Kinh nghiệm về một số nội dung trong quản lý TSC của Thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47)

Chí Minh

* Ban hành chính sách quản lý tài sản cóng và tô chức thực hiện việc quản lý, sử dụng TSC

Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các vàn bản hướng dẫn thi hành, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản công thuộc thấm quyền của địa phương: Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công; quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng như: máy móc, thiết bị chuyên dùng; diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Do phạm vi tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, xe ô tô, tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng/đơn vị tài sản tại cơ quan, tổ chức đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh có chủng loại, số lượng và giá trị lớn (đứng thứ 2 trong phạm vi cả nước) nên các văn bản quy định việc quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn Thành phố phải căn cứ tính chất đặc thù của địa phương để ban hành đảm bảo vừa quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đồng thời phải khai thác tối đa nguồn lực tài chính từ TSC. Theo đó, tại Quyết định số 27/2018/QĐ-ƯBND ngày 31/7/2018 của ƯBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về phân cấp quản lý nhà nước về tài sản công, ƯBND Thành phố đã phân cấp mạnh cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chủ tịch UBND quận/huyện chủ động trong việc bảo dường, sửa chữa tài sản; mua sắm, thuê tài sản; thu hồi; điều chuyển; bán, thanh lý tài sản công, chẳng hạn:

(i) Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chừa cùa Bộ quản lý chuyên ngành hoặc úy ban nhân dân thành phố: Giao Thủ trưởng cơ quan, tổ chức căn cứ hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản công quy định chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuộc phạm vi

cơ quan, tồ chức quản lý.

(ii) Đôi với việc mua săm trụ sở làm việc, tài sản khác găn liên với đât và xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, tổ chức: Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc mua sắm. Đối với việc mua xe ô tô chuyên dùng, phương tiện vận tải khác: Chủ tịch úy ban nhân dân thành phố quyết định đối với các cơ quan, tổ chức cấp thành phố; Chú tịch ủy ban nhân dân quận - huyện căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách quận - huyện hàng năm, quyết định đối với các cơ quan, tổ chức cấp quận - huyện. Đối với việc mua sắm các tài sản khác giao Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định việc mua sắm từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.

(iii) Đối với các tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc); giao Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố quận - huyện căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu sử dụng tài sản quyết định việc thuê tài sản phục vụ hoạt động cho cơ quan, tổ chức mình.

(iv) Đối với xe ô tô và phương tiện vận tải khác của các cơ quan, tồ chức: Cấp nào quyết định mua tài sản thì cấp đó quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thành lý tài sản. Đối với tài sản khác của cơ quan, tổ chức: Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi, điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức Cấp thành phố; Chủ tịch ủy ban nhân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản giữa các cơ quan, tổ chức cấp huyện; Thủ trưởng các Sở/ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định điều chuyến tài sản khác giữa cơ quan, tố chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

(v) Việc sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, các tài sản khác gắn liền với đất; xe ô tô, phương tiện vận chuyển khác và các tài sản có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/một đơn vị tài sản của đơn vị vào mục đích kinh doanh, cho thuê: Chú tịch ủy ban nhân dân thành phố quyết định, theo đề nghị của đơn vị, cơ quan chủ quản và ý kiến Sở Tài chính. Trường hợp, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên, phải xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trước khi ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định. Đối với các tài sản khác cùa đơn vị sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, Thù trưởng đơn vị quyết định và tố chức thực hiện theo quy định.

Ngoài Nghị quyêt phân câp quản lý tài sản công, UBND Thành phô đã ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng của một số loại tài sản: Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 07/4/2020 về việc ban hành tiêu

chuẩn, định mức máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế; Quyết định số 12/2020/QĐ-ƯBND ngày 27/4/2020 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực thông tin và truyền thông. Quyết định số 3079/2020/QĐ-ƯBND ngày 22/8/2020 về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực giáo dục và đào tạo và Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 16/4/2020, Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 7/8/2019 quy định tiêu chuấn, định mức xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế và xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ công tác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

* về việc thanh tra, kiêm tra, sám sát quản lý, sử dụng tài sản công

Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng đến công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng TSC của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra Sở Tài chính đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trong đó có thanh tra theo chuyên đề về quản lý TSC như: kiểm tra về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; thanh tra việc sử dụng TSC vào mục đích liên doanh, liên kết; thanh tra các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.v.v.... Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tố chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao, tổ chức thực hiện quy chế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý

của đơn vị.

* Cơ quan quản lỷ tài sản công: Do khối lượng TSC trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh lớn nên cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý TSC trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính giao Phòng Quản lý công sản giúp Sở Tài chính tham mưu ƯBND tỉnh thực hiện công tác quản lý, sử dụng TSC trên địa bàn Thành phố. Phòng Ke hoạch - Tài chính cấp huyện là cơ

quan quản lý tài sản công câp huyện giúp ƯBND câp huyện trong công tác quản lý TSC thuộc phạm vi quản lý cấp huyện.

