Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 tập đoàn điện lực việt nam (Trang 85)

3.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, chư có sự phân tách về chức năng kế toán và chức năng tài chính trong Công ty. Việc tổ chức hai chức năng kế toán và chức năng tài chính trong cùng một phòng ban bộ phận khiến cho nó không có sự phân định rõ ràng. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập với quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đa phần các doanh nghiệp đều chưa có sự phân tách giữa bộ phận quản lý tài chính và chức năng giám đốc tài chính. Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ và chức năng cùa giám đốc tài chính và bộ phần quản lý tài chính mặc nhiên giao cho Ke toán trưởng hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách, về

mặt cơ cấu, Công ty gộp hai chức năng kế toán và tài chính thành một hệ thống, ghi nhận hệ thống này tồn tại hai chức năng là kế toán và tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, cả bộ máy kế toán tài chính đều chỉ nghiên về chức năng kế toán, thống kê hơn là chức năng quản lý tài chính. Bên cạnh đó, các chuyên viên phòng Kế toán - Tài chính chỉ biết công việc của mình là hạch toán kế toán, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân loại và tổng hợp số liệu mà thiếu hẳn các kỹ năng phân tích, đánh giá và sự nhạy bén cần thiết trong việc chỉ ra các điềm mạnh, điểm yếu tình hình tài chính của Công ty tại từng thời điểm.

Thứ hai, công tác xây dựng kê hoạch tài chính còn mang tính hình thức, không sát với thực tế; việc lập kể hoạch dòng tiền chưa được chú trọng, không lập chi tiết cho từng công trình/dự án, do đó thường xuyên bị động trong quá trình triển khai.

Thứ ba, công tác tham gia hoạt động tư vấn- thiết kế xây dựng của PECC1 trong thời gian qua còn yếu, do đó việc lập kế hoạch chưa quan tâm đến mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn/khảo sát - thiết kế và thi công, chủ yếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng về số lượng triển khai các dự án. Chưa xây dựng kế hoạch ngân sách tiền mặt, kế hoạch báo cáo tài chính dự phòng, kế hoạch bảng cân đối kế toán dự tính,... Bên cạnh đó, kế hoạch tài chính mới chỉ thực hiện được trong kế hoạch ngán hạn, đối với kế hoạch dài hạn chưa xây dựng kế hoạch tài chính.

Thứ tư, PECC1 xây dựng được hệ thống định mức/đơn giá nội bộ do đó việc kiểm soát chi phí chưa đạt yêu cầu, hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh chưa cao. Công tác quản lý vốn đầu tư (góp vốn) chưa đáp ứng yêu cầu; không kịp thời và nhanh nhạy trong việc tái cơ cấu các khoản vốn đầu tư do đó hiệu quả vốn đầu tư thu về quá thấp so với giá trị đầu tư. Hiện nay, PECC1 đã tích cực trong công tác tái cơ cấu để thu hồi các khoản vốn đầu tư, tập trung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh chính là khảo sát/tư cấn - thiết kế thi công xây dựng các công trình thủy điện. Công tác thu hồi công nợ phải thu chưa quyết liệt, chưa mang lại hiệu quả cao. Công tác quản lý tài sản tại một số đơn vị thành viên chưa đạt hiệu quả, không khai thác và phát huy hết hiệu suất hoạt động.

Thứ năm, công tác phân tích tình hình tài chính chưa đầy đủ các hệ số/tỷ số cần thiết; chưa có sự liên kết giữa các chỉ tiêu với nhau; Một số chỉ tiêu phản ánh tính chất thời điểm, nhưng cán bộ phân tích lại trình bày là khả năng thanh toán năm, điều này phản ảnh không chính xác nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Bên cạnh đó, kết quả của công tác phân tích chưa được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch tài chính. Công tác phân tích dừng lại ở việc đánh giá so sánh năm sau so với năm trước mà chưa có sự theo dõi, đánh giá xu hướng vận động của các chỉ tiêu; Bên cạnh đó chưa thực hiện việc so sánh, đánh giá sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành có cùng lĩnh vực hoạt động. Đánh giá từng chỉ tiêu riêng

lẻ mà chưa có sự kêt hợp các chỉ tiêu đê có thê đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng một cách khái quát và chính xác và mang tính hỗ trợ cho các quyết định cùa nhà quản lý.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính chưa đủ mạnh. Thực tế, công tác kiềm tra, kiểm soát tài chính của Công ty đã có những bước thực hiện chi tiết nhưng

