tiểu ban thực hiện di dân tái định cư và các tổ công tác theo từng lĩnh vực chuyên ngành.
- Ở cấp xã, phường, thị trấn, Nông- Lâm trường: Thành lập Ban tái định cư để chỉ đạo công tác tuyên truyền và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác di dân, tái định cư trên địa bàn xã, bản.
47
Về cơ chế phối hợp, giao các sở, ban, ngành theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp các ngành chuyên môn, Ban quản lý dự án tái định cư tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Tăng cường phân cấp cho các huyện, thành phố tổ chức thực hiện từ các khâu quy hoạch chi tiết, thống kê, áp giá bồi thường, đầu tư xây dựng các điểm tái định cư, phân bổ chi tiết các nguồn vốn, tổ chức di chuyển dân... Giao cho các sở, ban, ngành theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn, Ban quản lý dự án di dân tái định cư tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong quá trình tổ chức trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện [44; tr. 3]
b. Tổng hợp thiệt hại, phƣơng án và tiến độ dự án di dân, tái định cƣ thủy điện Sơn La
* Về thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2010
- Tổng diện tích bị ngập 23.333 ha, trong đó: đất nông nghiệp 7.670 ha; đất lâm nghiệp có rừng 3.170 ha; đất chuyên dùng 879 ha; đất ở 527 ha; đất chưa sử dụng 11.087 ha.
- Tổng giá trị thiệt hại về tài sản của hộ tái định cư, công trình kiến trúc và kết cấu hạ tầng khoảng 1.788 tỷ đồng, trong đó: giá trị thiệt hại tài sản của các tổ chức là 737 tỷ đồng, giá trị thiệt hại tài sản của hộ gia đình và các nhân là 1.051 tỷ đồng.
- Số dân di chuyển đến năm 2010 là 18.897 hộ, 91.100 khẩu, trong đó tỉnh Sơn La phải di chuyển 12.584 hộ, với 54.349 nhân khẩu, chiếm 66% số hộ bị ảnh hưởng.
- Sơn La là tỉnh bị tác động ảnh hưởng, thiệt hại và di dân tái định cư lớn nhất so với hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu, cụ thể: vùng ngập lòng hồ thủy điện của tỉnh Sơn La bao gồm 3 huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, với 17 xã, 145 bản, trong đó một trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai bị ngập hoàn toàn phải di dờivà xây dựng mới. Dân cư bị ảnh hưởng gồm 7 dân tộc; dân tộc Thái chiếm 88,14%, dân tộc La Ha chiếm 5,36%, dân tộc kinh chiếm 2,34%, dân tộc Khơ Mú chiếm
48
3,42% và dân tộc Kháng chiếm 0,7%. Diện tích đất bị ngập khoảng 16.000 ha, trong đó đất nông nghiệp chủ yếu là đất nương rẫy (ruộng nước khoảng 700 ha). Nhìn chung, nhân dân vùng ngập đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, sản xuất chủ yếu tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa chưa phát triển.
* Phƣơng án bố trí tái định cƣ trên địa bàn tỉnh Sơn La
Theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La thì số dân phải di chuyển tính đến năm 2010 là 12.479 hộ với 62.394 nhân khẩu. Phương án bố trí tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La có 10 vùng (thuộc 10 huyện), 83 khu (thuộc 83 xã), 218 điểm tái định cư sắp xếp cho 100% số dân tái định cư của tỉnh. Dự kiến giao cho mỗi hộ tái định cư từ 1,5 - 1,5 ha đất nông nghiệp; từ 3,0 - 5,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. Đối với hộ phi nông nghiệp, hướng sản xuất chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Dự kiến bố trí tại 10 vùng như sau:
1- Vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai: Gồm 9 khu, 30 điểm, bố trí 2.070 hộ (trong đó có 560 hộ phi nông nghiệp tại thị trấn Phiêng Lanh, 1.510 hộ nông nghiệp). Hướng sản xuất: trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc.
