Dữ liệu thông tin sơ cấp là dữ liệu được thu thập bởi tác giả đế phục vụ nghiên cứu của mình. Nó được thu thập khi mà dữ liệu thứ cấp không có sẵn; dữ liệu sơ cấp có thể được thu thập bằng cách khảo sát, phỏng vấn,... Nhừng ưu điểm của dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu là bản gốc và có liên quan tới chủ đề của luận văn, nó cung cấp độ tin cậy cho nghiên cứu; dữ liệu sơ cấp là hiện hành và nó mang đến cái nhìn thực tế cho nghiên cứu. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế: Độ mở
rộng của dữ liệu bị hạn chê bởi sự hạn chê vê thời gian và chi phí; mât nhiêu thời gian và nỗ lực cần thiết cho việc thu thập dữ liệu.
Trong luận văn này, tác giả đà tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra đối với cán bộ quản lý TSC tại một số cơ quan hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội. Các cơ quan hành chính được lựa chọn để điều tra gồm:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải.
Số liệu điều tra tại một số cơ quan hành chính được thể hiện ở bàng 2.1
F ~ . 2
Bảng 2.1. Sô lượng mãu điêu tra
STT Cơ quan, đơn vị
Lãnh đao và• người quản lý trực tiếp Người sử dụng TS Tông 1 Sở NN&PTNT 05 12 20 2 SỞYtế 10 12 27 3 Sở LĐ - TB và Xã hôi.• 10 12 27 4 Sở Tư pháp 10 12 27
5 Sở Giáo due và Đào tao• • 10 12 27
6 Sở Giao thông vận tải 10 12 27
55 72 127
Phương pháp thu thập sô liệu là dựa vào điêu tra băng bảng hỏi đôi với các đối tượng là lãnh đạo và người quản lý trực tiếp tài sản tại các cơ quan, đơn vị. Nội dung bảng hỏi bao gồm các câu hởi liên quan đến mức độ phù hợp của các cơ chế, chính sách đối với quản lý tài sản công thuộc các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội, năng lực và ý thức của cán bộ quản lý trong quản lý tài sản công tại cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát và ý thức tuân thủ của người sử dụng tài sản.
Đối với người sử dụng tài sản, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cũng được sử dụng để thu thập các thông tin đánh giá về chính sách cũng như sự phù hợp, rõ ràng, cụ thể, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời của chính sách.
2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, sô liệu
2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập, làm sạch, nhập dữ liệu và xử lý trên phần mềm Excell.
2.2.2. Phương pháp phãn tích thông tin, số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng đế mô tả thực trạng TSC và tình hình biến động, tình hình quản lý và sử dụng TSC tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao
gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...
+ Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được sử dụng để phân tích sự biến động TSC của các cơ quan, đơn vị, tố chức trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm như: biến động của số lượng từng loại tài sản, biến động về giá trị tài sản, biến động của cơ cấu tài sàn giữa các đơn vị, giữa các nhóm đơn vị nghiên cứu... từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về số lượng, chất lượng tài sản, trình độ quản lý, việc mua sắm trang bị, sử dụng tài sản của các cơ quan hành chính.
So sánh tài sản cùa từng cơ quan qua các năm (so sánh theo thời gian).
So sánh biến động của cơ cấu tài sản giữa các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
So sánh kết quả quản lý, sử dụng TSC qua các năm.
+ Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, những người có kinh nghiệm đế định hướng các nhận định, các giải pháp hoàn thiện quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, đơn vị, tố chức trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 3 . THựC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI co QUAN, TỐ CHỨC, ĐƠN VỊ CỦA THÀNH PHÓ HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu chung về quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp của thành phố Hà Nội
3.1.1. Khái quát bộ máy quản lý tài sản công
Luật Quản lý, sử dụng TSC quy định trách nhiệm thực hiện quản lý TSC như sau: (i) Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý TSC thuộc Bộ (Cục Quản lý công sản) giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về TSC theo quy định của Luật; trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại TSC theo quy định của Luật và pháp luật có liên quan; (ii) Bộ trưởng, Thù trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý cua Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với TSC theo quy định cùa Luật; trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại TSC theo quy định của Luật và pháp luật có liên quan; (iii) UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao cơ quan tài
chính cùng cấp giúp ƯBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với TSC theo quy định cùa Luật; trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại TSC theo quy định cùa Luật và pháp luật có liên quan. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với TSC theo quy định cùa pháp luật.
