Công tác kiểm tra, kiểm soát tàichính tại PECC1

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 tập đoàn điện lực việt nam (Trang 81 - 83)

Công ty có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính và các tài sản khác trong Công ty. Công ty cũng đã thực hiện đầy đủ hầu hết các quá trình kiểm soát tài chính như kiểm soát chi, kiểm soát thu, kiểm soát chi phí, kiềm soát báo cáo tài chính và kiềm soát việc lập kế hoạch và dự toán tài chính cho năm tiếp theo.

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính thực tế hàng năm của Công ty thì Đội thanh tra, kiểm soát cũng đã chỉ ra được một số lỗi nhỏ như việc hạch

toán nhâm mục, tính toán hao mòn một sô tài sản cô định còn nhâm sô, chưa đúng với hướng dẫn của nhà nước. Tuy nhiên đây chỉ là những lồi nhỏ, sau khi kiếm tra đã kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh theo đúng quy định của nhà nước. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát, Công ty đã chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngày càng đi vào nề nếp, đúng với các văn bản hướng dẫn của pháp luật.

Bảng 3.15: Kết quả kiểm soát thu chi tại Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Nội dung Đơn vi2018 2019 2020

Số lần kiểm tra Lần 12 15 18

Số lần phát hiện sai sót Lần 3 4 3

Chênh lêch thu• Tỷ đồng 1.765 1.834 1.234

Chênh lêch chi• Tỷ đồng 0.643 0.754 0.653

Nguôn: Phòng Kê toán tài chính

Nhìn vào bảng 3.15 có thể thấy việc kiểm soát thu chi của Công ty được đảm bảo trong giai đoạn 2018 - 2020. số lần kiểm soát thu chi qua các năm tăng dần vì thế số lần phát hiện ra sai sót cũng tăng lên một cách đáng kể, điều này về mặt kiểm soát là đáng mừng nhưng nó lại là sự cảnh báo cho việc hoạt động thu chi của Công ty đang gặp một số vấn đề. Việc số tiền chênh lệch thu và chênh lệch chi tăng lên hàng năm thêm một lần nữa chứng minh về nhận định trên.

Đối với hoạt động kiểm soát khâu thanh toán: Tất cả các khoản chi, kể cả bằng tiền mặt hay tiền gửi đều phải có giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tiền hàng... kèm theo đầy đủ chứng từ gốc như hóa đon mua hàng, giấy biên nhận, phiếu thu của đối tượng nhận tiền và các chứng từ khác có liên quan. Các chứng từ trên sẽ được tập hợp trình giám đốc và các bộ phận chức năng kiểm soát trước khi thực hiện lập phiếu chi, lập séc hay ủy nhiệm chi chuyển khoản.

Đối với hoạt động kiếm soát chi phí: Công ty thực hiện cơ chế khoán quản trị chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh đối với các Đơn vị kinh doanh.

Ban lãnh đạo Công ty đà nhận thức và quan tâm đến công tác kiểm toán, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện kiểm soát hoạt động của Phòng Tài chính - Kế toán bên cạnh việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, việc kiểm soát, kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng lại ở việc xác định tính đúng đắn, độ trung thực và tin cậy của các báo cáo kế toán và các kết quả tài chính - kế toán

trước khi được kiêm toán độc lập và công bô rộng rãi. Việc kiêm soát tài chính đôi với công ty, đơn vị thành viên chủ yếu thông qua các quy định/quy chế nội bộ. Tống giám đốc chịu trách nhiệm công khai tình hình tài chính cùa đơn vị theo quy định của Bộ Tài chính và ủy ban chứng khoán; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã công bố. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 tập đoàn điện lực việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)