Công ty chưa có Bộ phận kiểm tra, kiểm soát tách biệt và độc lập với Phòng Tài chính - Kế toán nên công tác kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy được hiệu quả. Mặt khác, do Công ty chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm soát tài chính và trách nhiệm xử lý khi phát hiện sai sót nên trong quá trình kiềm tra, kiểm soát, việc tuân thủ theo quy định chưa được thực hiện một cách triệt để. Hoạt động kiểm tra, kiểm

soát của Công ty mới chỉ có hiệu quả ở hoạt động kiềm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và đặc thù hoạt động của Công ty nên đã phần nào hạn chế tính chú động trong việc phòng ngừa các hoạt động đi chệch hướng với mục tiêu quản lý tài chính đặt ra. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định tính đúng đắn các báo cáo, thẩm định tính họp pháp trong công tác tài chính, chỉ ra các tồn tại, sai sót; công tác hậu kiểm và chế tài đối với công tác hậu kiểm chưa được quan tâm đúng mức. Dần đến tình trạng nhiều khó khăn vướng mắc tồn tại rất lâu không được giải quyết, các sai

sót theo thế mà có khi bị lặp lại đối với giai đoạn sau.

3.3.2.2. Những nguyên nhân

- Thực tế quy mô của Công ty rất lớn nhưng do hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là trong lĩnh vực tư vấn thiết kế- xây lắp nên Công ty ít chú trọng đến các hoạt động đầu tư tài chính nên hầu như những nhiệm vụ về tài chính và kế toán đều do Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng thực hiện. Điều này là một trong những nguyên nhân tạo ra khoảng trống về quản lý tài chính cùa Công ty khi có những chức năng, nhiệm vụ mà Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng không thể thực hiện và quyết định thay cho Giám đốc tài chính.

- Hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nước nói chung và cụ thể là cơ chế quản lý tài chính cùa Nhà nước áp dụng cho các

doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện, thiêu thông nhât và đông bộ. Hệ thông các văn bản hướng dẫn ban hành chậm so với hiệu lực của Luật, do đó gây khó khăn và lung túng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Hệ thống văn bản quy định, quy chế nội bộ của đơn vị đã được ban hành nhưng chưa đày đủ và không kịp thời hiệu chỉnh, thay đối cho phù hợp với các quy định mới của Nhà nước, tập đoàn và tình hình thực tế.

Các dự án mà PECC1 tham gia triển khai có quy mô lớn, nhiều dự án khi PECC1 ký họp đồng chưa có thiết kế chi tiết, khối lượng và giá trị công việc cần thực hiện biến động lớn trong quá trình triển khai, công tác phê duyệt phát sinh và điều chỉnh giá trị gói thầu của Chủ đầu tư/Tổng thầu phức tạp, kèo dài,...

Mô hình tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch tài chính còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu (cả công ty Mẹ và các đơn vị trực thuộc); đặc biệt là bộ máy cán bộ làm công tác này tại các đơn vị đa phần là kiêm nhiệm, do đó chất lượng không được đảm bảo. Công tác xây dựng kế hoạch đôi khi chưa sát với thực tế, chạy theo thành tích. Bộ máy tổ chức/cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa hoạt động đúng vai trò, trách nhiệm; công tác quản lý tài chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đánh giá đúng vai trò. Cán bộ trong Phòng Tài chính - Ke toán cùa PECC1 chủ yếu thực hiện công tác kế toán, thống kê. Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính trong công tác quản lý tài chính chưa cao. Cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa năng động, tính chủ động trong công việc thấp

Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý còn thấp. Mặc dù ban lãnh đạo PECC1 luôn quan tâm đến công tác nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, trẻ hóa cán bộ, đổi mới công nghệ. Tuy vậy, do những khó khăn về tài chính nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý và phát triển của PECC1 chưa đáp ứng yêu cầu.

Phần vốn điều lệ của Công ty sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thấp, do đó đơn vị phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài như người mua trả tiền trước, vay

ngân hàng, chiêm dụng của khách hàng,... Công ty chưa thiêt lập được cơ câu vốn tối ưu và căn cứ xác định cơ cấu vốn tối ưu chưa chính xác. Chi phí vốn chủ sở hữu chưa được xác định theo nguyên tắc thị trường. Công ty chưa thực hiện công tác điều hòa vốn. vốn của doanh nghiệp chủ yếu được dùng để đầu tư tài chính, không linh hoạt trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của PECC1.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DựNG ĐIỆN 1 (PECC1)

4.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1

4.1.1 Bối cảnh kỉnh tế xã hội

Bức tranh kinh tế thể giới năm 2020 đã trở nên sáng sủa hơn nhờ những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đã đạt được kết quả mong muốn; kinh tế thế giới từ nay đến năm 2020 có triển vọng phục hồi, với

sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thể giới như Mỹ, Trung Quốc và phần lớn các nền kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các

lĩnh vực chù yếu của kinh tế thế thế giới như thương mại, đầu ư Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2020-2025. Bên cạnh những kết quả phục hồi đáng kể của một số nền kinh tế hàng đầu thế giới, dự báo nền kinh tế thế giới từ nay đến năm 2025 vẫn còn nhiều diễn biến không mấy khả quan; những rủi ro vẫn còn hiện hữu, dịch bệnh căng thảng tại một số quốc gia, khu vực kinh tế có xu hướng tăng, những rủi ro trên thị trường tài chính vẫn còn tình trạng nợ công chưa được giải quyết triệt để,... điều này có thể gây nên những tác động tiêu cực tới đà phục hồi bền vững của nền kinh tế thế giới.

Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam tại thời điểm này, một số chuyên gia kinh tế cho ràng đã bắt đầu phục hồi nhưng tốc độ chậm. Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, từ nay đến năm 2025, các chính

sách của Việt Nam vẫn bám sát mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất. Nhừng kết quả bước đầu của tái cơ cấu nền kinh tế tạo ra những chuyển biến mới đối với sự phát triển đất nước. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước ngày càng tăng đề đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Chính phủ đã có rất nhiều chính sách khuyến khích và hồ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành điện và thuỷ điện nhằm đàm bảo tốt yêu cầu và an ninh năng lượng quốc gia.

Trong bôi cảnh nhu câu phụ tải ngày càng tăng cao, theo quy hoạch điện VII, dự báo nhu cầu điện năng đến năm 2020 là 330 + 362 tỷ kWh và năm 2030 là 695 +

834 tỷ kWh. Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành từ 2011-2030 lên đến 123,8 tỷ USD. Dự báo thị trường trong các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của PECC1 đến năm 2025 như sau:

- Lĩnh vực thủy điện: Ngoài các dự án lớn như Hòa Bình và Ialy mở rộng còn rất ít dự án thuỷ điện, chủ yếu là các dự án nhỏ của tư nhân, vị trí địa lý khó khăn, rủi ro cao khi thực hiện và rủi ro về chi phí. Đối với thị trường thuỷ điện tại nước ngoài như Lào và Campuchia, tuy có tiềm năng khá tốt, nhưng Công ty cũng phải xét tới các yếu tố rủi ro về chi phí, luật pháp, v.v. đề quyết định tham gia; một số công trình triển khai rất chậm do vướng mắc các thủ tục đầu tư hoặc chậm đàm phán giá điện với EVN.

- Lĩnh vực lưới điện: Các dự án lưới điện truyền tải theo Tống sơ đồ điện VII hiệu chỉnh cơ bản đã và đang triển khai nên cũng khó tăng trưởng về doanh thu; việc triển khai các dự án lưới điện cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác thỏa thuận ĐMT, thỏa thuận tuyến... nên triển khai chậm so với tiến độ thực tế dẫn đến doanh thu không đúng thời điểm dự kiến.

Như vậy, đề giảm nợ xấu, Công ty phải chọn lọc những hợp đồng có độ rủi ro thấp và Chủ đầu tư có khả năng về tài chính.

Trước tình hình nhu cầu thị trường ngày càng giảm, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, Công ty cần tích cực, chủ động thu thập thông tin các dự án chuẩn bị triền khai, nắm bắt nhu cầu phát triền đa dạng và ngày càng cao của ngành điện và của khách hàng, mở rộng thị trường tới các lĩnh vực thủy lợi và năng lượng tái tạo.

4.1.2 Đinh hướng phát triển của PECC1 trong giai đoạn 2020 - 2025

4.1.2.1 Định hướng phát triển

a. Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận giai đoạn 2020-2025, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của chủ sở hữu; nâng cao năng lực quản trị để Công ty phát triển bền vững và trở thành công ty tư vấn hàng đầu trong nước và khu vực nãm 2025.

b. Các lĩnh vực PECC1 tập trung phát triển:

- Lĩnh vực kinh doanh chính: Tư vấn xây dựng điện, bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, giám sát và tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, lưới điện và năng lượng tái tạo.

- Lĩnh vực kinh doanh có liên quan: quản lý dự án, tham gia EPC các dự án nguồn và lưới điện, tư vấn công trình thuỷ; tư vấn thiết kế chế tạo các thiết bị điện.

- Lĩnh vực nghiên cứu, phát triền: Thị trường năng lượng sơ cấp, tối ưu các dạng năng lượng sơ cấp; thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh; thuỷ điện cột nước thấp; điện thuỷ triều; an toàn đập; ứng dụng KHCN trong điều hành bậc thang thuỷ điện; xây dựng đập điều hoà tàng hiệu quả sử dụng nước phục vụ nông nghiệp; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du trong tình huống xả lũ khẩn Cấp và vỡ đập các công trình thuỳ điện; điện sinh khối, địa nhiệt; xây dựng quy trình chuẩn về sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện theo điều kiện và độ tin cậy của thiết bị; chiến lược phát triển hệ thống điện; ổn định hệ thống; công nghệ nối lưới và ổn định hệ thống khi tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện quốc gia; vận hành ồn định các nguồn năng lượng mới và

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 tập đoàn điện lực việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)