Từ việc giao trách nhiệm thực hiện quản lý TSC nêu trên, cơ quan quản lý TSC ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngang, gồm các cơ quan: Cục Quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính; Cơ quan quản lý công sản tại các bộ, cơ quan trung ương (thường được giao cho Cục/Vụ/Ban Kế hoạch - Tài chính); Sở Tài chính; Phòng Tài chính - Ke hoạch cấp huyện. Cơ quan quản lỷ công sản ở cấp nào thì giúp chính quyền cấp đó thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC thuộc phạm vi quản lý. Mô hình hiện nay là phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý tài sản công.
Hình 3.1. Cư quan quản lý tài sản công
Công tác quản lý tài sản công của thành phố Hà Nội được giao cho Phòng Quản lý công sản thuộc Sở Tài chính là cơ quan quản lý tài sản công cấp tỉnh; Phòng Tài chính kế hoạch cấp huyện là cơ quan quản lý tài sản công cấp huyện. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý tài sản công được quy định như sau:
* Phòng Quản lý công sản là cơ quan quản lý tài sản công cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý công sản được quy định tại
Quyết định số 6099/QĐ-STC ngày 27/9/2016 của Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội. Theo đó, Phòng quản lý công sản là phòng chuyên môn thuộc Sở Tài chính, có chức nàng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật.
Một số nhiệm vụ và quyền hạn trọng tâm của Phòng Quản lý công sản:
(i) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Tài chính, trình ƯBND Thành phố các vàn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSC) và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Thành phố;
(ii) Hướng dẫn, kiềm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản
nhà nước theo thâm quyên của Thành phô;
(iii) Tham mưu cho Giám đốc Sở quyết định theo thẩm quyền hoặc trình ƯBND Thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và các hình thức xử lý tài sản;
(iv) Phối hợp với Phòng Quản lý ngân sách tổ chức quản lý tiền thu được từ xử lý tài sản nhà nước;
(v) Hướng dẫn và tố chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước;
(vi) Thẩm định, tham mưu cho Giám đốc Sở trình ƯBND Thành phố quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc đối tượng phải thực hiện sắp xếp theo quy định trên địa bàn Thành phố; báo cáo Sở Tài chính tham mưu cho ƯBND Thành phố có ý kiến với các Bộ, ngành và Bộ Tài chinh về phương án sắp xếp nhà, đất của cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn;
(vii) Dự thảo báo cáo UBND Thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng TSNN thuộc phạm vi quản lý
của Thành phố và các chế độ báo cáo khác theo quy định; quản lý Cơ sở dữ liệu TSNN thuộc phạm vi quản lý của Thành phố;
(viii) Thực hiện quản lý quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước....
3.1.2. Tài sản công tại các cơ quan, tồ chức, đơn vị của thành phố Hà Nội
Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN (nay là Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC), số liệu về TSC khu vực HCSN của thành phố Hà Nội đối với 04 loại tài sản gồm: (i) đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (ii) nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (iii) xe ô tô các loại; (iv) tài sản khác có nguyên giá tù’
500 triệu đồng trở lên đến ngày 31/12/2020 như sau:
Tổng giá trị TSC khu vực HCSN của thành phố Hà Nội: 121.479 tỷ đồng; trong đó:
- Quyền sử dụng đất: 96.117 tỷ đồng.
- Nhà: Nguyên giá 22.646 tỷ đồng, giá trị còn lại: 11.208 tỷ đồng - Ô tô: Nguyên giá 637 tỷ đồng, giá trị còn lại: 77 tỷ đồng.
- Tài sản khác trên 500 triệu đồng: Nguyên giá 2.079 tỷ đồng, giá trị còn lại: 500 tỷ đồng.
