Hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97)

Việc quản lý TSC cũng như khai thác nguồn lực tài chính tù’ TSC phải đáp ứng tiêu chí bền vững và chuyến dịch về mục đích, công năng sử dụng TSC. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng TSC cho phép xác định về không gian, thời gian của sự chuyển mục đích, công năng sử dụng TSC, định hướng việc khai thác để bảo đảm tính bền vững.

Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam cũng như thành phố Hà Nội chưa có một kế hoạch tổng thể về quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Các quy hoạch, kế hoạch cho từng khâu, từng loại TSC còn nhiều yếu kém, bất cập. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng TSC là hết sức cần thiết.

Kế hoạch quản lý, sử dụng TSC là kế hoạch phát triển, bảo vệ, sử dụng, khai thác TSC được lập trong thời hạn 5 năm cùng với kể hoạch phát triền kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 5 năm. Ke hoạch quản lý, sử dụng TSC 5 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về TSC; các định hướng lớn về phát triển, bảo vệ, sử dụng, khai thác TSC; số thu từ khai thác TSC, số chi để phát triển, duy trì, bảo vệ TSC; các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch quản lý, sử dụng TSC được sử dụng đế: (i) Định hướng xây dựng

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và NSNN trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch TSC; (ii) Làm cơ sờ để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; (iii) Làm cơ sở cho công tác lập dự toán NSNN hàng năm liên quan đến các khoản thu, chi về TSC. Thành phố Hà Nội giao cho cơ quan quản lý TSC (Sở Tài chính) phối hợp với các cấp, các ngành ở địa phương căn cứ vào đặc thù của Hà Nội để nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch quản lý, sử dụng TSC của cấp mình trình UBND cùng cấp xem xét, quyết định vào năm đầu kỳ kế hoạch.

4.2.2. Hoàn thiện các văn bản đế cụ thế hóa chỉnh sách về quản lý, sử dụng tài sản công cấp tỉnh

Thứ nhất: Rà soát, khẩn trương ban hành các văn bản thuộc thấm quyền của

thành phố Hà Nội để cụ thể hóa, thống nhất quản lý TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Thành phố.

Mặc dù ngay sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, thành phố Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu cấp có thẩm quyền của địa phương ban hành kịp thời các vãn bản hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện, triền khai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của TSC tại Hà Nội (số lượng tài sản lớn, phạm vi địa bàn rộng) nên một số văn bản liên quan đến công tác quản lý, tài sản công đến nay chưa được ban hành như: (i) Quyết định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đạo tạo; (ii) Quyết định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế.

Hiện nay, Hà Nội mới ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị y tế chuyên dùng (Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 của ủy ban nhân dân Thành phố). Vì vậy, Hà Nội cần sớm rà soát, đánh giá để ban hành các văn bản nêu trên là rất cần thiết làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế khi xây dựng dự toán mua sắm máy móc, thiết bị, dự toán đầu tư xây dựng có cơ sở để thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi mua

sắm máy móc, thiết bị; đầu tư xây dựng, sử dụng trụ sở làm việc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, định mức; trong đó đối với diện tích chuyên dùng (bao gồm cả công trình sự nghiệp) phải được ban hành tiêu chuẩn, định mức theo quy định; cơ quan quản lý tài sản công sẽ thực hiện việc kiểm soát áp dụng tiêu chuẩn, định mức từ khâu thiết kế dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc đến khâu quản lý,

sử dụng tài sản trong cả vòng đời của tài sản đó.

Ngoài ra, căn cứ các quy định do Trung ương ban hành, thành phố Hà Nội tiếp tục rà soát để sửa đổi, bồ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố về tài sản công nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, trong đó chú trọng đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công (thẩm quyền phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng; thẩm quyền xử lý tài sản công; thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê...) đế tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đi đối với thực hiện công tác giám sát và hậu kiểm.

Thứ hai: Phối họp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan đánh giá

tình hình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 trong thời gian qua, phản ánh kịp thời các vướng mắc, bất cập trong thực tế khi triển khai tại địa phương về Bộ Tài chính làm cơ sở tiến hành công tác đánh giá, rà soát Luật. Căn cứ các tồn tại, hạn chế trong quản lý tài sản công, Thành phố cần đề xuất để tháo gỡ các chính sách theo hướng: Tách bạch rõ chủ thể quản lý và chù thể sử dụng, khai thác đối với TSC. Theo đó, quyền quản lý tài sản được giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Quyền sử dụng, khai thác tài sản được giao cho các chủ thể trong xã hội cho phù hợp (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tố chức được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, tố chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân) đề xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, cá nhân khi để xảy ra các sai phạm trong quá trình quản

lý, sử dụng, khai thác, xử lý TSC.

Thứ ba: Tập trung nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền về cơ chế nhằm

tăng cường khai thác nguôn lực tài chính từ săp xêp lại, xử lý nhà, đât thuộc trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố nhằm tăng thu ngân sách Thành phố, cụ thể:

Theo quy định cùa pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thì việc phê duyệt phương án được căn cứ vào đề xuất phương án của Bộ, cơ quan trung ương, ý kiến của ƯBND cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) và các trường hợp áp dụng cho từng phương án theo quy định. Trước năm 2017, các Bộ, cơ quan trung ương (chưa kể Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với những cơ sở nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng và được cấp có thẩm quyền quyết định bán, chuyển nhượng là 175 cơ sở nhà, đất; trong đó, đã tổ chức bán thành công là 59 cơ sở, tông số tiền thu được khoảng 4.062 tỷ đồng; qua đó, đã tạo nguồn lực tài chính đế chủ động cho việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan trung ương.