1.3.2. Kinh nghiệm về một số nội dung trong quản lý TSC của Thành phố Đà Nang

* Ban hành chính sách quản lỷ tài sản công và tó chức thực hiện việc quán lý, sử dụng TSC

Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thành phố Đà Nằng đã ban hành đầy đù các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản công thuộc thẩm quyền của địa phương: Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công; quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng như: máy móc, thiết bị chuyên dùng; diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô chuyên dùng của các cơ

quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Mặc dù, thành phố Đà Nằng là thành phố trực thuộc trung ương nhưng số lượng TSC là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, xe ô tô, tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng/đơn vị tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố Đà Nằng không nhiều; do vậy, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài sản công có nhiều nội dung đặc thù: Chủ tịch ƯBND thành phố có thấm quyền quyết định mua sắm đối với các tài sản: Đất khuôn viên trụ sở làm việc, trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; phương tiện giao thông vận tải; các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản. Giám đốc Sở Tài chính quyết định mua sẳm các loại tài sản có giá trị từ 100 đến dưới 500 triệu đồng cho các cơ quan, đơn vị, tồ chức thuộc thành phố quản lý. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố quyết định mua sắm những loại tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng cho cơ quan mình và tài sản có giá trị từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng cho các đơn vị trực thuộc; Chủ tịch UBND phường, xã quyết định mua sắm các loại tài sản có giá trị dưới 20 triệu đồng; Chủ tịch UBND quận, huyện căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương quyết định mua sắm những tài sản khác cho các cơ quan, tố chức, đơn vị thuộc phạm vị quận huyện quản lý (dưới mức 500 triệu đồng).

về thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản: Đất khuôn viên trụ

sở, trụ sở làm việc, các tài sản găn liên với đât, phương tiện giao thông vận tải: Chủ tịch UBND thành phố quyết định đối với tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Đối với các tài sản khác: Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản giừa các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức thuộc thành phố quản lý; Chủ tịch ƯBND quận, huyện quyết định thu hồi, điều chuyến tài sản giữa cơ quan, đơn vị, tố chức và ƯBND phường, xã thuộc phạm vi mình quản lý.

về thẩm quyền quyết định bán, thanh lý tài sản: Trụ sở làm việc, các tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông vận tải: Chủ tịch UBND thành phố quyết định thanh lý những loại tài sản của các cơ quan, đơn vị, tố chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Tài sản nhà nước khác: Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý những loại tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên tại các cơ quan nhà nước, đơn vị, tố chức thuộc thành phố quản lý. Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định thanh lý những tài sản: Nhà, công trình kiến trúc phải phá dờ để giải phóng mặt bằng phục vụ thực hiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thuộc quận, huyện quản lý; các tài sản khác thuộc quận, huyện, phường, xã trực thuộc. Thú trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể quyết định thanh lý những tài sản có nguyên giá theo sô sách kế toán dưới 500 triệu tại cơ quan đơn vị mình và của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc mình quản lý.

về thẩm quyền quyết định góp vốn tài sản để liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập: Thú trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ và đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần kinh phí hoạt động được quyết định dùng tài sản đã đầu tư mua sắm từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và các nguồn vốn huy động để góp vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân theo kế hoạch, dự toán, dự án liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.

* Cơ quan quản lỷ tài sản công: ƯBND thành phố Đà Nằng giao cho Sở Tài

chính là cơ quan quản lý tài sản công cấp tỉnh, Sờ Tài chính giao Phòng chuyên môn thuộc Sở là Phòng Quản lý giá và Công sản giúp Sở Tài chính tham mưu ƯBND tỉnh thực hiện công tác quản lý, sử dụng TSC trên địa bàn Thành phố. Phòng Ke hoạch -

Tài chính câp huyện là cơ quan quản lý tài sản công câp huyện giúp UBND câp huyện trong công tác quản lý TSC thuộc phạm vi quản lý cấp huyện.

1.3.3. Bài học rút ra đối với quản lý TSC của thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là địa phương có khối lượng TSC là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, xe ô tô, tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng/đơn vị tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị lớn nhất trên cả nước; đồng thời cơ quan, tố chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công đối với 04 loại tài sàn này rất lớn (3.380 đơn vị). TSC khu vực HCSN chù yếu được sử dụng cho mục đích công; trường hợp các đơn vị sự nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao thì có thể khai thác nguồn lực tài chính thông qua việc sử dụng tài sản vào mục đích có tính chất kinh doanh. Tuy nhiên việc thực hiện khai thác phải đảm bảo công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình.

Đe đảm bảo việc sử dụng TSC có hiệu quả, thành phố Hà Nội cần phải ban hành cơ chế, chính sách về quản lý tài sản công thuộc thấm quyền của địa phương kịp thời gắn với đặc thù của địa phương. Đẩy mạnh hơn nữa cơ chế phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý, khai thác, xử lý tài sản công đồng thời gắn với trách nhiệm giải trình cùa người đứng đầu, cúa đơn vị được giao quản lý, khai thác, xử lý TSC khi xảy ra sai phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hỉnh quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố Hà Nôi.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn đã công bố như: - Cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội

- Các Báo cáo của HĐND, ƯBND thành phố Hà Nội

- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội; Báo cáo về việc quản lý quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; Báo cáo tình hình thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; Báo cáo về việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung; Báo cáo sơ kết công tác thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác.

- Báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính, Cục Quản lý công sản, số liệu về tài sản công tại các cơ quan, tố chức, đơn vị trên phạm vi cả nước và của thành phố Hà Nội trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công do Bộ Tài chính quản lý.

- Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các Đe tài, sách, các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý tài sản công các giai đoạn: trước năm 2018 (giai đoạn thực hiện việc quản lý tài sản nhà nước theo quy định cùa Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành); giai đoạn từ 2018 đến 2020 (giai đoạn thực hiện việc quản lý tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các vãn bản

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)