Biêu 3.1. Cơ câu TSC khu vực HCSN trên phạm vi cá nước và tại Hà Nội thời• JT • • • điểm 31/12/2020
Nguyên giá tài sản HCSN của thành phố Hà Nội
Nguyên giá tài sản HCSN trên cả nước ■ Đất ■ Nhà ■ ô tô TS khác 146.909; ■ Đất ■ Nhà ■ ô tô TS khác
Sô lượng tài sản HCSN cả nước Số lượng tài sản HCSN của thành phố Hà Nội ■ Đất ■ Nhà ■ Xe ô tô Tài sản khác
(Nguôn: Bộ Tài chính, Sở Tài chính Hà Nội)
về cơ cẩu tài sản: Nhìn chung cơ cấu TSC khu vực HCSN của thành phố Hà
Nội là không có sự khác biệt lớn với cơ cấu TSC khu vực HCSN cùa cả nước. Trong 4 nhóm TS chủ yếu, tài sản là giá trị quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất về mặt giá trị (79%), nhưng về mặt số lượng thì tài sản là nhà lại chiến tỷ trọng cao nhất (56%). Như vậy TSC của thành phố Hà Nội quản lý chủ yếu là bất động sản và TS là động sản chỉ chiếm trên 2%. Đây cũng là đặc điểm chung trong cơ cấu
giá trị TSC có giá trị lớn của các cơ quan, tô chức, đơn vị thành phô Hà Nội cũng như tại các địa phương khác. Vì vậy, việc tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra tài
sản công, đặc biệt TSC là nhà, đất (TS chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị) càng chặt chẽ, hiệu quả ngay từ khâu mua sắm, đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì tài sản đến khâu sử dụng, khai thác, xử lý tài sản sẽ càng kéo dài thời gian sử dụng của tài sản, giảm gánh nặng từ ngân sách nhà nước hàng năm cấp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
về quy mô TSC: Nhỉn chung, tổng giá tri TSC khu vực HCSN của 04 loại tài
sản có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn từ năm 2017 - 2020. Tuy nhiên, trong 04 loại tài sản nêu trên riêng đối với xe ô tô có số lượng và giá trị giảm, cụ thế năm 2020 giảm 19 xe, giá trị giảm 10 tỷ đồng so với năm 2017 (bảng 3.1). Nguyên nhân của việc giảm nêu trên là do chính sách về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại cơ quan, tố chức, đơn vị giai đoạn trước năm 2018 và giai đoạn sau năm 2018 là khác nhau. Trước năm 2018, định mức sử dụng xe ô tô thực hiện theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 01/01/2018, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành nên về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định mới (Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg không còn hiệu lực). Tuy nhiên, đến ngày 11/01/2019, Chính phú mới ban hành Nghị định số 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg). Nghị định số 04/2019/NĐ-CP có nhiều thay đổi so với trước đây nhưng nội dung thay đổi lớn nhất đó là: hạn chế số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Cấp tỉnh và trung ưong, cụ thể: trước đây theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg mỗi đơn vị được sử dụng 02 xe/đơn vị. Nay, theo Nghị định số 04/2019/NĐ-CP phân loại: (i) Văn phòng Tỉnh úy có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: tối đa 02 xe/01 đơn; các cơ quan, tồ chức còn lại của Tỉnh ủy: tối đa 01 xe/01 đơn vị; (ii) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng UBND cấp tỉnh: Tối đa 03 xe/01 đơn vị; (iii) Sở, ban ngành và các tổ chức tương đương thuộc cấp tỉnh có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 01 xe/01 đơn vị; (iv) cấp huyện chỉ trang bị xe ô tô phục vụ
công tác chung cho Văn phòng Ọuận/huyện/Thành ủy; Văn phòng UBND huyện: tối đa 01 xe/01 đon vị. Đồng thời, do Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ban hành chậm
(ngày 11/01/2019); nên trong suốt giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến ngày Nghị định số 04/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/02/2019) các co quan, tổ chức, đơn vị không được phép mua xe ô tô (do thời gian này chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh). Từ hai (02) nguyên nhân nêu trên dẫn đến số lượng xe ô tô năm 2018, 2019, 2020 cùa thành phố Hà Nội giảm so với năm 2017.
r
Bảng 3.1. Quy mô tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp của thành phô Hà Nội giai đoạn 20í 7 - 2020
--- --- --- 7—I z— —7---J ---Ị---T---
(Nguôn: Cơ sở dữ liệu Quôc gia vê tài sản công)
Loai TS• 2017 2018 2019 2020
2018 so vói 2017 2019 so VÓI 2018 2020 so vói 2019 Toe độ tăng r trưởng bình quân (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Đất Sổ lượng (m2) 5.410 5.504 6.513 6.265 94 101,7 1.009 118,3 -248 96,2 105,0 Nguyên giá (tỳ đồng) 75.950 79.523 84.796 96.117 3.573 104,7 5.273 106,6 11.321 113,4 108,2 2. Nhà Số lượng (cái) 13.417 13.599 14.514 14.634 182 101,4 915 106,7 120 100,8 102,9 Nguyên giá (ty
đồng) 17.190 18.383 21.519 22.646 1.193 106,9 3.136 117,1 1.127 105,2 109,6 3. Xe ô tô Số lượng 1.106 1.100 1.102 1.087 -6 99,5 2 100,2 -15 98,6 99,4 Nguyên giá (tỷ đồng) 648 648 648 638 0 100,0 0 100,0 -10 98,5 99,5 4. TS khác Số lượng 662 754 886 905 92 113,9 132 117,5 19 102,1 111,0