2- Vùng tái định cư huyện Mường La: Gồm 7 khu, 17 điểm, bố trí 1.439 hộ. Hướng sản xuất trồng lúa, ngô và cây lương thực khác, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
3- Vùng tái định cư huyện Thuận Châu: Gồm 16 khu, 39 điểm, bố trí 1.677 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, cây công nghiệp như chè các loại, cây cà phê, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
4- Vùng tái định cư huyện Mộc Châu: Gồm 13 khu, 28 điểm, bố trí 1.651 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, trồng chè, rau các loại, cây cà phê, cây ăn quả; chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
5- Vùng tái định cư huyện Mai Sơn: Gồm 13 khu, 36 điểm, bố trí 1.665 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, lúa, ngô cao sản, trồng chè, rau các loại,cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc.
49
6- Vùng tái định cư huyện Yên Châu: Gồm 7 khu, 16 điểm, bố trí 750 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, cây nguyên liệu, trồng và cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc; sản xuất thức ăn gia súc.
7- Vùng tái định cư huyện Sông Mã: Gồm 5 khu, 17 điểm, bố trí 830 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, cây công nghiệp, trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc.
8- Vùng tái định cư huyện Sốp Cộp: Gồm 5 khu, 19 điểm, bố trí 885 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc.
9- Vùng tái định cư huyện Bắc Yên: Gồm 4 khu, 7 điểm, bố trí 350 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm chủ yếu là chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi bò thịt.
10- Vùng tái định cư thành phố Sơn La: Gồm 4 khu, 9 điểm, bố trí 470 hộ. Hướng sản xuất trồng lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây lâu gồm cà phê, chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. [10; tr. 4].
Sau khi rà soát quy hoạch, tỉnh Sơn La thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung, điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 9 vùng (thuộc 8 huyện và 1 thị xã), 82 khu, 246 điểm, khả năng dung nạp là 14.849 hộ, trong đó phương án chọn là 73 khu, 224 điểm, khả năng dung nạp 13.646 hộ; tái định cư tập trung 68 khu, 216 điểm, khả năng dung nạp 11.346 hộ, phương án dự phòng 9 khu, 22 điểm, khả năng dung nạp 1.203 hộ, dự kiến bố trí như sau:
- Vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai: gồm 9 khu, 51 điểm, bố trí 3.238 hộ - Vùng tái định cư huyện Mường La: gồm 8 khu, 39 điểm, bố trí 2.278 hộ - Vùng tái định cư huyện Thuận Châu: gồm 14 khu, 37 điểm, bố trí 1.640 hộ - Vùng tái định cư huyện Mộc Châu: gồm 7 khu, 15 điểm, bố trí 840 hộ - Vùng tái định cư huyện Mai Sơn: gồm 12 khu, 31 điểm, bố trị 1.381 hộ - Vùng tái định cư huyện Yên Châu: gồm 7 khu, 17 điểm, bố trí 825 hộ - Vùng tái định cư huyện Sông Mã: gồm 4 khu, 14 điểm, bố trí 650 hộ
50
- Vùng tái định cư huyện Bắc Yên: gồm 2 khu, 3 điểm, bố trí 80 hộ - Vùng tái định cư thị xã Sơn La: 5 khu, 8 điểm, bố trí 414 hộ
- Tái định cư đô thị: gồm 4 khu, 8 điểm, bố trí 1.600 hộ. Gồm: thị trấn Phiêng Lanh, thị trấn Mường Bú, thị trấn Mường La, thị xã Sơn La. [34; tr. 8]
* Tiến độ di dân, tái định cƣ
Quá trình tổ chức di chuyển dân được tiến hành làm 3 đợt; đợt 1 tập trung giải phóng mặt bằng công trường; đợt 2 tập trung di chuyển dân để giải phóng lòng hồ dưới cốt ngập 140m nhằm đảm bảo tiến độ khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La vào ngày 5/12/2005. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã tổ chức tiến hành di chuyển các hộ dân dưới cốt ngập 218 m, đến các điểm tái định cư theo quy hoạch đảm bảo tiến độ đóng cống dẫn dòng nhà máy thủy điện Sơn La vào tháng 5/2010. [ 13; tr. 15].