Từ năm 2017, sau khi có chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về việc dừng việc bán, chuyển nhượng và rà soát các trường hợp bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời, các cơ quan tố tụng, kiềm tra, thanh tra có xét xử, kết luận về một số vụ việc vi phạm liên quan đến nhà, đất, công sản; hầu như các Bộ, cơ quan trung ương không đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các cơ sở nhà, đất không có nhu cầu sử dụng mà đề xuất phương án khác (thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý...) thậm chí có trường họp vẫn đề nghị giữ lại tiếp tục sử dụng trong khi nguồn kinh phí để thực hiện sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng vẫn được lấy từ nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước.

Thành phố Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiều khâu của quy trình phê duyệt, tố chức bán tài sản trên đất, chuyến nhượng quyền sử dụng đất: Quy trình phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lỷ nhà, đất phải có sự tham gia kiểm tra hiện trạng, có ý kiến của ƯBND Thành phố; Việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết tại vị trí cơ sở nhà, đất đế làm cơ sở xem xét, phê duyệt phương án xử lý; Việc xác định, thẩm định và quyết định giá

khởi điêm của cơ sở nhà, đât đê làm cơ sở tô chức bán đâu giá; Việc thực hiện các thù tục pháp lý về đất đai trước, trong và sau khi hoàn thành việc mua, bán nhà, đất. Tuy nhiên, với cơ chế như chính sách hiện hành hiện nay thì toàn bộ khoản tiền thu từ bán, chuyển nhượng nhà, đất của cơ quan trung ương được nộp 100% vào ngân sách trung ương, không tạo nguồn kinh phí cho địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ đã không thực sự khuyến khích, tạo động lực với địa phương.

Theo quy định hiện hành, cơ quan, tố chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhà, đất hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cùa Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm tố chức việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhà, đất do trung ương quản lý. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện phương án bán liên quan đến nhiều cơ quan chức năng ở địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương: như xác định giá, xác định quy hoạch... trong khi các cơ quan trung ương không có kinh nghiệm, lúng túng trong việc bán dẫn đến việc bán bị kéo dài, dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất tạo áp lực về đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho địa phương. Vì vậy, cần có cơ chế để Hà Nội có nguồn kinh phí để giải quyết vấn đề này để khuyến khích các cơ quan trung ương cũng như các địa phương phối hợp trong xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý không còn nhu càu sử dụng, bổ sung nguồn thu cho ngân sách trung ương, địa phương trong tình hình nguồn NSNN hạn hẹp hiện nay. Việc phân chia nguồn thu giữa trung ương và địa phương phải được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành chưa có quy định này. Vì vậy, thành phố Hà Nội cần đề xuất Bộ Tài chính (cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng chính sách về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất) báo cáo Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổi sung quy định như (Quốc hội để sửa Luật Ngân sách hoặc Nghị quyết của Quốc hội quy định phân chia nguồn thu từ xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý).

Theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, quy định cùa pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thì số tiền thu được từ bán tài sản thuộc trung

ương quản lý (bao gôm cả nhà, đât) thuộc nguôn thu ngân sách trung ương hưởng 100%; tài sản thuộc địa phương quản lý thuộc nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Để có thể thực hiện được cơ chế phân chia nguồn thu cho địa phương từ xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý, về lâu dài cần phải sửa Luật Ngân sách Nhà nước; trước mắt, Chính phủ cần báo cáo Quốc hội (là cơ quan có thẩm quyền quy định về điều chỉnh phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) để đưa vào 01 Nghị quyết có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc ngân sách nhà nước để quy định về trách nhiệm xử lý nhà, đất và phân chia nguồn thu từ xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ ban hành văn bản quy định chi tiết để làm cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện.

4.2.3. Đẩy mạnh phân cấp quản lý tài sản công cho các cư quan, tồ chức, đơn vị đế tăng tỉnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Mặc dù quy định về phân cấp quản lý tài sản công được thực hiện xuyên suốt từ năm 1998 (tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998) đến nay (Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017), tài sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản. Việc phân cấp quản lý, sử

dụng tài sản tại địa phương thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Cơ chế phân cấp quản lỷ tài sản công theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay còn có điểm chưa hợp lý như dồn nhiều thẩm quyền cho cơ quan quản lý cấp trên (như: việc bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu hồi nhà, đất của các cơ quan trung ương đang được dồn lên Thu tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch ƯBND cấp tỉnh...); chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm do có một số nội dung còn phải xin ý kiến thỏa thuận hoặc thẩm định của các cơ quan (như: việc sử dụng tài sản công để cho thuê, liên doanh, liên kết; việc mua sắm tài sản công tại một số bộ, địa phương...), dẫn tới thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài.

Theo quy định hiện hành của pháp luật quản lý, sử dụng TSC, Bộ trưởng, Thủ trương cơ quan trung ương; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt

Đê án sử dụng TSC là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định vào mục đích kinh doanh, cho thuê; Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt Đề án đối với các tài sản còn lại. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt Đề án sử dụng TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính; Chủ tịch úy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Tuy nhiên, chính các quy định này dẫn đến tăng thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, chậm trong khâu phê duyệt Đe án, giảm nguồn thu từ khai thác TSC tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, định hướng sửa theo hướng cho phép Bộ, ngành, địa phương thực hiện phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án sừ dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tùy thuộc vào nhu cầu quản lỷ và tình hình thực tế của mồi Bộ, ngành, địa phương.

Trong khi chờ cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, thành phố Hà Nội cần nghiên cứu để sửa đổi quy định phân cấp của địa phương về thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nhằm tăng tính chú động, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp được giao trực tiếp quản lỷ, sử dụng TSC theo hướng giao quyền cho đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công được quyết định từ khâu mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)